Bm ngâm là gì

Quảng cáo Facebook mang lại nhiều cơ hội kiếm tiền, bán hàng online cho mọi người nhưng kèm theo đó là không ít các vấn đề rất đau đầu cho nhà quảng cáo.

Việc tài khoản ads đang dùng ngon lại lăn đùng ra chết là một vấn nạn khiến cho:

  • Người mới: cảm thấy chán nản, kết luận Facebook không tiềm năng & không biết làm sao để việc học tập & thực hành chạy quảng cáo được suôn sẻ.
  • Người chạy lâu năm, đang kinh doanh lãi trên Facebook: phải dừng camp hoặc thậm chí mất tài sản camp đang win ngon đột ngột & ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh.

Bản thân mình từng nhiều lần bị chết tài khoản như rạ mà không rõ lý do, khiến việc đẩy ads cho kinh doanh hay làm affiliate đều bị trì trệ, tổn thất không nhỏ. Thời gian qua, thị trường VN bị Mark xoăn o ép khá nhiều, tất cả đều do giới Black Ads gây ra mà hậu quả lại do anh em chạy sạch chúng ta gánh. Tài khoản quảng cáo và nguồn via ngày một hiếm, giá cả tăng cực cao. Ngày xưa 1 link BM5 limited 350$ chỉ có 20k, giờ nó tăng gấp 10 lần, giá BM1 limited 50$ từ thời không ai thèm, giờ nó có giá gần 20k. Vậy mình làm gì được với BM1 limited 50$?

Dươi đây là chia sẻ của 1 Publisher  của AdFlex. Thật lòng mà nói, không có cách nào biến BM1 thành BM5 ngay lập tức được, cái gì cũng cần có một chút kỹ thuật và thời gian. Nếu bạn đang tìm một tút “ăn sổi ở thì” thì bài này sẽ không dành cho bạn.

KIẾM TIỀN VỚI ADFLEX NGAY

Do Việt Nam chạy bùng ngưỡng quá nhiều nên Mark nó hạ ngưỡng xuống còn 50$ và chỉ có 1 tkqc, hạn chế tất cả các quyết và yêu cầu tuân thủ chính sách của nó trong một vài tuần. Bên cạnh đó, nó có khá nhiều ngưỡng giới hạn như: 232k. 550k, 1100k [50$], 5m8 [350$], 32M….nhưng hiện tại BM trên thị trường đa số limited 50$~1m1.

Tư duy ngược lại một chút, Mark nó cho nhiều ngưỡng, đồng nghĩa là mình có thể nhảy ngưỡng nếu như “tuân thủ chính sách trong vài tuần” như nó nói. Vâng, hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn làm sao để “tuần thủ chính sách” nhưng chỉ trong 1-2 tuần tùy độ đẹp trai của bạn!

ĐẶC BIỆT: VẪN VÍT ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI!

  1. Link BM50$ mua ở đâu cũng được mà phải verify mail sẵn để về đỡ verify. Giờ thì loại này cũng rẻ.
  2. Via trust: loại Via Việt cổ tầm 2015-2016 có 2fa, backup đầy đủ. Mua về tương tác 1-2 ngày cũng ổn. Min 2 Via Việt. BẮT BUỘC PHẢI VIA CỔ
  3. BM5 đã die Tài khoản quảng cáo[TKQC] chưa die doanh nghiệp.
  4. Một máy tính hoặc máy ảo có IP, MAC sạch. Tức là chưa bị Mark cắm cờ, bùng, chạy hàng cấm….

Bước 1: Dùng Via trust đã tương tác vài ngày nhận link BM, nếu via không tốt sẽ dễ bị checkpoint, die BM ngay từ bước này. Via nhận BM ảnh hưởng 60% tới tuổi đời của BM.

Bước 2: Link BM mua về thường là loại tạo bằng tool nên thông tin trắng [như hình bên dưới].

