Bảo ôn ống gió tiếng anh là gì

SISCOM chuyên sản xuất, cung cấp ống gió mềm và phụ kiện với đa dạng chủng loại, mẫu mã, kích thước. Chúng tôi cam kết từ chất lượng đến ống gió mềm giá tốt nhất cho từng sản phẩm cho mọi công trình trên khắp cả nước.

1. Ống gió mềm là gì?

Ống gió mềm là loại ống thông gió được sản xuất từ các vật liệu mềm, có thể dễ uốn như: vải, nhôm, nhựa mềm,… bằng sự kết hợp giữa màng nhôm (Aluminum foil) và màng PET (Polyethylene terephthalate) kết dính với nhau bởi một loại keo dính chuyên dụng, được gia cố khung thép carbon sợi dạng xoắn lò xo.

Với đặc tính mềm dẻo thì ống thông gió mềm có thể được lắp đặt vào bất cứ địa hình nào. Ngay cả những khu vực mà ống gió thường khó có thể đặt vào được như: các góc tường, nơi nhiều vật cản, ngóc ngách,… thì loại ống gió này vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng.

Bảo ôn ống gió tiếng anh là gì
Các sản phẩm ống gió mềm.

Công dụng chính mà ống gió mềm đảm nhận vẫn tương tự như các loại ống thông gió khác. Bao gồm: lưu thông không khí, loại bỏ vi khuẩn, mùi, khói bụi, truyền dẫn luồng không khí sạch để đem lại không gian trong lành nhất cho nhà ở, công trình.

Ống gió mềm tiếng Anh là Flexible Duct. Độ dài lắp đặt tối đa là 4267 mm (hơn 4m) bao gồm cả phần ống nối. Việc lắp đặt ống gió mềm đúng kỹ thuật rất quan trọng, nó sẽ giúp hệ thống hoạt động tốt, tối ưu và hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như vận hành sau này.

2. Cấu tạo của ống gió mềm

Ống gió mềm có 2 loại, ống gió mềm có bảo ôn và ống gió mềm không bảo ôn, cấu tạo và công dụng mỗi loại ống là khác nhau.

Ống gió mềm không bảo ôn

Ống gió mềm không bảo ôn được cấu thành từ kết hợp giữa màng nhôm (Aluminum foil) và màng PET (Polyethylene terephthalate), được gia cố thêm khung sợi thép cacbon dạng xoắn lò xo. Tạo ra bề mặt với nhiều ưu điểm có khả năng chống thẩm thấu oxy, chống ẩm, hơi nước cao, ngăn ánh sáng mặt trời, đồng thời còn có thể ngăn mùi hiệu quả.

Bảo ôn ống gió tiếng anh là gì
Cấu tạo ống gió mềm không bảo ôn

Ống gió mềm không bảo ôn dùng chủ yếu vào mục đích hút, thải không khí bình thường, không sử dụng cho hệ thống có cung cấp gió lạnh. Không sử dụng với khí nóng. Sản phẩm sử dụng phổ biến nhất là đấu nối hút mùi bếp, nhà vệ sinh, hút bụi, hơi nước từ các máy móc CNC, máy móc công nghiệp.

Ống gió mềm có bảo ôn

Ống gió mềm có bảo ôn hay ống gió mềm cách nhiệt dùng chủ yếu để dẫn, phân bổ không khí lạnh trong hệ thống điều hòa không khí, ngoài ra nó thường được sử dụng để nối các máy thổi, bộ lọc, ống dẫn không khí, và các thiết bị khác trong hệ thống.

Về cấu tạo giống như ống gió mềm không bảo ôn, tuy nhiên nó được bổ sung lớp bông cách nhiệt vào giữa 2 màng nhôm, lớp cách nhiệt có thể là bông thủy tinh, với độ dày 25mm có tỷ trọng 24 kg/m3, hoặc bông Polyester có tỷ trọng thấp hơn. Cho khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả, chống thấm, ngấm nước.

Bảo ôn ống gió tiếng anh là gì
Cấu tạo ống gió mềm có bảo ôn bằng bông thủy tinh

3. Cách phân loại ống gió mềm

Như trên ống gió mềm được phân chia thành 2 loại trên thị trường là: ống có bảo ôn và ống không bảo ôn. Sự khác biệt về vật liệu chế tạo, tiêu chuẩn kỹ thuật và ứng dụng của từng loại ống, mời bạn theo dõi ở bảng so sánh dưới đây.

