Bé gái 9 tuổi phát triển như thế nào

Độ tuổi dậy thì bình thường của bé gái vào khoảng 9 - 12 tuổi, còn bé trai là 10 - 13 tuổi. Song những năm gần đây, độ tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều, có những bé gái dưới 8 tuổi đã bắt đầu dậy thì, kinh nguyệt xuất hiện sớm. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe sau này, điều trị dậy thì sớm là cần thiết để hạn chế quá trình này.

1. Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì là quá trình chuyển tiếp quan trọng để cơ thể hoàn thiện và bước vào giai đoạn trưởng thành. Quá trình này diễn ra nhờ sự điều tiết hoạt động của các hormone tuyến sinh dục do cơ quan phụ trách như tuyến đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục.

Dậy thì sớm xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em Việt Nam

Dậy thì sớm xảy ra khi các tuyến hormone này được kích hoạt sớm, hormone sản xuất làm thay đổi nhanh chóng thể chất và sinh lý của trẻ.

Tuyến yên

Tuyến yên là tuyến có kích thước nhỏ nằm ở dưới não, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát việc giải phóng hormone của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Hoạt động của tuyến yên lại chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi.

Nội tiết tố

Các tuyến nội tiết trong cơ thể tạo ra nhiều loại hormone cần thiết cho hoạt động sống, hormone liên quan đến quá trình dậy thì chủ yếu là hormone sinh sản, bao gồm:

  • GnRH: Hormone này được sản xuất ở vùng dưới đồi, kiểm soát việc giải phóng hormone LH [tạo hoàng thể] và hormone FSH kích thích nang trứng.

  • LH: Đây là hormone tuyến yên, kết hợp với hormone FSH kích thích sản xuất hormone sinh dục của cả hai giới.

  • FSH: Hormone này có vai trò kích thích nang trứng, kết hợp với LH hormone để kích thích sự phát triển của trứng và tinh trùng.

Quá trình dậy thì liên quan đến nhiều loại hormone sinh dục

  • Testosterone: Hormone sinh dục nam được sản xuất ở tinh hoàn và tuyến thượng thận, gây ra hiện tượng mọc lông nách, lông mu ở tuổi dậy thì.

  • Estrogen: Hormone sinh dục nữ được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, kích thích sự phát triển ngực của bé gái ở tuổi dậy thì và các dấu hiệu khác.

  • Hormone giới tính: Hormone chịu trách nhiệm về những thay đổi và phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì, cả về tinh thần, suy nghĩ, hành vi lẫn khả năng sinh sản.

Nguyên nhân khiến các tuyến nội tiết bị kích thích, tiết hormone gây dậy thì sớm hiện chưa được xác định rõ ràng. Ở trẻ nữ có đến 80% trường hợp không rõ nguyên do, ngoài ra là do u buồng trứng, bệnh lý di truyền đặc biệt hoặc sử dụng thuốc kích thích nội tiết tố. Ở trẻ nam, 70% trường hợp dậy thì sớm do có khối u hoặc tổn thương thần kinh.

2. Điều trị dậy thì sớm như thế nào?

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, về chiều cao, khung xương thường đóng lại sớm khiến trẻ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn những trẻ khác.

Trẻ dậy thì sớm cũng gặp nhiều trở ngại tinh thần như: cảm giác tự ti khi khác biệt với trẻ khác, chưa nhận thức đúng dẫn đến khả năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân chưa tốt, nguy cơ bị lạm dụng tình dục và quan hệ tình dục sớm cao,… Nguy cơ bệnh lý ở những trẻ dậy thì sớm cũng cao hơn, nhất là các bệnh mãn tính, tim mạch, lão hóa sớm khi trẻ trưởng thành.

Dậy thì sớm gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển của trẻ

Vì thế, trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm cần được đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi để chẩn đoán, đánh giá và xem xét điều trị càng sớm càng tốt. Về chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, chụp MRI, xét nghiệm đánh giá tuổi xương,… để xác định chính xác tình trạng của trẻ.

Trường hợp trẻ dậy thì sớm phải điều trị, hiện nay phương pháp chủ yếu là tiêm hormone làm chậm lại tốc độ tăng trưởng, tốc độ dậy thì và chậm quá trình phát triển sinh dục thứ phát - GnRH. Khi vào cơ thể, nó sẽ ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và dậy thì.

Trẻ được tiêm hormone đúng cách sẽ làm chậm được quá trình dậy thì sớm, vì thế trẻ vẫn có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Các áp lực tâm sinh lý và những nguy cơ khác cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi.

Hormone này sẽ được tiêm mỗi 4 tuần 1 lần hoặc ở dạng cấy ghép dưới da cánh tay của trẻ 12 tháng một lần.

Tùy từng loại thuốc mà trẻ phải uống hoặc tiêm định kỳ để bổ sung lượng chất cần thiết, kiềm chế sự phát triển trong giai đoạn dậy thì. Đến độ tuổi thích hợp, bác sĩ sẽ ngưng sử dụng thuốc để trẻ dậy thì hoàn toàn đúng độ tuổi.

Trẻ phải dùng thuốc điều trị dậy thì sớm định kỳ trong thời gian nhất định

3. Dùng thuốc điều trị dậy thì sớm có hại không?

Điều trị dậy thì sớm là cần thiết để trẻ có thể phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tâm sinh lý và bệnh lý trong tương lai. Tuy nhiên, thuốc điều trị dậy thì sớm ở dạng thuốc nội tiết tố cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.

Nếu lạm dụng dùng sai cách hoặc không đúng liều lượng, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề như:

Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết sinh dục không ổn định gây ra sự phát triển không bình thường ở trẻ, nguy cơ bệnh lý ở tuyến nội tiết cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Chậm hoặc ngưng dậy thì hoàn toàn

Thuốc điều trị nội tiết tố có thể tác dụng ngược, làm ngưng hoặc dừng quá trình dậy thì hoàn toàn ảnh hưởng đến phát triển thể chất và sức khỏe sinh sản sau này.

Ngoài ra, thuốc điều trị dậy thì sớm còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: hình thành khối u nội tiết, rối loạn cảm xúc, giảm thị lực, bất thường hệ thần kinh trung ương, cảm giác đau nhức, ngứa ran tại vị trí tiêm hoặc đặt thuốc, chảy máu âm đạo ở bé gái, đau dạ dày, buồn nôn,…

Thuốc điều trị dậy thì sớm có thể gây tác dụng phụ cho cảm xúc và tinh thần của trẻ

Vì thế, trẻ trong quá trình điều trị dậy thì sớm cần được theo dõi sát sao bởi cả cha mẹ và bác sĩ điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. Cha mẹ hãy là người đồng hành cùng trẻ, là nơi giải tỏa, động viên và giải quyết các vấn đề của trẻ trong quá trình trưởng thành này.

Dậy thì là gì?

Là sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát. Đối với trẻ gái tuổi bắt đầu dậy thì bắt đầu từ 8-13 tuổi, trẻ trai bắt đầu dậy thì từ 9-14 tuổi

Trẻ gái: phát triển tuyến vú, tăng kích thước bộ sinh dục, phát triền lông mu, lông nách, hành kinh, tăng trưởng nhanh về chiều cao

Trẻ trai:tinh hoàn to, dương vật to,phát triền lông mu, lông nách, khàn tiếng,tăng trưởng nhanh về chiều cao

Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm là khi các dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường

Nguyên nhân của Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm được chia làm 2 nhóm nguyên nhân: dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên.

Dậy thì sớm trung ương, đặc biệt ở trẻ gái thường không có nguyên nhân. Ít gặp hơn: u não, chấn thương, di chứng não do viêm não, màng não hay bất thường não bẩm sinh.

Dậy thì sớm ngoại biên có thể do: khối u ởbuồng trứng, tinh hoàn tiết ra estrogen

hoặc testosteron; các bệnh lý tại tuyến thượng thận, tiếp xúc với estrogen hay testosteron bên ngoài như các loại kem hoặc thuốc mỡ. Ngoài ra ở trẻ trai còn có một số nguyên nhân khác như: u tế bào mầm tiết beta-HCG, dậy thì sớm ở trẻ trai do yếu tố gia đình [một bệnh lý đột biến gen]

Yếu tố nguy cơ của Dậy thì sớm là gì?

Giới tính: trẻ gái nhiều hơn trẻ trai

Chủng tộc: tuổi khởi phát sớm ở người gốc Phi là sớm nhất.

Gia đình:Gene, một số gene được chính minh là nguyên nhân gây dậy thì sớm: MKRN3

Dinh dưỡng:béo phì

Dậy thì sớm ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Chẩn đoán Dậy thì sớm như thế nào?

Hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ như trên. Bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng dậy thì và chụp xquang kiểm tra tuổi xương, siêm âm bụng và chụp MRI não tìm nguyên nhân.

Dậy thì sớm được điều trị như thế nào?

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân:

Nguyên nhân do khối u: tùy thuộc vào loại u màbác sĩ đưa ra điều trị cụ thể

Nguyên nhân nguyên phát thì thuốc được chọn lựa là đồng vận GnRH. Thuốc này làm cho tuyến yên giảm bài tiết gonadotropins dẫn đến giảm tiết hormone sinh dục. Trẻ sẽ được tiêm thuốc mỗi tháng hoặc 3 tháng một lần đến khoảng 10 -11 tuổi ở nữ và 11-12 tuổi ở nam.

Cho đến nay, việc điều trị này chưa có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể lâu dài nào.

Phòng ngừa Dậy thì sớm như thế nào?

Cho đến nay, người ta vẫn chưa chứng minh được mối liên quan giữa việc ăn uống một loại thức ăn nhất định nào đó có liên quan đến dậy thì sớm.

Tuy nhiên, có mối liên quan giữa béo phì và dậy thì sớm. Những trẻ thừa cân béo phì có nhiều nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm hơn. Cha mẹ nên khuyến khích trẻvận động và chế độ ăn uống phù hợp để tránh tình trạng béo phì.

Không nên dùng các loại thực phẩm hay các thuốc có chứa hormon sinh dục cho trẻ lâu dài

Nhân đây, cũng xin trả lời cho câu hỏi mà chúng tôi nhận được từchị Nguyễn thị Chiến ở Thủ Đức:

Xin hỏi: Những biểu hiện nào ở bé gái giúp ta nhận biết đó là dậy thì sớm? Và nếu bé gái dậy thì sớm thì phụ huynh cần phải làm gì ! Xin cám ơn

Trả lời:

Chào mẹ!

Một bé gái nghi ngờ dậy thì sớm nếu bé xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát như : ngực phát triển, mọc lông mu trước 8 tuổi hoặc có kinh trước 9,5 tuổi như trên đã nêu.

Bất cứ khi nào phụ huynh nghi ngờ bé có biểu hiện dậy thì sớm,hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nội tiết. Tùy trường hợp, các bác sĩ có thể cho trẻ theo dõi hoặc làm thêm các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng dậy thì và chụp X-quang kiểm tra tuổi xương, siêu âm bụng và chụp MRI não tìm nguyên nhân dậy thì.

Video liên quan

Chủ Đề