Bị sốt khám ở đâu

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, biến chứng hậu COVID-19 không chỉ diễn ra ở người lớn, mà trẻ em cũng bị mắc hậu COVID-19.

Về tình trạng trẻ em Việt Nam bị mắc COVID-19, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ.

Đáng chú ý, trong gần nửa triệu trẻ mắc COVID-19 này có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Hầu hết các trẻ bị nhiễm COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. 

Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống [MIS-C].

PGS.TS Trần Minh Điển: Khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng hậu COVID-19 hay không. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Hậu COVID-19 là gì?

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo định nghĩa của WHO: Hậu COVID-19 là những dấu hiệu như triệu chứng của người nhiễm COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới.

Căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến virus, độc tố của virus cũng như tình trạng virus còn tồn tại ở trong cơ thể. Ngoài ra còn do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…

Biểu hiện của hậu COVID-19 với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch thường xảy ra như sau: Sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài;

Trẻ bị mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc. Trẻ bị ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt.

Trẻ bị hậu COVID-19, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.

Từ đầu tháng 2 đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương, liên tục tiếp nhận một số trẻ mắc di chứng hậu COVID -19 từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là trẻ bị mắc Hội chứng viêm đa hệ thống [MIS-C] hậu COVID-19. Đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm COVID-19.

Đa số trẻ bị nhập viện điều chưa được tiêm phòng COVID-19, đáng chú ý đã có những bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu.

Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn theo dõi và phát hiện biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ [có nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện], các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

"Hiện nay chúng ta đã có những đơn vị thăm khám hậu COVID-19. Người bệnh sau nhiễm COVID-19 vài tuần, vài tháng khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đi khám để chuẩn đoán điều trị.

Riêng với trẻ em, hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,…

Vì vậy khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không", PGS.TS Bác sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện tại, hậu COVID-19 vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.

Trẻ nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Những triệu chứng trẻ bị MIS-C hậu COVID-19

Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viêm đa hệ thống [MIS-C] hậu COVID-19 thường xảy ra sau khi em bé bị mắc COVID-19 từ 2-6 tuần lễ.

Biểu hiện lâm sàng của trẻ bị mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19 là sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

TS.BS Tạ Anh Tuấn, thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, khi có các triệu chứng dưới đây là có biểu hiện mắc hậu COVID-19:

– Trẻ bị sốt cao liên tục trên 24h.

– Trẻ bị nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.

– Trẻ bị phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.

– Trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp khi trẻ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19:

+ Tăng hoặc giảm bạch cầu.

+ Tăng các chỉ số viêm: máu lắng, CRP, procalcitonin, ferritin…

+ Sinh hóa: Tăng men tim, tổn thương gan thận..

+ X quang có thể thấy tổn thương phổi

+ Siêu âm có tổn thương tim.

Chuyên gia cảnh báo, nếu trẻ mắc hậu COVID-19 được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 cho con trẻ?

Theo khuyến cáo từ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay dịch COVID-19 vẫn hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 là tiêm vaccine phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh. 

"Trong thời gian tới đây tiêm vaccine vẫn là khuyến cáo hàng đầu. Chúng ta tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi.

Đồng thời, cha mẹ phải hướng dẫn trẻ tuân thủ 5K; khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ", PGS. TS Trần Minh Điển cho biết.

Hiện nay, việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, nhất là những người già, có bệnh nền.

Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta.

Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Sắp tới Bộ Y tế cũng đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi.

Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.

Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; thực hiện 5K đầy đủ; tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể chất, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập cho trẻ./.


23/02/2022

Trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 đã, đang và sẽ tiếp tục diễn biến rất phức tạp, số ca mắc ngày càng gia tăng trong đó bao gồm cả trẻ em, PGS. TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những lưu ý và khuyến cáo chăm sóc trẻ nhiễm COVID-19, giúp phụ huynh ứng phó và điều trị hiệu quả tại nhà theo từng độ tuổi.

PGS. TS Trần Minh Điển hướng dẫn phụ huynh chi tiết về cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Khi phát hiện trẻ nghi nhiễm hoặc đã nhiễm COVID-19, cha mẹ cần bình tĩnh xác định mức độ bệnh của con, nếu trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì việc điều trị tại nhà là chìa khóa giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết, nguy cơ lây nhiễm vi rút, bệnh khác từ bệnh viện.

Đối tượng chăm sóc tại nhà gồm 2 nhóm chính: Thứ nhất là trẻ mắc bệnh đã được điều trị tại cơ sở y tế, được ra viện theo dõi tiếp tại nhà, dù vẫn còn dương tính. Thứ hai là trẻ mới mắc bệnh, mức độ nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ diễn biến bệnh nặng.

