Be thủy sinh phong cách Iwagumi

Có thể bạn đã bắt gặp hồ thủy sinh có bố cục nhìn rất đơn giản, nhưng lại có bố cục được sắp xếp vô cùng hài hòa và đẹp mắt. Và bạn tự hỏi làm sao người ta có thể làm được như vậy?

Nếu bạn đã nhìn thấy những hồ thủy sinh như vậy, thì rất có thể bạn đã được nhìn thấy hồ thủy sinh phong cách Iwagumi.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích bể thủy sinh Iwagumi là gì? Và làm sao để tại nên chúng. 

Bể thủy sinh phong cách Iwagumi là gì?

Iwagumi trong tiếng nhật nghĩa là “Vườn đá”, nói một cách khác bể thủy sinh Iwagumi cơ bản là nghệ thuật sắp xếp bố cục đá sao cho hài hòa, tạo nên không gian mở, cảm giác rộng lớn cho người xem.

Phong cách thủy sinh Iwagumi là một trong 7 phong cách thủy sinh phổ biến nhất hiện nay

Bể thủy sinh phong cách Iwagumi được ông Takashi Amano – cha đẻ trong thủy sinh hiện đại, sáng tạo ra khoảng 30 năm trước.

Sau đó, phong cách thủy sinh Iwagumi được nhiều người ưu chuộng và lan truyền rộng rãi khắp nơi trên thế giới, nhờ vẻ đẹp đơn giản mà hài hòa mang lại cảm giác bình yên cho người xem.

Takashi Amano [1954-2015]

Thoạt nhìn hồ thủy sinh Iwagumi trông rất đơn giản, nhưng thật chất đây lại là phong cách thủy sinh đòi hỏi người chơi phải nắm rõ nguyên tắc đứng sau phong cách thủy sinh này, mới có thể tạo nên bể thủy sinh phong cách Iwagumi đúng chuẩn.

Bố cục xếp đá Iwagumi như thế nào?

Vẻ đẹp của hồ cá phong cách Iwagumi phụ thuộc vào khả năng chọn và sắp xếp đá ở người chơi. Để tạo được bố cục đá hài hòa, người chơi cần chọn những loại đá thủy sinh tự nhiên, và cùng loại với nhau.

Tránh trường hợp ghép những loại đá khác nhau vào chung, vì như vậy sẽ làm mất đi tính tự nhiên cho hồ.

Trong một bộ đá, cần phải có ít nhất 3 viện đá, giữ vai trò khác nhau:

Oyaishi – Hòn đá lớn nhất, giữ vai trò làm trọng tâm của bố cục hồ [mọi vẻ đẹp đều từ hòn đá này, nên bạn cần chọn kĩ càng]

Fukuishi – Hòn đá lớn thứ hai, có vai trò bổ trợ cho hòn đá chính [vì dùng để bổ trợ, nên hòn đá này cần thấp hơn hòn đá chính]

Soeishi – Những hòn đá bé hơn, có vai trò bổ trợ cho hòn đá thứ 2 [Fukuishi], [dùng để bổ trợ, và làm hài hòa tổng thể]

Suteishi – Những hòn đá phụ, là những viên đá nhỏ nhất trong hồ [dùng để làm nền, tăng chi tiết cho hồ để trông giống tự nhiên hơn]

Bạn cần lưu ý, số lượng đá trong hồ phải luôn luôn là số lẻ như 3-5-7, để tạo nên cảm giác ngẫu nhiên của tự nhiên.

Tránh tạo nên sự cân bằng hòa hảo như số chẵn, hay tạo nên bố cục đối xứng, vì như vậy sẽ làm mất tính tự nhiên. Sự cân bằng hòa hảo thường gắn liền với nhân tạo.

Về bố cục cho hồ thủy sinh phong cách Iwagumi, bạn nên tuân theo nguyên tắc 1 phần 3 [Golden rule], hay tỉ lệ vàng, để tạo nên bố cục tự nhiên.

Hòn đá lớn nhất [Oyaishi] nằm ở góc 1 phần 3 hồ. Đá hướng ngược về phía dòng nước chảy, góc 45 độ, hướng lên trên, để tạo nên cảm giác vách núi ngược với dòng sông.

