Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Chắc hẳn các bạn đều biết chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc của dạ dày cũng như đường tiêu hóa. Lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất cần thiết để chữa trị các bệnh lý tại cơ quan này. Nhiều người thắc mắc rằng đau dạ dày có nên ăn mướp đắng không. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục hiện

1 Người đau dạ dày có nên ăn mướp đắng không?

2 Cách sử dụng mướp đắng tốt cho người đau dạ dày

3 Món ăn làm từ mướp đắng tốt cho người dạ dày

3.1 Mướp đắng xào trứng

3.2 Canh khổ qua nhồi thịt

Người đau dạ dày có nên ăn mướp đắng không?

Mướp đắng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho cơ thể con người. Không chỉ là nguyên liệu chính để làm ra những món ăn hấp dẫn theo truyền thống Việt Nam, mà mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) còn được sử dụng như bài thuốc để chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Theo dân gian, loại quả này có vị đắng, tính hàn cao nên có tác dụng giải độc, làm thanh mát cơ thể, từ đó làm bổ gan. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng giảm đau ở dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Còn theo các nghiên cứu hiện đại ngày nay, thì khổ qua có chứa nhiều thành phần tốt cho đường ruột và gan, mật, như vitamin A, C, glycosid, tanin, saponin, các loại khoáng chất như kali, kẽm, sắt… Các chất dinh dưỡng này giúp cho bạn có một sức đề kháng tốt hơn, đồng thời hạn chế sự tiết acid trong dạ dày và chữa lành những vết viêm loét tại cơ quan này. Đặc biệt, momordicin và glycosid đắng có trong loại quả này có khả năng diệt trừ vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày.

Với những thông tin này, chúng ta đã kết luận được bị đau dạ dày có thể ăn mướp đắng. Không chỉ chữa trị các bệnh lý về dạ dày, mướp đắng còn giúp chúng ta cải thiện để duy trì một đường huyết ổn định, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, từ đó phòng chống được các biến chứng nguy hiểm khác đến cơ thể.

Cách sử dụng mướp đắng tốt cho người đau dạ dày

Thực tế, mướp đắng rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là người đau dạ dày. Nhưng bên cạnh đó, loại quả này cũng có một số dược tính khác, chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có, và để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính bản thân mình.

  • Mướp đắng có phản ứng trái chiều với 2 loại thuốc chữa ung thư là paclitaxel và vinblastine. Do vậy người bệnh tuyệt đối không dùng mướp đắng nếu đang sử dụng một trong 2 loại thuốc này và ngược lại.
  • Không hấp thụ quá nhiều lượng mướp đắng (không quá 3 lần/tuần) sẽ dễ dẫn đến đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Không nên ăn hạt mướp đắng vì trong đó có nhiều dược tính, người dùng sẽ có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, nôn mửa.
  • Chỉ sử dụng các bài thuốc từ mướp đắng khi bệnh ở mức độ nhẹ. Cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng kết hợp thuốc đặc trị cùng loại quả này.
  • Một số đối tượng sau không được phép sử dụng mướp đắng bởi kỵ với thành phần của loại quả này: Phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân bị các bệnh lý về gan, thận, người bị huyết áp thấp, người thiếu canxi.

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Xem thêm Đau dạ dày có uống được canxi không? Hướng dẫn bổ sung đúng cách

Món ăn làm từ mướp đắng tốt cho người dạ dày

Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn được chế biến từ mướp đắng sau:

Mướp đắng xào trứng

Chắc hẳn đây là một món ăn khá quen thuộc của nhiều gia đình Việt, không chỉ để chữa trị bệnh đau dạ dày mà chúng ta cũng có thể nấu cho bữa cơm hàng ngày.

  • Nguyên liệu: 2 quả mướp đắng, 3 quả trứng gà, hành khô, gia vị.
  • Thực hiện: Gọt vỏ, rửa sạch mướp, loại bỏ hết phần ruột và hạt bên trong. Tiếp đó thái lát mỏng rồi đem ngâm với nước muối để bớt vị đắng trong khoảng 10 – 15 phút. Đập trứng vào bát rồi khuấy đều, bỏ thêm một chút dầu ăn và gia vị. Xào mướp với hành, gia vị đến khi chín tới thì bỏ trứng vào, đảo đều tay. Sau khoảng 5 phút là có thể bắc ra ăn trực tiếp ngay khi còn nóng để giảm mùi tanh của trứng.

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Canh khổ qua nhồi thịt

  • Nguyên liệu: 2 quả mướp đắng, 50g mộc nhĩ, 200g thịt lợn xay, 1 quả trứng, hành lá, rau mùi.
  • Thực hiện: Làm sạch mướp đắng bằng cách gọt vỏ, loại bỏ ruột, hạt rồi cắt làm 3 khúc lớn và đem ngâm với nước muối. Mộc nhĩ ngâm nước nóng rồi thái lát thật nhỏ. Thịt băm sau khi ướp với gia vị trong khoảng 20 phút rồi trộn đều với trứng. Tiếp đó, bạn nhồi hỗn hợp thịt với trứng vào trong mướp đắng. Đun sôi nước hầm xương rồi bỏ mướp đắng vào đun cùng, đến khi chín thì nêm thêm gia vị và cho hành lá, rau mùi đã rửa và cắt nhỏ vào.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể xay mướp đắng ra làm nước ép và uống hàng ngày để điều trị chứng đau dạ dày. Đây cũng là một bài thuốc rất hiệu quả mà cực kỳ đơn giản, tiện lợi nhất cho người đi làm.

Như vậy, chúng ta đã biết được bị đau dạ dày có nên ăn mướp đắng không và cần phải sử dụng loại quả này như thế nào để có tác dụng tốt nhất. Trên hết bạn cần đi kiểm tra để có một kết quả chính xác về tình trạng căn bệnh của mình. Có như vậy mới quyết định được nên dùng nguyên liệu này để làm thuốc chữa trị hay không.

Cập nhật mới nhất vào ngày 16 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Bị đau dạ dày có uống rượu bia được không?

Rượu bia là thức uống được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ Tìm hiểu thêm

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Đau dạ dày ăn ổi được không? Cách chữa bằng lá ổi

Các loại hoa quả cũng có những ảnh hưởng rất mật thiết đến tình trạng sức khỏe của dạ dày. Tìm hiểu thêm

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Đau dạ dày nên ăn rau gì? Ăn rau ngót, rau muống được không?

Việc bổ sung các dưỡng chất từ rau củ vào chế độ ăn uống hàng ngày là một trong các Tìm hiểu thêm

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì? Có ăn được ô mai, cà chua không?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất mật thiết đến tình trạng sức khỏe của mỗi người. Chính vì Tìm hiểu thêm

Bị dạ dày có nên ăn mướp đắng

Bác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.