Hình ảnh mô tả

Lúc này bạn cập nhật tất cả thông tin doanh nghiệp sang US. Nhiều bạn sẽ quên bước này, dẫn để Bm nhiều khi chưa xài nó đã ngủm hoặc vừa lên camp đã ngủm. Facebook sẽ ưu tiên quét BM trắng trước tiên vì thế đừng ngần ngại mà cập nhận info nhé. Đổi info xong ngâm khoản 1 ngày rồi qua bước 3.

Bước 3: Fake IP sang US hoặc Sing, TBN để tạo TKQC để tránh die BM. [nếu via mạnh có thể không cần fake cũng được], phần mềm fake IP thì nhiều.

Bước 4: Share toàn bộ TKQC vừa tạo được qua BM5 đã die tkqc dưới quyền đối tác. Share ít thôi, tầm 5TKQC/bm là được.

LƯU Ý: Via cầm BM5 die TKQC cũng phải là via trust và phải tách biệt với via nhận link BM. Cho BM5 này nhận sẵn pixel luôn.

Bước 5: Thêm TKQC vừa được share vô pixel rồi ủy quyền cho via trust để set Ads.

Via cầm BM5 đã die TKQC cũng phải là via trust để set Ads lần đầu cho TKQC không bị ngủm.

Bước 6: Cách set Ads với loại TKQC này.

Nguyên liệu của mình bao gồm: 2via trust-máy ảo trust nên mình thường bỏ qua giai đoạn chạy mồi. Vô là có thể chạy thẳng chuyển đổi luôn, lấy ID post mà chạy hoặc set camp mới cũng được vì kiểu gì nó cũng rất khó ngủm ngay lần đầu.

Chạy camp đầu tiên trên TKQC thì nên set ngân sách nhỏ thôi, tầm 4-500k đổ lại là vừa. Còn nếu bạn có gan to, thì set thêm 1 chiến dịch nữa sẽ rút ngắn thời gian lại.

Nếu may mắn, camp bạn ngon thì cứ để im đó, không tăng, không giảm ngân sách, để tầm 1-2 tuần, khi cắn đủ 5-6 triệu ~ ngưỡng limited tiếp theo [350$] thì nó tự mở ngưỡng và mở giới hạn TKQC  thành BM5. Bạn có thể vào phần Tạo chiến dịch và coi nó nâng ngưỡng lên chưa.

Mình đã thu về được tầm 7-8 cái BM5 theo cách này. Nhưng mà mình vít toàn 900k/tkqc ngay lần đầu rồi để im đó theo dõi. Tầm hơn 1 tuần là nó mỡ ngưỡng.

Ưu điểm của cách này là nó ổn định, vẫn vít được chuyển đổi mà vẫn có khả năng kiếm được BM5 để xài.

Nhược điểm của nó là hơi lâu vì mình chơi đúng luật. Còn nếu muốn có BM5 xài nhanh thì bạn nên đi mua cho lẹ.

🙂]]

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Nếu bạn dùng pre-landing page VPCS thì nên cloaking cho cẩn thận. Nếu không vài ngày nó ngủm thì không phải lỗi do mình chỉ sai đâu nha. Nguyên tắc vẫn là làm sao cho nó sống lâu và tiêu nhiều tiền càng tốt! Thế nên cloaking là điều bắt buộc.

Hi vọng những kinh nghiệm ít ỏi trên sẽ có ích cho Publisher,chúc các Publisher thành công và bùng nổ mạnh mẽ về doanh thu cùng sự kiện AdFlex !

