Bệnh thận mãn tính có bao nhiêu giai đoạn năm 2024

Bệnh thận mạn tính phát triển từ giai đoạn 1 đến 5 trong đó, triệu chứng giai đoạn đầu thường khá nhẹ và trở nên rõ rệt khi bệnh tiến triển nặng.

Bệnh thận mạn tính (CKD) gây ra tổn thương thận trong thời gian dài. Tổn thương này khiến cho thận không lọc máu tốt như bình thường và gây ra nhiều mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe. Có 5 giai đoạn của CKD, tùy vào mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, thận bị tổn thương rất nhẹ. Người bệnh hầu như không có triệu chứng vì thận vẫn hoạt động ở mức 90% công suất, thậm chí tốt hơn. CKD giai đoạn đầu hầu như chỉ được phát hiện khi người bệnh đi xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ. Người bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp cũng có thể làm các xét nghiệm này vì đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mạn.

Một số điều chỉnh về lối sống có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh như: kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp (nếu bị tiểu đường hoặc cao huyết áp), duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, không sử dụng thuốc lá, tập luyện thể thao cường độ nhẹ 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần...

Giai đoạn 2

Trong giai đoạn 2, thận chỉ hoạt động từ 60 - 89% công suất bình thường. Lúc này các triệu chứng có thể không rõ ràng hoặc cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ. Giai đoạn này người bệnh nên thăm khám sớm để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh. Dù không có cách chữa khỏi CKD, phát hiện và điều trị sớm có thể làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển bệnh.

Giai đoạn 3

Thận sẽ hoạt động từ 45 - 59% ở giai đoạn 3A và 30 - 44% ở giai đoạn 3B. Khi đó, các chất thải và chất gây hại có thể đang bắt đầu tích tụ. Bệnh thận mạn giai đoạn 3 có thể xuất hiện các triệu chứng: đau lưng, mệt mỏi, ăn không ngon, ngứa dai dẳng, rối loạn giấc ngủ, sưng bàn tay, bàn chân, đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, cơ thể yếu đi.

Bệnh thận mãn tính có bao nhiêu giai đoạn năm 2024

Bệnh thận mạn tính ở giai đoạn 3 khiến thận hoạt động kém và bắt đầu tích tụ các chất thải, chất độc gây hại. Ảnh: Reddit

Giai đoạn này người bệnh có thể gặp các biến chứng nhẹ như thiếu máu, bệnh về xương khớp, huyết áp cao... Một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc lợi tiểu giúp giảm triệu chứng; duy trì chế độ ăn ít muối sẽ giúp giảm giữ nước, dung nạp ít protein để thận không làm việc quá tải... Bên cạnh đó, cần thăm khám và kiểm tra chức năng thận thường xuyên để bác sĩ đưa ra những điều chỉnh nếu cần.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 cũng đồng nghĩa với thận đã bị tổn thương từ mức trung bình đến nặng. Thận chỉ hoạt động được trong khoảng từ 15 - 29% so với bình thường khiến cho cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại hơn. Triệu chứng bệnh giai đoạn này thường rõ rệt như đau lưng, tức ngực, mệt mỏi, co giật cơ, chuột rút, buồn nôn và nôn, ngứa dai dẳng,... Biến chứng của bệnh thận mạn giai đoạn 4 cũng tương tự như giai đoạn 3 nhưng có thêm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Điều quan trọng là cần ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh suy thận.

Ngoài phương pháp điều trị tương tự như các giai đoạn trước, hãy thảo luận thêm với bác sĩ về việc chạy thận và ghép thận nếu có nguy cơ suy thận.

Giai đoạn 5

Thận chỉ hoạt động dưới mức 15% công suất hoặc đã bị suy thận. Khi đó, sự tích tụ của chất thải và chất độc sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đây cũng được coi là bệnh thận giai đoạn cuối. Người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng tương tự như giai đoạn 4 nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn và có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ngày cao.

Lọc máu không phải là cách điều trị bệnh thận mà là một quá trình hỗ trợ loại bỏ chất thải và chất lỏng ra khỏi máu. Có hai hình thức lọc máu là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Ghép thận cũng có thể là phương án tốt cho người bị thận mạn tính giai đoạn cuối. Thận của người bệnh sẽ được thay thế bằng một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng. Người bệnh tuy không cần lọc máu nhưng sẽ phải dùng thuốc chống thải ghép (thuốc ức chế miễn dịch) trong suốt phần đời còn lại. Một khi bệnh thận mạn tiến triển thành suy thận hoàn toàn, người bệnh hầu như chỉ còn sống được vài tháng.

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể khôi phục hoàn toàn. Các giai đoạn suy thận gồm 5 giai đoạn từ nặng đến nhẹ với những triệu chứng và cách điều trị khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn.

Suy thận mạn trải qua mấy giai đoạn?

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài, không thể khôi phục hoàn toàn. Điều này có nghĩa là quá trình cầu thận suy giảm các chức năng lọc, đào thải và cân bằng PH nên sẽ không chuyển hóa được hết các chất độc hại trong máu khiến cho các chỉ số độc hại trong máu tăng cao.

Các giai đoạn suy thận gồm những giai đoạn nào? Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn, dựa vào độ lọc cầu thận. Cụ thể bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Chức năng thận tổn thương nhưng độ lọc cầu thận vẫn ở mức bình thường, trên 90ml/phút/1.73 m2
  • Giai đoạn 2: Mức độ lọc của cầu thận giảm còn 60 – 89ml/phút/1.73 m2
  • Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm trung bình, còn 30 – 59ml/phút/1.73 m2
  • Giai đoạn 4: Mức độ lọc cầu thận giảm nặng, còn 15 – 29ml/phút/1.73 m2
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn nặng nhất trong các giai đoạn suy thận, mức lọc cầu thận còn dưới 15ml/phút/1.73 m2, đồng nghĩa với việc thận không còn khả năng đảm nhiệm tốt chức năng của mình.

