Bệnh tăng lipid máu là gì

Rối loạn lipid máu có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim… và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác có thể tử vong. Vấn đề được quan tâm hàng đầu là mỡ máu cao ảnh hưởng gì tới cơ thể, mỡ máu có nguy hiểm không và bệnh này điều trị như thế nào. Tất cả đều được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Lipid máu [mỡ máu] là gì?

Lipid hay còn gọi là chất béo có trong cơ thể chúng ta có từ 2 nguồn: nội sinh và ngoại sinh.

  • Ngoại sinh: thức ăn
  • Nội sinh: đa số do gan tổng hợp.
Bệnh rối loạn lipid máu

Các loại lipid máu

Triglycerid

Triglyceride là một loại chất béo được tìm thấy trong máu. Sau khi ăn, cơ thể chuyển đổi phần năng lượng dư thừa thành triglyceride và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Mặc dù cơ thể cần triglyceride để cung cấp năng lượng. Nhưng, có quá nhiều triglyceride trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

LDL – cholesterol xấu

LDL vận chuyển cholesterol đến các mô ngoài gan, gây tích tụ mảng xơ vữa ở các mạch máu – tác nhân gây bệnh mạch vành. Chính vì vậy, LDL được xem là cholesterol xấu.

HDL – Cholesterol tốt

HDL được hình thành tại gan và một ít ở uột non. Vai trò chính của HDL là vận chuyển ngược cholesterol thừa từ mô ngoại biên về gan. Chính vì vậy, HDL được xem là cholesterol tốt.

Rối loạn các thành phần này sẽ gây rối loạn lipid máu.

Các thành phần lipid trong máu

Xem thêm: //youmed.vn/tin-tuc/cholesterol-co-loi-cho-co-the-ban-khong/

2. Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn. Chẳng hạn: tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…. Bệnh thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch – nôi tiết – chuyển hóa. Đồng thời, rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này.

Bệnh còn được gọi một cách phổ thông là rối loạn mỡ máu. Chẩn đoán tình trạng này thường dựa vào xét nghiệm:

  • Tăng Cholesterol: ≥ 200 mg/dL [5,2 mmol/L].
  • Tăng LDL-C: ≥ 130 mg/dL [3,4 mmol/L].
  • Giảm HDL-C: < 40 mg/dL [1,0 mmol/L].
  • Tăng Triglyceride: ≥ 200 mg/dL [2,3 mmol/L].

Rối loạn kiểu hỗn hợp: Khi tăng cholesterol kết hợp với tăng triglyceride.

3. Nguyên nhân rối loạn lipid máu

Tăng cholesterol máu

  • Chế độ ăn/sinh hoạt.
  • Di truyền [có tính chất gia đình].
  • Thứ phát: Hội chứng thận hư, suy giáp, hormon…
Rối loạn lipid máu có liên quan đến lối sống không lành mạnh

Tăng triglyceride

  • Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II.
  • Tăng Triglyceride có tính chất gia đình.
  • Béo phì.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Đái tháo đường.
  • Dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài.

Giảm HDL-C

  • Hút thuốc lá, béo phì, lười vận động thể lực.
  • Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
  • Tăng Triglyceride máu.
  • Dùng thuốc chẹn beta giao cảm kéo dài.
  • Rối loạn gen chuyển hóa HDL-C.

4. Triệu chứng rối loạn lipid máu

Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng đặc hiệu.

Hiếm hơn, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu có tính gia đình sẽ xuất hiện u vàng ở da và u vàng ở gân như gân bánh chè, gân gót và gân duỗi bàn tay.

U vàng ở mắt

Rối loạn mỡ máu thường được chẩn đoán bởi tầm soát xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân không có triệu chứng hay bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến lipid máu.

5. Rối loạn lipid máu nguy hiểm như thế nào?

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, tuy nhiên những biến chứng của nó cũng nguy hiểm không kém bất cứ căn bệnh chết người nào.

Rối loạn lipid máu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa mạch máu

Rối loạn lipid máu dẫn đến hậu quả của các bệnh lý khác là điều không thể tránh khỏi nếu không được phát hiện và chữa trị phù hợp. Xơ vữa động mạch là biến chứng thường gặp nhất. Khi có quá nhiều cholesterol “xấu” trong máu, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu.

Cùng với một số chất khác, nó hình thành mảng xơ vữa động mạch. Hậu quả là cơn đau thắt ngực, méo miệng, liệt nửa người… do nhồi máu cơ tim hay bị đột quỵ. Khi đó nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu do rối loạn lipid mới được xác định thì đã quá muộn. Trong các trường hợp bệnh nhân tăng triglycerid máu, có thể dẫn đến viêm tụy cấp với triệu chứng đau bụng nhiều, nôn mửa, đôi khi vào sốc, tiên lượng tử vong cao.

6. Các phương pháp điều trị rối loạn lipid máu

6.1 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc [thay đổi lối sống]

Là biện pháp quan trọng, bắt buộc cho mọi bệnh nhân dù đã có chỉ định dùng thuốc hay chưa

Chế độ ăn:

Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipid máu. Mục tiêu chung là ăn giảm acid béo, đơn giản là ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều các chất béo có nguồn gốc từ thực vật.