1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ

Đây là nhóm trẻ mà vai trò của các bà mẹ vô cùng quan trọng trong việc trực tiếp chăm sóc và theo dõi trẻ sát sao:

  • Nếu trẻ sốt, trên 38,5 độ C thì phải hạ nhiệt bằng Paracetamol 10 – 15 mg/ 1kg cân nặng, mỗi 4 – 6 giờ một lần, không quá 4 lần một ngày, chế phẩm đường uống hoặc đường đặt hậu môn. Đồng thời, lấy khăn ấm chườm cổ, nách, bẹn khi sốt cao.
  • Cần cho trẻ uống nước thường, nước điện giải: Khi sốt trẻ sẽ có biểu hiện mất nước như tiểu ít, nước tiểu vàng, đậm đặc, môi khô. Vì vậy cha mẹ cần chú ý bù nước cho trẻ bằng nước bình thường hoặc nước điện giải [pha đúng liều lượng]. Sau đó, cha mẹ theo dõi cả ngày và đêm, sau bù nước mà tiểu nhiều, trong hơn, môi không khô thì có thể yên tâm. Cách thức uống uống: 15 – 20 phút/ lần, mỗi lần vài thìa.
  • Cho trẻ bú và ăn nhẹ nhàng, chia nhỏ và nhiều hơn các cữ bú và bữa ăn. Không ép trẻ ăn nhiều một lúc, để trẻ dễ hấp thụ hơn. Không uống quá nhiều nước cam, nước quả nguy cơ gây nôn, đầy bụng.
  • Nếu trẻ ho có thể sử dụng các loại siro ho thảo dược để giảm triệu chứng.
  • Đảm bảo theo dõi sát xem chơi có ngoan không, có ăn bú đầy đủ không và có đáp ứng với thuốc hạ sốt không, giảm sốt trẻ tỉnh táo là dấu hiệu tốt. Nếu các điều kiện trên vẫn ổn, tiến triển tốt trong 24 – 48 giờ thì có thể tiếp tục chăm sóc bé tại nhà, không cần phải đưa đi bệnh viện.
  • Cho bé mặc quần áo thoải mái, phòng cách ly đảm bảo khô thoáng, sát khuẩn vật dụng, bề mặt tiếp xúc thường xuyên. Các chất thải của bé cần được xử lý gọn, kín, tránh để lan truyền ra ngoài.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Không cho các thuốc chống viêm, kháng sinh, kháng vi rút, thuốc xịt mũi nếu không có chỉ đinh của bác sĩ.
  • Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và quản lý.

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ chia thành nhiều cữ nhỏ và theo dõi sát sao biểu hiện của con để kịp thời hạ sốt, bù nước [Ảnh: Internet]

2. Đối với trẻ lớn, trẻ đi học

Nhóm trẻ này đã có khả năng tự bảo vệ và nói ra triệu chứng, cảm nhận cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:

– Đánh giá sốt cả thời điểm ngày và đêm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C, theo dõi biến chuyển trong 4 tới 6 giờ liên tục bằng cách đo nhiệt độ.

– Ở nhóm trẻ từ 2 đến 6 tuổi khi sốt cao có thể có nguy cơ co giật khi nhiệt độ tăng nhanh trong thời gian ngắn

  • Nếu trẻ có hiện tượng co giật, cha mẹ phải thực sự bình tĩnh, gọi thêm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
  • Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng cứng, ngửa nhẹ đầu và nghiêng đầu sang một bên; không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ để tránh gây tình trạng tụt lưỡi hoặc khó thở; không vội vàng ôm chầm lấy trẻ hay bế dựng trẻ lên.
  • Đồng thời, cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, cặp nhiệt độ, cho trẻ hạ sốt bằng thuốc đặt đường hậu môn. Lấy khăn ấm lau chườm cổ, nách, bẹn và tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ, thông thường cơn co giật do sốt cao đơn thuần chỉ diễn ra trong vòng khoảng 1-2 phút. Nếu sau đó môi và tứ chi của bé ấm, hồng bình thường thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm.

Phụ huynh cần hết sức bình tĩnh và lưu ý về những hướng dẫn xử trí khi trẻ sốt cao co giật [Ảnh: Internet]

  • Bù nước cho trẻ bằng nước bình thường hoặc nước điện giải [pha đúng liều lượng] cho đến khi nào trẻ tiểu nhiều, nước tiểu trong, môi không khô thì nghĩa là tình trạng mất nước đã giảm.
  • Cho trẻ ăn nhẹ nhàng, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn cháo loãng hơn.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Cho bé mặc quần áo thoải mái, phòng cách ly đảm bảo khô thoáng, sát khuẩn vật dụng, bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
  • Tạo không khí vui tươi, thoải mái để con cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi phải cách ly tại nhà. Thêm vào đó, hướng dẫn bé các bài tập vận động thường xuyên, nâng cao sức khỏe.

Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn và kéo dài, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 cần có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ [Số điện thoại của Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động hoặc Tổ cấp cứu lưu động của quận, huyện]. Tất cả thành viên ở cùng nhà với người F0 phải khai báo sức khỏe qua phần mềm “khai báo y tế điện tử” mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.

Hầu hết trẻ có thể tự hồi phục sau 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh tình diễn biến nặng, cần được can thiệp y tế ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. Khi con có bất cứ biểu hiện bất thường nào ngoài triệu chứng thông thường, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với những trẻ có bệnh nền như: đẻ non cân nặng thấp, bệnh phổi mạn, hen, ung thư, bệnh thận mạn, ghép tạng, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh huyết học, bệnh hệ thống, suy giảm miễn dịch, đang điều trị thuốc corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch… cần được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn, theo dõi sát sao hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Khai báo y tế điện tử và liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất khi cần hỗ trợ

Hi vọng những hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương trên đây sẽ giúp cha mẹ có thông tin chuẩn xác giữ được tâm lý vững vàng, bình tĩnh xử trí nhằm đem lại hiệu quả điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ tốt nhất. Cha mẹ cũng đừng quên thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế và nhân viên y tế địa phương. Đồng thời, cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ khi có chỉ định, để đảm bảo sức khỏe của cả trẻ, gia đình, và cộng đồng.

Trà My  – Phòng Thông tin điện tử
Video: Trường Giang

Video liên quan

Chủ Đề