Ống gió mềm có bảo ôn

Ống thông gió mềm không bảo ôn

Cấu tạo Bao gồm 3 lớp là: + Lớp trong cùng là màng nhôm polyester với khung thép cacbon tạo thành lõi ống. + Lớp bảo ôn ở giữa làm bằng bông thủy tinh với tỷ trọng 16-24kg/m³. Tác dụng của lớp này là để chống cháy lan. + Lớp ngoài cùng là một lớp màng nhôm polyester bọc lại. Là loại ống gió mềm 2 lớp bao gồm: + Một lớp màng nhôm polyester + Một lớp là khung cacbon \>>Khác biệt dễ nhận thấy là loại ống mềm này không có lớp bảo ôn. Thông số kỹ thuật + Giới hạn chịu nhiệt (Temperature Range) : -30 ◦C ~ +250 ◦C + Vận tốc dòng khí (Velocity of air flow) tối đa ( Max): 30m/s + Áp suất làm việc (Working Pressure): 2500Pa + Bán kính uốn cong (Bending Radius): 0.54 * D + Chiều dài tiêu chuẩn (Standart Length): 8m/ống + Đường kính ống gió mềm: D100, D150, D200, D250, D300, D350, D400 + Độ dày bảo ôn (Thinkness of fiberlass insulation): 25mm + Tỷ trọng bảo ôn (Standard length): 16 ̴ 24 kg/m³ + Giới hạn chịu nhiệt (Temperature Range) : -30 ◦C ~ +250 ◦C + Vận tốc dòng khí (Velocity of air flow) tối đa ( Max): 30m/s + Áp suất làm việc (Working Pressure): 2500Pa + Bán kính uốn cong (Bending Radius): 0.54 * D + Chiều dài tiêu chuẩn (Standart Length): 8m/ống + Đường kính ngoài ống : D100, D150, D200, D250, D300, D350, D400 Ứng dụng Lắp đặt ống gió mềm điều hòa, khả năng cách nhiệt tốt nên còn có thể sử dụng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Lắp đặt tại hệ thống thông gió, ống gió mềm hút mùi, ống gió mềm máy lạnh ở nhà cao tầng, trung tâm thương mại.

4. Ưu và nhược điểm của ống gió mềm

Ống gió mềm có nhiều ưu điểm và cũng có cả những nhược điểm. Chúng ta cần biết ưu điểm để phát huy tối đa còn nắm bắt hạn chế để có cách khắc phục, sử dụng sao cho hiệu quả.

4.1. Ưu điểm

  • Thiết kế của ống thông gió mềm được nối từ nhiều vòng tròn bằng dây thép, sử dụng chất liệu có độ dẻo dai cao nên rất dễ uốn, tạo sóng hay gấp khúc.
  • Kích thước ống gió mềm cũng được sản xuất đa dạng từ đường kính phi 100, 150, 200,… cho đến phi 400. Do đó mà có thể điều chỉnh để phù hợp được với mọi loại góc cạnh, mọi địa hình cần lắp đặt.
  • Ống có tính dẻo dai cao nên khi tạo hình, uốn nắn hay bẻ cong thì không bị đứt hay gẫy.
  • Trọng lượng của ống rất nhẹ. Điều này vừa thuận tiện cho việc vận chuyển, lại vừa giúp cho việc thi công được dễ dàng, nhanh chóng hơn, bảo dưỡng, bảo trì, thay thế ống hỏng hóc sau này trở nên đơn giản.
  • Khả năng chịu nhiệt và áp lực cao.
  • Dễ dàng vệ sinh ống ngay cả ở những đoạn gấp khúc.

Giá thành ống gió mềm có phần rẻ hơn các loại ống cứng.

Bảo ôn ống gió tiếng anh là gì
Lắp đặt hệ thống ống gió

4.2. Nhược điểm

Về nhược điểm của ống gió mềm so với các loại ống cứng là chúng dễ bị rách và có độ bền thấp hơn, để ngoài trời cũng dễ bị ảnh hưởng của tia UV, mưa, gió. Để khắc phục điều này thì bạn chỉ nên xem xét, lắp đặt ống mềm ở các khu vực không gần các vật sắc nhọn.

Bạn nên sử dụng ống theo thời gian chỉ định từ nhà sản xuất. Khi ống có dấu hiệu đi xuống về chất lượng thì nên thay ống mới để đảm bảo được hiệu quả hoạt động tối ưu. Cần nắm rõ kỹ thuật lắp đặt ống gió mềm.

5. Tìm hiểu các loại phụ kiện ống gió mềm đi kèm

Cũng như các loại ống gió cứng khác, khi lắp đặt ống gió mềm thì cũng cần đến các loại phụ kiện lắp đặt đi kèm. Mỗi loại phụ kiện có những chức năng riêng cho từng hệ thống đường ống cụ thể. Ở đây, SISCOM xin giới thiệu đến bạn một số loại phụ kiện đi kèm thông dụng nhất.