KIẾM TIỀN VỚI ADFLEX NGAY

Dưới đây là những gì mình đang làm trong thời gian qua và hầu như mình chỉ bị khoảng 10% các trường hợp die BM bị xac minh danh tính và xác minh doanh nghiệp:

  • Giống như những bài viết trước mình vẫn tuân thủ 1 ip 1 via và ngâm via càng lâu càng tốt
  • Tạo BM trên chính via gốc này và quên nó đi sau 1-2 tháng thì lấy ra xài
  • 1 via login tối đa 10 BM 
  • Via thì nên xài via EU nếu ko có EU thì US vẫn ok nhé
  • Hiện tại link BM kháng về đang là hàng hót trên thị trường nhưng link này cũng gặp vấn đề nếu via gốc của BM die thì khi BM die lại cũng sẽ bị bắt xác minh như thường.
  • Nếu bạn ko có điều kiện thì mua link BM new đc tạo  ngâm trên 1 tuần và ngâm trong via trong khoảng 1-2 tháng sau đó sử dụng
  • BM tạo trong via gốc mình đang nuôi cũng nên ngâm 1-2 tháng  và nếu bị xác minh danh tính thì up 1 Passport hay bằng lái bất kì theo quoc gia của via là pass nhé
  • Với BM tạo từ chính via mình đang ngâm nếu die kháng vê thì chạy rất khỏe 
  • Hạn chế việc share nguyên 1 BM sang 1 via khác để chay ads. BM nằm trên via nào thì để nằm im đó.
  • Chọn 1 BM xác minh khỏe để tạo Pixel và share toàn bộ tk muốn chay ads vào con BM pixel hoặc 1 BM khác nếu ko muốn liên quan BM pixel.
  • Via nào bị hạn chế quảng cáo thì share BM Pixel hoặc via nắm tk ads qua via khác chạy vô tư.

P/s: Vấn đề chính vẫn là via, ngâm via và ngâm BM. Ngâm càng lâu trên 1 ip cố định thi càng trust. 

- Nguồn Fb Phan Quoc Viet -

Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook bạn sẽ thường gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành và không thể hiểu được ý nghĩa của chúng, dù có search Google cũng không có.

Đa phần các thuật ngữ này thường được gọi theo cách tự nhiên và không có quy tắc.

Chẳng hạn, ngày mới bắt đầu Facebook Ads thì mình không hiểu việc chạy chiết khấu là gì, via hoặc nick clone là gì,… và cứ mỗi lần tìm hiểu các kinh nghiệm trên Facebook thì lại phải comment xuống bên dưới để hỏi ý nghĩa từng cái.

Ở bài viết này, mình sẽ tổng hợp lại một số thuật ngữ mà bạn cần phải biết khi chạy Facebook Ads.

Reach

Reach là số lượt tiếp cận của bài viết đến người dùng.

Reach có 2 loại:

  • Reach trả phí [bỏ tiền mua quảng cáo]: tức là bạn phải bỏ tiền ra mua quảng cáo thì mới tiếp cận được đến người dùng.
  • Miễn phí [tiếp cận tự nhiên]: là những lượt tiếp cận tới người dùng mà không bỏ thêm chi phí, ví dụ như một ai đó share bài viết của bạn và bài viết đó lại xuất hiện trên newsfeed của một người dùng khác, đây được gọi là lượt tiếp cận tự nhiên hoặc tiếp cận không phải trả phí.
Reach tự nhiên và reach trả phí

Số lượt tiếp cận người dùng càng nhiều thì khả năng bán được hàng và làm cho người dùng biết đến thương hiệu của bạn càng cao.

Trên mạng, bạn có thể một số người thảo luận về tut trick “bắn reach” tức là bạn sẽ sử dụng một vài lỗ hỏng của Facebook để chạy tiếp cận đến nhiều người với chi phí cực thấp.

Việc bắn reach không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả và mang lại lợi nhuận, bạn có thể tìm một số dịch vụ hỗ trợ bắn reach vì họ đã chuẩn bị các thứ đầy đủ, chỉ cần bạn bỏ tiền là họ sẽ chạy giúp bạn nhanh chóng hơn.

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình

CPM

CPM [Cost per 1000 impression] là giá tiền trên 1000 lần hiển thị.

Một vài nhóm quảng cáo của mình chạy để nuôi tài khoản

Cách tính tiền khi chạy quảng cáo Facebook là dựa trên số lần hiển thị quảng cáo, tức là khi quảng cáo của bạn tiếp cận đến người dùng thì bạn sẽ bị tính tiền.