Cụ thể:

  • Ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ và thịt các loại giáp xác như tôm, cua có chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Nên ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, “không ngày nào là không ăn hoa quả”.
  • Nhiều cá, ít thịt. Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần một chế độ ăn giảm muối
  • Không ăn bơ và cream, ăn dầu ôliu.
  • Dầu cá có chứa acid béo ômêga-3 làm giảm tỷ lệ bị đột tử, làm tăng tuổi thọ và có tác dụng bảo vệ đặc biệt giai đoạn sau nhồi máu cơ tim.
Chế độ ăn cần nhiều rau xanh và trái cây

Với các bệnh nhân chỉ tăng cholesterol máu:

  • Kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà
  • Không nên ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục… các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da…
  • Hạn chế ăn trứng gà, vịt, đặc biệt là lòng đỏ.

Với các bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo

  • Các thức ăn nên dùng là dầu đậu nành, các lọai rau quả tươi, cá, thịt nạc.
  • Kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo, rượu và các đồ uống có chất cồn.
  • Hạn chế các chất bột như bánh mì, cơm gạo…

Uống rượu vừa phải

  • Uống rượu nhiều là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglyceride trong máu và làm tăng huyết áp.
  • Không nên uống quá 20-30g cồn/ngày đối với nam giới và 10-20g cồn/ngày với nữ giới.
  • Uống rượu [đặc biệt là vang đỏ] với lượng vừa phải [1 ly nhỏ mỗi ngày] có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL-C và tác dụng chống oxy hóa.

Giảm cân và tập thể dục:

  • Giảm cân sẽ giảm được sự rối loạn lipid máu trên bệnh nhân thừa cân. Đồng thời, có lợi đối với các bệnh đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp… Quá cân khi BMI ≥25 kg/m2 và 10 mmol/L để giảm nguy cơ viêm tụy cấp.
  • Thuốc hàng đầu là statin, có thể phối hợp với acid béo n-3 hoặc fibrate.

Rối loạn lipid máu hỗn hợp

Khi có giảm HDL-C, tăng Triglyceride ở bệnh nhân có tăng LDL-C nên dùng statin trước. Có thể phối hợp statin với fibrate [trừ gemfibrozil].

Bệnh nhân cao tuổi

  • Đối với các bệnh nhân dưới 75 tuổi, nên sử dụng statin điều trị dự phòng tiên phát dựa trên yếu tố nguy cơ tim mạch tổng thể.
  • Đối với các bệnh nhân trên 75 tuổi, có thể cân nhắc sử dụng statin trong dự phòng tiên phát ở nhóm các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao – rất cao.

Bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường type 1:

Statin được khuyến cáo dùng trên tất cả các bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 nằm trong nhóm nguy cơ tim mạch cao hoặc rất cao.

Đái tháo đường type 2:

  • Bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 thuộc nhóm có nguy cơ tim mạch rất cao, mục tiêu giảm LDL-C ≥ 50% so với mức nền. Đích LDL-C < 1,4 mmol/L [< 55 mg/dL]
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 thuộc nhóm có nguy cơ tim mạch cao, mục tiêu giảm LDL-C ≥ 50% so với mức nền. Đích LDL-C < 1,8 mmol/L
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 thuộc nhóm có nguy cơ tim mạch trung bình, mục tiêu LDL – C cần đạt < 2,6 mmol/L.
  • Statin được khuyến cáo như là lựa chọn đầu tay.

Bệnh nhân bệnh thận mạn tính

Mục tiêu ban đầu là giảm LDL-C.

Ngăn ngừa đột quỵ não

  • Rối loạn lipid máu liên quan chặt chẽ với biến cố đột quỵ não [xơ vữa mạch] và thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
  • Nên dùng statin dự phòng đột quỵ thứ phát ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não do mảng xơ vữa

Bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên

Khuyến cáo điều trị hạ lipid máu ở nhóm bệnh nhân này. Nên cân nhắc điều trị statin để làm giảm tiến triển ở bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng

8. Tầm soát rối loạn lipid máu

Các đối tượng cần tầm soát rối loạn lipid trong máu:

  • Thực hiện bộ xét nghiệm lipid ở các đối tượng bị đái tháo đường type 2
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh mạch vành
  • Hút thuốc lá
  • BMI ≥ 25kg/m2 hoặc vòng eo > 90cm đối với nam, > 80cm đối với nữ
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm
  • Bệnh viêm mạn tính
  • Bệnh thận mạn tính
  • Tiền sử rối loạn lipid máu có tính gia đình
  • Có thể xem xét thực hiện bộ xét nghiệm lipid máu ở nam > 40 tuổi và nữ > 50 tuổi
Tầm soát lipid máu cho các đối tượng nguy cơ là cần thiết

Xem thêm:

  Thuốc điều trị mỡ máu Simvastatin và những điều cần lưu ý

//youmed.vn/tin-tuc/thuoc-lopid-gemfibrozil/

//youmed.vn/tin-tuc/an-trung-co-thuc-su-lam-tang-nguy-co-tim-mach/

Rối loạn lipid máu hiện nay không hiếm gặp và là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu, làm tăng tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ. Cần tầm soát mỡ máu và có biện pháp điều trị sớm, thích hợp. Bên  cạnh đó, để phòng tránh những biến chứng của bệnh, hãy bắt đầu từ một lối sống khoa học và lành mạnh ngay hôm nay.

Bác sĩ Trần Hoàng Nhật Linh

Video liên quan

Chủ Đề