Bị trật khớp ngón tay bao lâu thì khỏi

Chào bác sĩ! Do sơ xuất nên cháu bị trật khớp cổ tay phải. Xin hỏi bác sĩ, trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc sau khi bị trật khớp như thế nào để bệnh nhanh khỏi hơn ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu cách chăm sóc trật khớp cổ tay tại nhà! Cảm ơn bác sĩ! [Thành Vinh – Hà Nội]

  • Ngón tay DÙI TRỐNG – Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người KHÔNG biết
  • Kiến thức CẦN BIẾT khi bị ĐỨT GÂN TAY để NHANH hồi phục

Trả lời:

Chào bạn Thành Vinh! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi là quan tâm của rất nhiều người.

1. Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi?

Bạn Thành Vinh thân mến! Trật khớp là hiện tượng hai khớp nối với nhau bị lệch và các dây chằng bị tổn thương. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh đột ngột, té ngã, mang xách nặng… Câu hỏi trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi của bạn cũng là quan tâm của rất nhiều người. Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày.

Để rút ngắn thời gian hồi phục khi bị trật khớp cổ tay, người bệnh cần phải được xơ cứu đúng cách ngay sau khi xảy ra trật khớp, thăm khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sau đó và tiến hành điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Cách chăm sóc khi bị trật khớp cổ tay

Sau khi rời bệnh viện, bạn có thể áp dụng một vài cách chăm sóc trật khớp cổ tay tại nhà dưới đây để giảm đau và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh:

Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày.

Uống các loại thuốc bổ trợ khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Massage nhẹ nhàng vùng khớp bị trật bằng dầu nóng

Chườm nóng vùng khớp bị trật sẽ giúp giảm đau hiệu quả

Cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm việc nhà đặc biệt là các việc phải mang, xách nặng

Có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý để hỗ trợ việc hồi phục

Vận động nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh mọi tác nhân làm đau vùng khớp bị trật

Nếu cơn đau quay trở lại với cường độ mạnh hơn hoặc vết thương đột nhiên bị sưng tấy cần thăm khám lại càng sớm càng tốt.

TIN LIÊN QUAN:

  • Nguy cơ trật khớp khuỷu tay ở trẻ em do kéo tay đột ngột
  • Bị trật khớp NÊN ăn gì để nhanh khỏi và không bị đau nhức?

Khi có áp lực lên ngón tay như chấn thương, uốn mạnh ngón tay gây lệch quá mức có thể gây trật khớp. Do không nhận biết đúng tình trạng trật khớp mà người bệnh bị đau lâu hơn, thậm chí suy giảm chức năng của ngón tay. Vậy trật khớp ngón tay biểu hiện như thế nào và phương pháp điều trị như thế nào hiệu quả?

  • Hiểu ĐÚNG trật khớp là gì? Nên đi khám ở đâu tốt?
  • Những điều cần lưu ý khi bong gân cổ tay

Khi có áp lực lên ngón tay như chấn thương, uốn mạnh ngón tay gây lệch quá mức có thể gây trật khớp

Trật khớp ngón tay là gì?

Trật khớp ngón tay là tình trạng xương của các đốt ngón bị trật ra khỏi vị trí bình thường khiến khả năng vận động của các ngón tay bị gián đoạn. Khi bị trật khớp ngón tay, các dây chằng cũng có thể bị tổn thương nên cần chú ý đến các triệu chứng tổn thương để có biện pháp xử trí đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết trật khớp ngón tay

Dấu hiệu nhận biết trật khớp ngón tay chính là đau mạnh kèm theo sự biến dạng của ngón tay như cong vênh, sưng và bầm tím. Ngón tay mất khả năng uốn cong hoặc duỗi thẳng có thể kèm theo cảm giác tê, ngứa ran. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà áp dụng các phương pháp điều trị trật khớp ngón tay như nắn chỉnh hoặc điều trị ngoại khoa.

Dấu hiệu nhận biết trật khớp ngón tay chính là đau mạnh kèm theo sự biến dạng của ngón tay như cong vênh

Điều trị trật khớp ngón tay như thế nào?

Khi phát hiện trật khớp ngón tay, cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không nên tự xử lý tại nhà vì có thể khiến tay lâu khỏi hơn hoặc sưng viêm nghiêm trọng do chưa xác định được mức độ tổn thương ở ngón tay.

Thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng trật khớp và nguyên nhân tai nạn đồng thời kiểm tra các ngón tay lân cận xem có bị ảnh hưởng không. Người bệnh được chỉ định chụp X quang để đánh giá mức độ tổn thương.

Trật khớp ngón tay có thể sử dụng nẹp ngón tay để cố định hay phẫu thật đối với những trường hợp trật khớp kèm gãy xương ngón tay. Để quy trình chẩn đoán và điều trị diễn ra hiệu quả, cần thực hiện tại các cơ sở uy tín. Đáp ứng các nhu cầu này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị cho mình hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng trật khớp ngón tay đồng thời đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh, giúp ngón tay mau chóng hồi phục để không ảnh hưởng đến chức năng của cả bàn tay.

Sau khi ngón tay đã hết đau, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để ngón tay có thể hoạt động trở lại bình thường, tránh các nguy cơ tái phát trật khớp ngón tay bằng cách dùng các thiết bị hỗ trợ khi chơi thể thao, không vặn tay quá mức…

bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng trật khớp và nguyên nhân tai nạn

Nếu còn thắc mắc nào về trật khớp ngón tay, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 96 để được giải đáp.

Trật khớp ngón tay là tình trạng di lệch của xương ở các đốt ngón tay. Tình trạng này dẫn đến biến dạng ngón tay, đau đớn, các xương không thẳng hàng với khớp và không còn dính với nhau. Trật khớp xảy ra khi các xương chịu một lực tác động lớn và buộc phải trật khỏi vị trí.

Trật khớp ngón tay là một chấn thương thường gặp, không quá nghiêm trọng và có thể phục hồi hoàn toàn

Ngón cái có hai khớp và những ngón tay còn lại có ba khớp. Khớp ngón tay linh hoạt, cho phép các ngón tay duỗi thẳng và uốn cong để nắm chặt một vật hoặc thực hiện các hoạt động. Tuy nhiên khi có bất kỳ sự chèn ép vào xảy ra [chẳng hạn như bị té ngã hay chấn thương], ngón tay có thể bị trật khớp [sai khớp].

Trật khớp ngón tay thuật ngữ thể hiện cho tình trạng các xương ở đốt ngón tay bị chèn ép và buộc phải lệch ra khỏi cấu trúc của nó. Điều này khiến các xương không thẳng hàng với khớp và không còn dính với nhau.

Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào và bất kỳ khớp nào. Tuy nhiên phần lớn trường hợp trật khớp xảy ra ở khớp giữa của ngón tay trỏ, ngón giữa, ngón út và ngón áp út.

Ngón tay bị trật khớp không chỉ gây biến dạng mà còn tạo cảm giác đau đớn quanh khớp. Ngoài ra quanh khớp của bạn sẽ có dấu hiệu bầm tím và sưng to. Hầu hết bệnh nhân bị trật khớp ngón tay có thể cải thiện tình trạng bằng phương pháp nắn chỉnh [giảm đóng] và nén khớp.

Trật khớp ngón tay xảy ra khi có lực tác động mạnh khiến xương ở các đốt ngón tay bị đẩy ra ngoài hoặc có lực tác động vào đầu ngón tay bị kẹt. Tình trạng này thường xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

  • Chấn thương trong thể thao: Thường gặp ở người chơi bóng rổ, bóng truyền và bóng đá. Cụ thể quả bóng rơi vào một ngón tay đang duỗi khi bạn đang cố chặn hoặc bắt bóng. Khi có lực tác động, ngón tay bị kéo ra phía sau và đẩy xương ra khỏi khớp.
  • Té ngã: Đưa tay về phía trước khi ngã có thể gây trật khớp ngón tay. Lực tác động từ cú ngã khiến các xương của đốt ngón tay bị đẩy, vượt khỏi phạm vi chuyển động bình thường. Cuối cùng lệch ra khỏi khớp.
  • Tai nạn: Tai nạn giao thông hoặc một cú đập mạnh vào ngón tay khi đóng cửa khiến xương bị đẩy và tách ra khỏi khớp.
  • Di truyền: Một số người bẩm sinh có dây chằng yếu dễ dẫn đến tổn thương trật khớp. Bởi dây chằng là tập hợp những mô liên kết nối xương với khớp và duy trì cấu trúc.
Trật khớp ngón tay xảy ra khi xương ở các đốt ngón tay bị đẩy ra ngoài do chịu lực tác động mạnh