Phụ kiện ống gió mềm Chức năng và cách lắp đặtMối nối Làm kín gió và giảm âm ở các vách ngăn.

Cắt vuông góc và nối đối đầu các cạnh của tấm cách nhiệt liền kề.

Giá đỡ Làm bằng các quang treo, đai ôm bằng tôn mạ kẽm, nhựa hoặc dây thép Kẹp nhanh Dùng để kẹp chặt và nhanh, bao xung quanh bề mặt lớp cách nhiệt. Kết cấu của phụ kiện này làm từ kim loại tròn với bề mặt không nhỏ hơn 25 mm vòng tròn. Nệm kín ẩm Tác dụng giữ kín các mối ngăn ẩm bằng băng keo nhôm đặt ngay tâm dọc theo các đường nối. Những vị trí bị kim ghim đâm qua thì sử dụng miếng nhôm tròn hoặc băng keo bạc để làm kín vách ngăn ẩm. Mặt bích và mối nối Duy trì độ dày lớp cách nhiệt khi đi qua mặt bít, gân tăng cứng hoặc mối nối. Hộp chụp miệng gió + Với ống có cách nhiệt: Cách nhiệt bên trong bằng tấm tole soi lỗ và sơn đen. Còn bên ngoài thì cách nhiệt như với ống thẳng.

+ Lắp lớp cách nhiệt: Cách lắp là lật ngược bề mặt cạnh thô của lớp cách nhiệt ít nhất 75mm và dán mặt này lên lớp cách nhiệt trước khi lắp đặt. Tiếp đến sử dụng đinh ghim ở khoảng cách tối đa 250 mm với ít nhất một hàng đinh ghim trên mỗi mặt của ống gió. Sau đó dán lớp cách nhiệt xung quanh cổ thắt bằng keo.

Van gió + Bên trong để trống giữa lớp cách nhiệt với bộ phận chia hoặc cánh chỉnh van gió bằng tay.

+ Bên ngoài sử dụng van gió điều chỉnh bằng motor hoặc điều chỉnh bằng tay thì sử dụng tole tấm có dán lớp cách nhiệt làm phần chụp để cách nhiệt van gió.

Ngoài các phụ kiện trên hiện nay có lisp vẽ ống gió mềm hỗ trỡ thiết kế bản vẽ kỹ thuật, để tăng hiệu suất làm việc trong quá trình thi công và giảm thiểu sai sót không đáng có.

6. Catalogue ống gió mềm SISCOM

SISCOM là đơn vị sản xuất các loại ống gió mềm, với nhiều kích thước, chủng loại khác nhau, đáng ứng đa dạng mọi yêu cầu của khách hàng, sản phẩm đã cung cấp nhiều dự án lớn nhỏ trong khắp cả nước, được chủ đầu tư, tư vấn tin dùng. Để giúp khách hàng nắm rõ thông tin, thông số kỹ thuật sản phẩm, xin gửi đến quý khách hàng catalogue ống gió mềm: https://bit.ly/3SEs7Xx

7. Mua ống gió mềm ở đâu uy tín, chất lượng, giá rẻ?

SISCOM tự hào là một trong những đơn vị gia công, sản xuất ống gió lớn ở Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung. Chúng tôi tạo nên thương hiệu ống gió mềm Việt Nam chất lượng cao, cung cấp rộng rãi cho tất cả các công trình từ Bắc vào Nam như ống gió mềm Hải Phòng, TPHCM,…

Ống gió mềm và phụ kiện SISCOM có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích thước. Chúng tôi tuyển chọn nguồn nguyên vật liệu chất lượng, dồi dào, sử dụng dây chuyển máy móc hiện đại tạo nên những sản phẩm hàng đầu theo tiêu chuẩn Smacna cũng như các tiêu chuẩn quốc tế khác về ống gió. Cho nên giá thành cũng rất cạnh tranh, để báo giá ống gió mềm thì nó liên quan đến nhiều yếu tố như: kích thước, chủng loại của từng ống.

SISCOM hoàn thành các đơn hàng sản xuất số lượng lớn, sản xuất riêng với thời gian nhanh chóng. Ngoài ra chúng tôi còn có đội kỹ sư giỏi, đội thợ lành nghề sẽ hỗ trợ quý khách trọn gói về thiết kế và lắp đặt đường ống. Mỗi công trình tạo ra đều có sự đồng hành, cam kết về chất lượng cùng mức giá thành phải chăng nhất cho quý khách hàng!