Bệnh thận mãn tính có bao nhiêu giai đoạn năm 2024

Suy thận mạn trải qua 5 giai đoạn

Triệu chứng các giai đoạn suy thận

Suy thận trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn suy thận lại có mức độ nghiêm trọng và triệu chứng khác nhau. Cụ thể triệu chứng của các giai đoạn suy thận là:

Suy thận giai đoạn 1 và 2

Đây là những giai đoạn nhẹ nhất trong các giai đoạn suy thận. Lúc này, chức năng thận đã bị tổn thương nhưng chưa nghiêm trong, người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ khởi phát theo đợt rồi thôi nên rất khó phát hiện ra bệnh.

Ở những đợt cấp của suy thận mạn giai đoạn 1 và 2, người bệnh có thể thấy chán ăn, tiểu đêm nhiều lần, thường xuyên mệt mỏi, thiếu máu nhẹ và đau tức hai bên thắt lưng. Những triệu chứng này cũng không quá rõ ràng nên khó phát hiện ra mình mắc bệnh. Thông thường, ở 2 giai đoạn đầu của các giai đoạn suy thận, người bệnh chỉ phát hiện bệnh tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám bệnh lý khác.

Vì đây là giai đoạn nhẹ nhất trong các giai đoạn suy thận nên nếu phát hiện và điều trị sớm, kết hợp điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt phù hợp thì bệnh có thể kiểm soát tốt, hạn chế triệu chứng.

Suy thận giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3 trong các giai đoạn suy thận, chức năng thận không còn tốt. Tuy đã xuất hiện các triệu chứng nhưng cũng không quá rõ ràng, khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.

Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: đau lưng, nặng mặt, phù ở tay và chân, phù mi mắt, đi tiểu nhiều lần về đêm, lượng nước tiểu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn mức bình thường.

Suy thận giai đoạn 4

Đây là giai nặng của bệnh. Các biểu hiện xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: da dẻ xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, tăng huyết áp, tiểu đêm nhiều lần, phù nề, buồn nôn, da khô và ngứa, thường bị đau đầu…

Bệnh thận mãn tính có bao nhiêu giai đoạn năm 2024

Da khô và ngứa là một trong những dấu hiệu thường gặp của suy thận

Suy thận giai đoạn 5

Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nặng nhất trong các giai đoạn suy thận. Chức năng thận bị tổn hại nghiêm trọng, các triệu chứng tương tự như giai đoạn 4 nhưng xuất hiện nhiều và nặng nề hơn. Nếu không điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào vì chất độc hại tích tụ quá nhiều trong cơ thể.

Các phương pháp điều trị suy thận

Dù ở giai đoạn nào trong các giai đoạn suy thận cũng cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Suy thận giai đoạn sớm cần điều trị để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, suy thận giai đoạn cuối cần điều trị để duy trì sự sống cho người bệnh. Ở các giai đoạn suy thận, cách điều trị cũng khác nhau.

Để điều trị suy thận, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo những phương pháp dưới đây:

Điều trị nội khoa

Hầu hết các trường hợp suy thận đều được kê thuốc sử dụng để kiểm soát đường máu, huyết áp, kiểm soát cholesterol để ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, thậm chí là tính mạng người bệnh.

Tư vấn dinh dưỡng, tập luyện

Tùy vào các giai đoạn suy thận đang mắc phải, ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để không khiến bệnh nặng nề hơn. Chế độ ăn của người bị suy thận cần hạn chế muối, hạn chế kali, phốt pho, đồng thời ăn nhiều rau xanh và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, kiểm soát cân nặng.

Chạy thận nhân tạo

Máu được đưa ra ngoài qua bộ lọc, được làm sạch rồi sau đó được đưa trở lại cơ thể. Trung bình người bệnh cần lọc máu 2-4 lần/tuần, thời gian khoảng 4-6 tiếng/lần.

Bệnh thận mãn tính có bao nhiêu giai đoạn năm 2024

Chạy thận nhân tạo HDF online tại BVĐK Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh

Lọc màng bụng

Với phương pháp này, máu được làm sạch ngay bên trong cơ thể. Màng bụng của người bệnh được sử dụng làm màng lọc thay cho thận. Bác sĩ sẽ đưa vào bụng người bệnh một chất lỏng đặc biệt để hấp thu chất thải, sau đó chất lỏng này được dẫn lưu ra ngoài.

Ghép thận

Ghép thận là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả nhất hiện nay, thời gian duy trì được lâu. Phương pháp được thực hiện bằng cách lấy thận của người khỏe mạnh rồi ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần phải tìm được thận phù hợp và chi phí thực hiện khá cao.

Ghép thận vẫn tồn tại nguy cơ thải ghép và nhiều tác dụng phụ của thuốc thải ghép.

Suy thận có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị sớm. Tuy nhiên, các triệu chứng giai đoạn sớm lại không rõ ràng, khó phát hiện. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, khám thận tiết niệu ngay khi có biểu hiện bất thường.

Tại Hà Nội, phòng khám chuyên khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám thận uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Đăng ký khám thận tiết niệu tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao:

Được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải với gần 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận Tiết niệu và Lọc máu – Bệnh viện Bạch Mai. Cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn khác như: BSNT Lê Nguyên Sơn; BSNT Vũ Quang Hòa; ThS.BS. Lê Thị Huế