Trật khớp ngón tay được phân thành ba kiểu, bao gồm:

  • Trật khớp ra sau: Trật khớp ngón tay ra sau xảy ra khi có tổn thương đĩa sụn, có cấu trúc kẹt bên trong khớp. Chụp X-quang thấy một mảnh xương nhỏ di lệch và bong ra khỏi đốt giữa.
  • Trật khớp sang bên: Tình trạng này xảy ra khi có lực tác động [ở phía bên] khiến ngón tay bị vẹo sang một bên. Lúc này có thể nhận thấy khớp mất vững và sưng nghiêm trọng.
  • Trật khớp ra trước: Trật khớp ngón tay ra trước xảy ra khi phía trước chịu tác động của một lực và có di lệch xoay kèm theo.

Khi bị trật khớp ngón tay, người bệnh sẽ gặp nhiều dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Biến dạng khớp ngón tay. Khớp méo mó hoặc cong vẹo
  • Chạm vào thấy mềm
  • Xương ngón tay như bị trật ra, điển hình như xương chìa ra một bên
  • Bầm tím và sưng quanh khớp
  • Đau nhức quanh khớp
  • Không thể co, duỗi hay thực hiện bất kỳ chuyển động nào liên quan đến ngón tay bị thương

Một số triệu chứng ít gặp và nghiêm trọng:

  • Ngứa ran hoặc tê ngón tay bị tổn thương
  • Ngón tay bị thương có màu sắc nhợt nhạt
  • Xuất hiện vết thương trên da
Biến dạng khớp ngón tay, sưng tấy, đau đớn và bầm tím là dấu hiệu giúp nhận biết trật khớp ngón tay

Trật khớp ngón tay không phải là một tình trạng nguy hiểm. Mặc dù vậy, người bệnh cần đến bệnh viện và thăm khám kỹ lưỡng khi nghi ngờ ngón tay bị trật khớp, đặc biệt là sau chấn thương mạnh.

Trật khớp có thể xuất hiện đồng thời với gãy xương ngón tay hoặc bong gân. Cả hai tình trạng này đều có triệu chứng tương tự như trật khớp nên rất dễ bị nhầm lẫn. Chính vì thế rất khó để xác định loại chấn thương và áp dụng phương pháp thích hợp nếu không có trợ giúp y tế.

Không nên cố gắng tự nắn chỉnh hay di chuyển ngón tay bị trật khớp. Việc thao tác sai cách trên ngón tay bị thương có thể gây thêm tổn thương cho khớp hay cấu trúc xung quanh hoặc làm nặng hơn tình trạng.

Những trường hợp trì hoãn, không điều trị hoặc tự chẩn đoán tại nhà có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Biến dạng khớp vĩnh viễn
  • Cứng khớp ngón tay lâu dài
  • Mất khả năng vận động.

Sau khi điều trị y tế vài tuần, các ngón tay bị trật khớp có thể lành lại. Tuy nhiên thời gian hồi phục có thể kéo dài khi các mô xung quanh bị tổn thương hoặc gãy xương.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường trao đổi một số thông tin liên quan đến thời điểm và cách thức mà chấn thương xảy ra, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngoài ra quan sát và sờ nắn nhẹ nhàng có thể xác định tình trạng trật khớp.

Sau thăm khám lâm sàng, một số xét nghiệm hình ảnh sẽ được thực hiện để đánh giá ngón tay bị tổn thương.

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương bên trong cơ thể. Điều này giúp kiểm tra tình trạng trật khớp, đồng thời xác định xem liệu có gãy xương hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ [MRI]: Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô bên trong cơ thể bằng cách sử dụng sóng radio và từ trường mạnh. Từ đó xác định tổn thương của sụn, dây chằng và một số mô mềm khác. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ chỉ được chỉ định khi các mô gần khớp trật bị tổn thương đáng kể.
Trật khớp ngón tay và mức độ nghiêm trọng được chẩn đoán dễ dàng thông qua hình ảnh X-quang

Các lựa chọn điều trị trật khớp ngón tay dựa vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của trật khớp. Dưới đây là những phương pháp thường được chỉ định:

Nắn chỉnh định vị lại khớp còn được gọi là giảm đóng. Đây là phương pháp đầu tiên được dùng trong điều trị trật khớp ngón tay. Phương pháp này bao gồm những chuyển động cẩn thận để xương lệch trở về vị trí đúng của nó và liền mạch với khớp.