Hòn đá thứ 2 [Fukuishi], xoay hướng ngược lại với hòn đá lớn nhất, và luôn luôn thấp hơn. Nếu hai hòn đá bằng nhau, hoặc gần bằng nhau, sẽ tạo nên cân bằng gây mất cảm giác tự nhiên.

Hòn đá thứ 3 [Suteishi], được đặt xung quanh để bổ trợ cho hai hòn đá lớn. Bạn có thể tùy biến tăng thêm số lựa đá nếu thích, nhưng tổng số đá trong hồ phải luôn là số lẻ.  

Cuối cùng là Suteishi, những hòn đá xung quanh hồ, dùng để tăng chi tiết trong giống tự nhiên hơn.

Trồng cây thủy sinh gì thích hợp với bể thủy sinh Iwagumi?

Để tạo nên cảm giác rộng mở, thoáng đảng, và tôn lên vẻ đẹp của đá. Bạn nên chọn những loại cây dùng để trải thảm cho hồ, hoặc những loại cây hậu cảnh đơn giản phía sau.

Tránh sử dụng cây thủy sinh có màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, làm lu mờ đi vẻ đẹp của đá.

Cũng như đá, bạn nên trồng 1-2 loại cây là đủ, tránh trồng nhiều loại cây với kích thước, hình dáng khác nhau. Điều này khiến cho vẻ đẹp đơn giản của hồ mất đi.

Dưới đây là danh sách một số loại cây phổ biến, thích hợp cho bể thủy sinh phong cách Iwagumi:

  • Trân châu nhật [Glossostigma elatinoides]
  • Trân châu Cuba [Hemianthus callitrichoides]
  • Ngưu ma chiên lùn [Eleocharis sp]
  • Cỏ nhật [Blyxa japonica]
  • Cây cỏ cọp [Vallisneria nana] – dùng cho hậu cảnh
  • Cây ngưu ma chiên cao [Eleocharis vivipari] – dùng cho hậu cảnh

Nuôi cá gì thích hợp với bể thủy sinh Iwagumi?

Để tạo nên hiệu ứng rộng mở, khoáng đãng cho người xem, bạn nên chọn những loài cá nhỏ so với đá. Như vậy sẽ tạo cảm giác rộng lớn cho hồ.

Tránh chọn những loại cá to, làm hư bố cục hồ như: cá mún, cá hoàng kiếm, cá betta, cá bảy màu,…

Ngoài ra, cũng như đá và cây, bạn chỉ nên nuôi 1 loại cá trong hồ, tráng nuôi nhiều loài với màu sắc sặc sỡ khác nhau, gây mất đi vẻ đẹp đơn giản của hồ.

Dưới đây là danh sách một số loại cá phổ biến, thích hợp cho bể thủy sinh phong cách Iwagumi:

  • Cá trâm
  • Cá neon
  • Cá tam giác

Bảo dưỡng bể thủy sinh phong cách Iwagumi như thế nào?

Mặc dù bể thủy sinh Iwagumi trông có vẻ đơn giản, nhưng để duy trì được vẻ đẹp của hồ, lại đòi hỏi người chơi phải chăm sóc một cách tỉ mỉ.

Vì các loại cây trồng trong hồ thủy sinh phong cách Iwagumi đều là những loại cây đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng từ rễ.

Chính vì thế, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh, đáy nền phải giàu chất dinh dưỡng. Và người chơi cần phải thay nước, cung cấp phân nước thường xuyên để bổ sung dưỡng chất.

Tỉa cỏ thường xuyên, lau hồ thường xuyên để hồ luôn đẹp mắt, tránh bị tảo bám lên mặt hồ, và cây cối mọc rậm rạp, làm hư bố cục của hồ.  

Ngoài chất dinh dưỡng, ánh sáng và CO2 cũng là hai yếu tố quan trọng cho quá trình quang hợp và phát triển cho cây. Vì thế để có một thảm cỏ xanh đẹp, người chơi cần lắp thêm đèn, và bình khí CO2.

Trên đây là thông tin và cách làm bể thủy sinh Iwagumi chi tiết, nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới bài viết.

Hy vọng bạn thấy bài viết này hữu ích!

Ở phần này bouaqua xin được trích đoạn một số giới thiệu và hướng dẫn về iwagumi.

Nghiên cứu chuyên đề về nghệ thuật xếp đá Iwagumi

Nguồn: Online Aquajournal Sưu tầm và lược dịch: glosso

Bản quyền thuộc về thuysinh.org

Nếu bạn tìm hiểu về nguồn gốc của trường phái Iwagumi, bạn sẽ phát hiện ra những bố cục được ngài Takashi Amano tạo ra từ khoảng 30 năm trước. Đó là những bố cục đơn giản dựa vào sự sắp xếp đá và một loài cây duy nhất Echinodorus tenellus [Cỏ đỏ]. Theo như ngài Amano, nhiều người không lấy làm ngạc nhiên hay thích thú bởi những bố cục khác mà ngài đã tạo nên, tuy nhiên họ đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp lạ thường của trường phái Iwagumi. Trường phái Iwagumi và loài E. tenellus chưa bao giờ được biết đến trước đó và kể cả ngài Mitsuo Yamazaki, người đã đem giống cây này về Nhật Bản. Trường phái Iwagumi hoàn toàn được sáng tạo và phát triển bởi ngài Takashi Amano, vị vua của thế giới thủy sinh.

I. Iwagumi và các kiểu bố cục

Kể từ ngày Iwagumi ra đời, nhiều kiểu bố cục chính đã được giới thiệu bởi ngài Amano đã làm tăng sức quyến rũ và sự lôi cuốn của trường phái này. Iwagumi có thể được chia ra làm 6 bố cục chính:

Bố cục iwagumi những ngày đầu. Hồ 120 x 45 x 45 cm [1985]

Bố cục 1

Hồ 60 x 30 x 36 cm [1993]
Hồ 180 x x60 x 60 cm [1991]

Đây là bố cục được xếp bởi gỗ hóa thạch, vốn không còn được sử dụng nhiều do làm tăng độ cứng nước, để tạo ấn tượng về một cao nguyên hùng vĩ. Trong bố cục này, loài Glossotigma [Trân châu bò] được sử dụng và tạo được tiếng vang lớn khi lần đầu được giới thiệu vào năm 1991.

Bố cục 2

Hồ 120 x 45 x 45cm [2001]
Hồ 180 x 60 x 60 cm [2003]
Hồ 180 x 60 x 60 cm [2001]

Bố cục này được gọi là Sanzon Iwagumi, một trong những bố cục khởi đầu của trường phái Iwagumi. Bố cục này tập trung bào hòn đá chính Oyaishi tạo điểm nhấn cho toàn bộ bố cục. Vai trò của mỗi hòn đá trong bố cục này được xác định khá rõ ràng như Oyaishi, Fukiseki [hòn đá thứ 2], và Soeishi [đá phụ]. Những loại đá có kích thước lớn như Hakkaiseki đặc biệt thích hợp với bố cục này.

Bố cục 3

Hồ 60 x 30 x 36 cm [2001]
Hồ 60 x 30 x 36 cm [2002]
Hồ 180 x 60 x 60 cm [2005]

Đây là bố cục với những hòn đá mảnh dẻ được xếp đặt theo trục đối xứng nhau. Vì những hòn đá này được xếp đặt với phần đỉnh hướng ra ngoài nên đặc biệt quan trọng. Những hòn đá được sắp xếp cẩn thận để tạo những góc cạnh và sự cân bằng với những hòn đá khác xung quanh.

Bố cục 4

Hồ 120 x 45 x 45 cm [1997]
Hồ 180 x 60 x 60 cm [2003]
Hồ 180 x 60 x 60 cm [2006]

Khác với những bố cục khác của Iwagumi, những hòn đá được xếp nằm nối nhau tạo thành dãy thay vì dựng đứng. Cảnh quan bao quát cùng với những hòn đá lớn trải rộng khắp chân trời sẽ dễ dàng tạo được chiều sâu cho hồ. Một đàn cá tetra nhỏ sẽ càng tô đậm thêm quang cảnh khoáng đạt, bao la của hồ.

Bố cục 5

Hồ 120 x 45 x 60 cm [2002]

Cách xếp đá của bố cục này dựa theo cách xếp đá của Sanzon Iwagumi [bố cục 2], tuy nhiên khung cảnh có sự khác biệt nhờ vào phần sỏi ở tiền cảnh. Phần sỏi có thể làm tăng độ sáng và chiều sâu của hồ tùy thuộc vào cách xếp đặt. Bố cục này gợi lên hình ảnh của Kare Sansui [vườn cạn Nhật Bản] được tạo nên bởi cát trắng và đá.

Bố cục 6

Hồ 90 x 45 x 60 cm [2007]
Bố cục Sanzon Iwagumi

Sanzon Iwagumi là gì? Đây là bố cục cơ bản nhất của Iwagumi trong đó viên đá lớn nhất được đặt ở trung tâm. Những viên đá nhỏ hơn như Fukuishi và Soeishi được đặt bên trái và bên phải của viên đá chính. Bố cục này gọi là Sanzon Iwagumi dựa vào cách xếp đá theo nguyên tắc phật giáo.

Số lượng đá lẻ hay chẵn?

Nên sắp đặt những bộ đá theo số lẻ? Việc sắp xếp đá theo số lẻ được cho là tốt khi đá đóng vai trò quan trọng trong tiểu cảnh. Những bộ đá xếp theo số chẵn thường có xu hướng đối xứng nhau và làm cho bố cục “lỏng lẻo”. Iwagumi trông sẽ “chắc chắn” và cuốn hút hơn nếu trọng tâm của bố cục được dồn về một bên của hồ. Bố cục với bộ đá số chẵn nhìn có vẻ đối xứng đều nhau [A]. Bố cục với bộ đá số lẻ sẽ khắc phục được tình trạng này [B].

Oyaishi được xếp theo chiều nước chảy

Tại sao hòn đá chính có tên là Oyaishi? Trong khi Oyaishi tại những khu vườn cạn Nhật Bản được xếp theo thế thẳng đứng thì Oyaishi trong thủy sinh thường được đặt ở những góc cạnh để thể hiện dòng chảy và sự bào mòn của nước.

Chọn lựa cây trồng cũng có nguyên tắc

Trồng và chọn cây. Vì cây thủy sinh có thể làm dịu đi độ “cứng” của đá, chúng thường được dùng để tạo sự cân bằng giữa những viên đá. Những loại cây phát triển chậm thường được dùng để làm nổi bật bố cục đá. Trồng cây sát, hoặc chính giữa những hòn đá là yếu tố then chốt để tạo cảm giác “thật” cho bố cục.

B. Cách sắp xếp một bố cục iwagumi

4 bước sắp xếp bố cục iwagumi cơ bản

– Trải một lớp nền mỏng, bằng phẳng. Khi độ dày của nền trong các bố cục lũa thường được trải mỏng ở tiền cảnh và cao dần ở hậu cảnh thì nền của bố cục Iwagumi thường được trải mỏng và bằng nhau. Đây cũng là sự khác biệt chính của phần nền Iwagumi so với các bố cục khác.

– Sắp xếp Oyaishi theo tỷ lệ vàng. Đây là quy tắc chính khi sắp đặt bộ đá bằng cách sắp xếp viên Oyaishi đầu tiên. Một bố cục thu hút và hài hòa thường được tạo với viên đá chính xếp theo tỷ lệ vàng 1/1,68 [~2/3]

– Xếp đá theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Sau khi đã chọn được vị trí vừa ý cho viên Oyaishi, tiếp tục xếp những viên còn lại theo thứ tự: Fukuishi, Soeshi và cuối cùng là Suteishi. Vị trí của những viên đá được quyết định bởi sự cân bằng của từng góc cạnh và sự hài hòa của bố cục tổng thể.

– Hoàn tất bằng việc điều chỉnh lại phần nền. Thêm sỏi hoặc phân nền dưới chân mỗi viên đá để tạo sự liền mạch.

Xem tiếp

Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi [Phần I]
Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi [Phần II]

Nguồn: //www.thuysinh.org/forum/…

Video liên quan

Chủ Đề