Nếu bạn chạy quảng cáo mà bị đắt, thì đa phần mọi người sẽ thường hỏi chỉ số CPM của bạn là bao nhiêu.

Chỉ số CPM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: content ads, target, độ cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo,…

Có những trường hợp CPM lên tới 400.000đ, 500.000đ, 1.000.000đ nhưng vẫn ra đơn rẻ thì quảng cáo đó vẫn được gọi là rẻ, nhưng đôi khi có những mẫu quảng cáo khi chạy thì 30.000đ/CPM – 60.000đ/CPM nhưng lại không ra đơn thì nó gọi là đắt.

Hoặc cũng có thể gọi đó là chiến dịch win [thắng] hay lose [thua]

Chỉ số CPM không phải là chỉ số quyết định giá ads đắt hay rẻ, nó đơn giản là để cho bạn dự đoán được giá quảng cáo khi chạy mà thôi.

CTR

CTR [Click through rate] là tỉ lệ click chuột vào mẫu quảng cáo trên tổng số lần hiển thị.

Cách tính chỉ số CTR rất đơn giản:

CTR= [Số lượt click / Số lượt hiển thị] x 100

CTR trung bình của mình

CTR là một chỉ số khá là quan trọng, nó thể hiện mẫu quảng cáo của bạn có tốt và đạt hiệu quả không. Content như sh***t hoặc target sai đối tượng thì CTR tất nhiên sẽ thấp.

Thông thường các nhà quảng cáo chuyên nghiệp sẽ dựa vào chỉ số CTR để đưa ra các quyết định nên tắt mẫu quảng cáo hay là tiếp tục chạy.

Chỉ số CTR sẽ tùy thuộc vào target, độ hấp dẫn của content ads,… và còn tùy thuộc vào ngách sản phẩm mà bạn đang chạy nữa.

CPC

CPC [Cost per click] giá tiền trên mỗi lượt click vào mẫu quảng cáo của bạn.

Công thức tính CPC là:

CPC= Số tiền đã tiêu / số lượt click vào quảng cáo

Chỉ số CPC sẽ thể hiện cho bạn biết là quảng cáo của bạn hiện tại có đang rẻ không, vì cơ bản CPC phụ thuộc vào CPM và CTR. Nếu CTR của bạn cao thì CPC sẽ càng thấp.

“Vít” hoặc “scale”

Vít hoặc scale có nghĩa là đã tìm ra được content ads win rồi, bây giờ chỉ cần bỏ thật nhiều tiền vào để chạy ra lợi nhuận mà thôi.

Thông thường các nhà quảng cáo sẽ có 2 cách để scale đó là nhân nhóm quảng cáo hoặc tăng ngân sách để tiếp cận được nhiều người hơn. Đôi khi còn bắt đầu mở rộng và chạy sang một tệp khách hàng mới.

Hiểu đơn giản, “vít” hay “scale” là khi đã tìm được content win rồi thì sẽ dùng nhiều tiền hơn để chạy. Tức là nhân rộng quy mô của chiến dịch mà bạn đã có kết quả khả quan.

ROI

ROI [Return On Investment] là chỉ số lợi nhuận mà bạn đạt được sau chiến dịch quảng cáo.

Công thức tính ROI sẽ là:

ROI = [Doanh thu – chi phí] / 100

Chẳng hạn bạn chạy 100k mà lãi 300k thì ROI sẽ là 300%, tức gấp 3 lần ngân sách bạn bỏ ra.

Lead

Lead trong marketing được hiểu là những khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

“Thu được leads” tức là bạn thu thập được data của nhiều khách hàng tiềm năng đó. Chẳng hạn như tên, email hay số điện thoại của họ.

Lead chưa chắc đã là khách hàng mua thực sự, họ chỉ đơn giản là người quan tâm đến dịch vụ của bạn thôi.

Ví dụ, khi bạn gặp một mẫu quảng cáo mua hàng trên Facebook, sau đó bạn nhấn vào mẫu quảng cáo đó và để lại thông tin bao gồm số điện thoại, email, tên,… thì đó được xem là 1 lead.

Chạy chiết khấu, chạy bùng

Nếu mà bạn đã từng dạo qua các group về chạy quảng cáo Facebook hoặc ở một số group digital marketing thì dễ dàng tìm thấy các nội dung như chạy chiết khấu 30%, 40%,…

Chạy chiết khấu 30% có nghĩa là bạn chạy 10 triệu nhưng chỉ tốn 3 triệu tiền bỏ ra mà thôi.

Vì bản chất khi chạy quảng cáo ở Facebook đó là bạn sẽ trả tiền sau khi đã đạt đến ngưỡng, thường thì Facebook sẽ có các ngưỡng trả tiền như: 50.000đ – > 110.000đ -> 160.000đ -> 560.000đ -> 1.100.000đ -> … 20.000.000đ, thậm chí nếu tài khoản bạn có lịch sử chạy tốt thì có thể gửi hỗ trợ để xin lên ngưỡng nợ là 40.000.000đ hoặc lên tới 100.000.000đ.

Sở dĩ có việc chạy chiết khấu là do nhiều bên họ chuẩn bị nhiều tài khoản có ngưỡng nợ cao.

Ví dụ cá nhân mình có hơn 50 tài khoản quảng cáo đang ở ngưỡng nợ là 14.000.000, thì tức là bây giờ mình đang có khả năng nợ tiền quảng cáo Facebook lên tới 14.000.000đ x 50 = 700.000.000đ.

Nhưng mình lại không có content hoặc không có sản phẩm gì tốt để chạy nên mới quyết định tìm ai có nhu cầu để ra cái giá chiết khấu “hời hợt“, tức là mình sẽ chạy cho bạn 700.000.000đ và chỉ lấy 30% trong đó thôi.

Đối với cá nhân mình thì không thích việc chạy chiết khấu một chút nào cả, nó ảnh hưởng rất nhiều đến những người khác và khi mà bạn đi tìm các dịch vụ chạy chiết khấu là bạn đang tiếp tay, ủng hộ những người làm dịch vụ bùng tiền quảng cáo của Facebook.

Từ 2017 tới nay rất nhiều người đã lợi dụng việc chạy bùng để kiếm lợi nhuận, nên Facebook ngày càng update và giết rất nhiều tài khoản có dấu hiệu muốn bùng, thậm chí bây giờ nếu mà bạn muốn bùng thì cũng rất khó.

Việc chạy chiết khấu không đơn giản là bùng đâu, chạy chiết khấu như thế thì fanpage của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì Facebook sẽ ghi nhớ rằng fanpage này đã chạy ở một tài khoản không trả tiền, nguy cơ bạn sẽ bị “chết fanpage” là rất có khả năng xảy ra.

Chạy mass

Chạy mass là một thuật ngữ để nói về việc chạy mà không target [hoặc target sơ sơ, chỉ target tuổi, giới tính hoặc vị trí địa lý]. Ưu điểm khi chạy mass là giá CPM của bạn rất là rẻ.

Facebook hay Google ngày càng muốn đơn giản hóa việc target đi, bởi vì dữ liệu mà họ đã thu thập đã quá đủ rồi. Và công nghệ của họ ngày cảng cải tiến nên họ muốn những người không có kỹ năng công nghệ cao cũng có thể chạy quảng cáo.

Mỗi một mẫu quảng cáo khi mà bạn chạy, Facebook có thể hiểu và phân tích nội dung mẫu quảng cáo đó và đưa nó đến một tệp khách hàng mà Facebook cảm thấy phù hợp nhất, nói chung việc chạy mass nó chỉ đơn giản là target vào độ tuổi chứ không đi sâu vào sở thích, hành vi của khách hàng.

Có thể bạn từng tham gia một lớp học Facebook Ads nào đó, ở đó họ sẽ chỉ bạn vẽ ra chân dung khách hàng, nào là thích xem gì, dùng điện thoại gì, mối quan hệ như thế nào,… nhưng đôi khi những điều đó nó không đúng với thực tế.

Một tài khoản Facebook có thể để lịch sử là kết hôn với người này, người kia nhưng trong thực tế thì chắc gì họ đã kết hôn.

Tuy nhiên, sau khi mà mình đã test rất nhiều hình thức chạy quảng trên Facebook như:

  • Web converstion
  • Click to web
  • Messenger
  • Like fanpage, tương tác.

Thì mình nhận thấy chạy mass phù hợp nhất với hình thức chạy chuyển đổi [web converstion].

Bản chất khi chạy web converstion thì bạn sẽ có một mã pixel, đoạn mã này sẽ tối ưu cho bạn và tự động tìm tới các người dùng có khả năng thực hiện mục tiêu bạn muốn trong chiến dịch quảng cáo [mua hàng, hoàn tất đăng ký].

Ở phần trên mình vừa nói tới những ưu điểm và lợi thế khi chạy mass, nhưng ở một số ngành hàng, sản phẩm khác thì bạn không nên chạy mass và thay vào đó cần phải target sâu hơn để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ví dụ, bạn chạy hàng phong thủy và những đồ vật tâm linh thì khi target, bạn phải target xung quanh các sở thích, hành vi của người dùng như là: thích đạo Phật, đi chùa, tuổi từ 28 – 60, sống ở vị trí nào, thích các trang liên quan đến tôn giáo,…

Target sâu có nghĩa là phải phân tích đặc điểm, thói quen, hành vi, sở thích của khách hàng và cài đặt quảng cáo để nhắm tới họ.

Bản chất của Facebook Ads là mua bán vị trí quảng cáo, khi bạn target sâu vào tệp khách hàng thì nó đồng nghĩa với việc bạn đang yêu cầu Facebook bán cho bạn nhiều dữ liệu, thông tin hơn về tệp khách hàng và đưa mẫu quảng cáo đó tới họ [những khách hàng tiềm năng].

Khi target sâu thì CPM của bạn sẽ cao hơn so với việc chạy mass và nếu bạn target tốt thì khả năng bán được nhiều đơn hàng là rất cao.

Mình sẽ không nói chính xác được là bạn nên target sâu hay chạy mass sẽ tốt hơn, mỗi một nhà quảng cáo cần phải tự phân tích và đưa ra lựa chọn, testing A/B cho từng chiến dịch thì mới nói chính xác cụ thể được.

Vì thế, nếu bạn muốn biết sản phẩm của bạn có nên chạy target sâu hay chạy mass để có lợi nhuận tốt, thì việc cần làm đó chính là test mà thôi.

Acc via và nick clone

Acc via

Acc via hay gọi đơn giản là “via” là những tài khoản Facebook hoạt động bình thường nhưng do những hacker đã tìm cách nào đó để chiếm đoạt quyền sở hữu tài khoản đó.

Thông thường bạn sẽ thường nghe đến việc via đã change info và chưa change info, việc change info rồi thì sẽ làm cho người dùng không có cách nào lấy lại được tài khoản Facebook nữa.

Đa phần những người mua acc via về chủ yếu là để tạo thêm tài khoản quảng cáo hoặc dùng để test các tut tricks của Facebook.

Đăng bài mua via trong cộng đồng isocial

Việc mua via khá phổ biến trên các group về Facebook Ads, giá mỗi acc via trước đây mình từng mua là rơi vào tầm 20.000đ-30.000đ, via sẽ có loại tương tác và loại không tương tác nhé. Nếu bạn mua để tạo tài khoản quảng cáo thì nên mua loại có tương tác hoặc là via cổ [tức là tài khoản này đã được tạo từ nhiều năm trước].

Nick clone

Là những tài khoản Facebook ảo được lập ra với các mục đích khác nhau, đa phần những người tạo nick clone là để không muốn ai biết mình đang sử dụng Facebook vì lí do cá nhân. Các nick clone sẽ không có nhiều tương tác, chủ yếu là dùng để ẩn danh.

Ví dụ mình mình đang gia nhập một group về “tình yêu và couple“, nhưng khổ nổi mình không biết tán gái như thế nào và cái bạn mà mình crush lại có trong cái group đó, nên mình muốn đăng một bài vào group để mọi người giúp đỡ và chỉ cách cho mình nhưng lại không muốn ai biết danh tính, lúc này thì mình sẽ dùng một nick clone không có nhiều thông tin để xin đăng bài vào.

Nếu bạn chạy quảng cáo Facebook thì nick clone chỉ có tác dụng để like share comment tạo tương tác bài viết trên fanpage chứ không hỗ trợ việc tạo tài khoản quảng cáo Facebook, nếu tạo được thì rất dễ bị checkpoint hoặc chết tài khoản rất nhanh.

BM 1, BM 2, BM 5, BM 30, BM 2500

BM [Business manager] là những tài khoản doanh nghiệp của bạn trên Facebook, trước đây mỗi một tài khoản Facebook sẽ tạo được 2 BM và mỗi BM sẽ được tạo 1 tài khoản quảng cáo gọi là BM 1 [do nó có 1 tài khoản quảng cáo].

Khi bạn chạy quảng cáo và đã thanh toán qua ngưỡng đầu tiên thì được phép tạo thêm 4 tài khoản quảng cáo tiếp, tức là mỗi BM lúc này sẽ có 5 tài khoản quảng cáo [gọi là BM 5].

BM5 của mình

Nhưng ở năm 2019 này thì Facebook họ đã update, thay đổi một số thứ. Chẳng hạn như việc lên BM 5 đã không còn dễ dàng và phổ biến nữa.

Thay vào đó là những BM 30 và BM 2500 [tức là mỗi BM có 30 tài khoản quảng cáo hoặc có 2500 tài khoản quảng cáo], để lên được số lượng tài khoản quảng cáo lớn như thế này thì bạn cần phải có giấy giờ như là mã số thuế, giấy đăng ký doanh nghiệp,… để Facebook duyệt thì mới lên được BM 30, BM 2500.

Checkpoint

Checkpoint là một cách mà Facebook giúp bạn bảo vệ tài khoản để phòng tránh trường hợp ai đó lấy cắp nick của bạn.

Các tài khoản sẽ dễ bị checkpoint nếu như đăng nhập ở nhiều thiết bị khác nhau hoặc có một hoạt động gì đó bất thường.

Về phía các nhà quảng cáo khi đi mua các loại via, nick clone về thì việc gặp checkpoint là rất thường xuyên luôn.

Một trong những via của mình bị checkpoint

Checkpoint có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu dạng checkpoint xác định danh tính bạn bè và mở ra là dễ nhất.

Những cao thủ bán via họ thường có backup friend của nick via lại để bán kèm luôn, nên bạn sẽ thấy có nhiều người đăng tin mua via có full backup là để mở checkpoint đấy.

Hoặc nếu ai dùng các hệ thống quản tài khoản via thì nó có cài đặt tự động mở checkpoint luôn.

Kết

Trên đây là một vài thuật ngữ mà khi bước vào Facebook Ads bạn sẽ thường thấy các nhà quảng cáo sử dụng với nhau.

Có thể trong bài viết mình chưa liệt kê hết được các thuật ngữ thường gặp trên Facebook, chính vì thế nếu bạn có thể góp ý và bổ sung cho mình để hoàn thiện bài viết hơn thì có thể để lại bình luận bên dưới để nhắc nhở mình thêm nhé!

Và đừng quên, nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận để nhận được sự hỗ trợ nha!

Video liên quan

Chủ Đề