Trước khi thực hiện giảm đóng, người bệnh có thể được gây tê vùng bị ảnh hưởng bằng thuốc gây tê cục bộ. Điều này giúp giảm đau đớn trong khi thực hiện. Nếu một mảnh xương vẫn còn dính vào khớp, bác sĩ có thể ấn nhẹ vào xương để giải phóng nó. Cuối cùng kéo ngón tay ra ngoài để xương bị lệch trở về vị trí cũ.

Sau khi nắn chỉnh, người bệnh được yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra vị trí của xương và sự liên kết của các xương trong khớp.

Sau khi định vị lại xương lệch, người bệnh được nẹp ngón tay để giữ cho xương luôn ở vị trí đúng. Phương pháp này giúp ngăn những cử động không cần thiết, tạo hình lại ngón tay. Đồng thời ngăn chấn thương hoặc trật khớp trở lại.

Khi điều trị, bệnh nhân được hướng dẫn đeo nẹp. Thiết bị này chứa một dải kim loại cứng giúp cố định và hỗ trợ xương bị gãy/ trật. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được khuyên băng bó ngón tay tổn thương vào ngón tay liền kề. Phương pháp này giúp hỗ trợ ngón tay bị thương trong khi tăng phạm vi chuyển động của ngón tay.

Nẹp ngón tay thường được sử dụng trong vài tuần, đến khi ngón tay bị thương ổn định hoàn toàn. Không nên đeo nẹp vượt khỏi thời gian quy định. Bởi điều này có thể làm giảm khả năng vận động của ngón tay và gây cứng khớp vĩnh viễn.

Nẹp ngón tay để giữ cho xương luôn ở vị trí đúng, ngăn những cử động không cần thiết, tạo hình lại ngón tay

Gãy xương có thể xảy ra đồng thời với trật khớp ngón tay khi có lực tác động rất mạnh hoặc ngón tay bị kẹt trong một tư thế khi tiếp xúc với vật. Lúc này đoạn xương tổn thương có thể gãy đôi hoặc gãy thành nhiều mảnh riêng biệt.

Đối với trường hợp này, bệnh nhân được giảm đóng và nẹp lại để ổn định xương. Đồng thời tạo điều kiện cho tổn thương lành lại. Trong nhiều trường hợp khác, bệnh nhân bị gãy xương ngón tay được yêu cầu sử dụng dây cố định – K [K-wire fixation]. Đây là những thanh kim loại mỏng được cấy vào để giúp các mảnh xương được ổn định.

Phẫu thuật điều trị trật khớp ngón tay cho những trường hợp sau:

  • Trật khớp kèm theo rách dây chằng
  • Gãy xương nghiêm trọng cần giảm mở
  • Trật khớp nghiêm trọng, không thể nắn chỉnh định vị lại xương tổn thương.

Điều trị bằng phẫu thuật giúp đưa xương gãy/ lệch về vị trí giải phẫu của nó, ổn định khớp. Đồng thời giúp giảm đau và phục hồi khả năng vận động của ngón tay tổn thương. Phương pháp này hầu như không làm tổn thương những cấu trúc xung quanh khớp ngón tay trật.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân đeo nẹp để ổn định xương và đốt ngón tay tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho tổn thương mau lành, tránh những cử động khiến trật khớp/ chấn thương tái phát.

Phẫu thuật khi trật khớp kèm theo rách dây chằng, không thể nắn chỉnh định vị lại xương tổn thương

Trong khi ngón tay lành lại, người bệnh được hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị. Cụ thể:

  • Giữ gìn vệ sinh: Luôn giữ cho thanh nẹp sạch sẽ và khô ráo.
  • Nâng cao tay: Ngồi hoặc nằm nghỉ với ngón tay bị thương cao hơn tim. Biện pháp này giúp giảm sưng hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi và bất động: Để ngón tay tổn thương nghỉ ngơi. Tránh cử động hay di chuyển ngón tay qua lại trong quá trình chữa bệnh. Bởi điều này có thể khiến trật khớp thêm nghiêm trọng.
  • Chườm đá: Chườm đá mỗi ngày 3 lần, tối đa 20 phút để giảm viêm, sưng và đau. Sử dụng túi đá hoặc khăn bông bọc đá lạnh. Sau đó đặt lên ngón tay bị tổn thương. Không áp trực tiếp đá lạnh lên tay để tránh tổn thương da.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Sử dụng thuốc không kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể như Acetaminophen và Ibuprofen. Những loại thuốc này có thể giúp giảm sưng và đau hiệu quả.
  • Luyện tập đúng cách: Thường xuyên co duỗi và thực hiện những bài tập ở ngón tay do bác sĩ trị liệu khuyến nghị. Việc luyện tập giúp hỗ trợ giảm đau và ngăn cứng khớp sau bất động lâu ngày. Đồng thời cải thiện tính linh hoạt, phạm vi và khả năng vận động của ngón tay bị tổn thương.

Sau khi tháo nẹp, người bệnh được chỉ định liệu pháp vận động hoặc vật lý trị liệu để hồi phục. Trong quá trình này, người bệnh được hướng dẫn một số bài tập thích hợp để tập chuyển động ngón tay, khớp co – duỗi đúng cách. Đồng thời tăng khả năng vận động và sức mạnh của khớp tổn thương.

Để tăng khả năng vận đông và giảm độ cứng cho khớp, một số liệu pháp khác như xoa bóp và nhiệt cũng có thể được chỉ định. Những phương pháp này cần được thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Thông thường người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trong vòng vài tuần sau chấn thương [khoảng 6 – 8 tuần]. Tuy nhiên cần mất 6 tháng để ngón tay tổn thương lành hẳn.

Đối với những trường hợp điều trị y tế không kịp thời hoặc trật khớp kèm theo gãy xương ngón tay nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị cứng khớp và đau kéo dài, thậm chí là vĩnh viễn.

Mất vài tuần để sinh hoạt bình thường và mất 6 tháng để ngón tay tổn thương lành hẳn

Sau hồi phục trật khớp ngón tay có nhiều khả năng tái phát trong tương lai. Chính vì thế các biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng để ngăn ngừa.

  • Thận trọng trong tất cả các hoạt đông để tránh ngón tay bị tổn thương và trật khớp.
  • Luôn đeo thiết bị bảo vệ [như băng dính] khi chơi thể thao. Ngoài ra nên nẹp ngón tay nếu có thể. Điều này có thể bảo vệ ngón tay của bạn khỏi một chấn thương khác khi chơi thể thao.
  • Thúc đẩy khả năng vận động bằng một số bài tập phù hợp theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu. Điều này giúp tăng tính linh hoạt, tăng sức mạnh cho cơ bắp, gân và dây chằng. Đồng thời cải thiện sự dẻo dai. Từ đó ngăn ngừa chấn thương dẫn đến trật khớp ngón tay.
  • Loại bỏ những vật dụng gây cản trở nên sàn và không đi bộ khi cảm thấy không ổn định [chẳng hạn như chóng mặt, hoa mắt…]. Điều này giúp giảm nguy cơ té ngã, hạn chế chấn thương ở ngón tay.
  • Không đeo nhẫn khi chơi thể thao.
  • Bổ sung các thành phần tốt cho xương khớp và cấu trúc xung quanh thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Cụ thể ăn nhiều rau lá xanh, sữa chua, thịt, cá béo, trứng, các loại đậu, hạt, quả hạch, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, trái cây tươi… có thể bổ sung canxi, vitamin C, vitamin D, protein và axit béo omega-3. Những thành phần này có tác dụng chống viêm, cải thiện mật độ xương và duy trì sức khỏe xương khớp, nuôi dưỡng các cấu trúc xung quanh đốt ngón tay. Từ đó tăng sự chắc khỏe và linh hoạt, giảm nguy cơ trật khớp ngón tay.
Bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho xương khớp và cấu trúc xung quanh để ngăn ngừa trật khớp ngón tay

Trật khớp ngón tay là một chấn thương thường gặp, xảy ra do có lực tác động mạnh khi ngón tay bị kẹt hoặc đang duỗi thẳng. Chấn thương này không quá nghiêm trọng, ngón tay có thể lành lại hoàn toàn khi sớm điều trị y tế.

Ngược lại những trường hợp không chữa trị kịp thời có thể bị mất khả năng vận động, cứng khớp và biến dạng vĩnh viễn. Do đó bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay khi bị chấn thương.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề