Bộ tứ quad là gì

Tại hội nghị, Lãnh đạo của bốn nước đã thảo luận 8 vấn đề quan trọng. Cụ thể như sau:

- Một là, về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các Nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ khẳng định quyết tâm duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và  khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ không bị áp đặt bởi mọi hình thức cưỡng bức quân sự, kinh tế và chính trị.

- Hai là, thành lập quỹ học bổng Bộ Tứ (Quad fellowship). Theo đó, các Nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ đồng ý tăng cường mối quan hệ và giao lưu nhân dân, trong đó nhanh chóng khởi động học bổng trong nhóm. Mỹ sẽ tiếp nhận 100 suất học bổng từ các nước thành viên còn lại sang học tập tại Mỹ trong các lĩnh vực khoa học cơ bản (STEM).

- Ba là, hợp tác đối phó với Covid-19 và an ninh y tế toàn cầu. Các Nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ đã ghi nhận kết quả hợp tác hỗ trợ và cung cấp nguồn vaccine Covid-19 trên toàn cầu. Các nước đồng ý tiếp tục chia sẻ vaccine theo hướng an toàn, hiệu quả với mức giá có thể chấp nhận. Ngoài ra, nhóm còn cam kết thúc đẩy hợp tác với cơ chế y tế toàn cầu của Liên hợp quốc (UHC).

- Bốn là, về khủng hoảng Ucraina, các Nhà lãnh đạo bốn nước đã xem xét các phản ứng trong nhóm đối với cuộc xung đột tại Ucraina và cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay tại Ucraina, đồng thời tập trung đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng này đối với an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

- Năm là, hợp tác nâng cao nhận thức về hàng hải. Hội nghị đã khởi động sáng kiến nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải (IPMDA), nhằm hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ thông tin biển cho các nước trong khu vực, bao gồm cả Đông Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương; cùng tăng cường nâng cao nhận thức biển, thúc đẩy sự ổn định, thịnh vượng tại các vùng biển của khu vực.

- Sáu là, hợp tác về cơ sở hạ tầng. các Nhà lãnh đạo nhóm tái khẳng định cam kết chung về hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trong đó cùng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giải quyết nợ đọng bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19.

- Bảy là, hợp tác giải quyết thách thức biến đổi khí hậu. Hội nghị đã đưa ra kế hoạch "giảm nhẹ" và "thích ứng" (hay còn gọi Q-Champ); khuyến khích hợp tác ký kết Bản nghi nhớ đa dạng hóa nhà cung cấp trong lĩnh vực công nghệ 5G và sau 5G, nhằm nâng cao khả năng tương tác, cũng như bảo mật thông tin giữa các nước thành viên và trên toàn cầu.

- Tám là, thúc đẩy hợp tác về không gian và khoa học trái đất. Các Nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ đã tích cực thảo luận về việc cải tiến khả năng tiếp cận ứng dụng và dữ liệu vệ tinh giám sát Trái Đất. Các nước đồng ý hợp tác xây dựng lộ trình giám sát và phát triển bền vững trong lĩnh vực khoa học Trái đất dựa trên các nỗ lực chia sẻ dữ liệu không gian. Đặc biệt là việc cung cấp cổng dữ liệu vệ tinh QUAD, giúp liên kết các dữ liệu vệ tinh quốc gia.

Cuối cùng, các Nhà lãnh đạo nhất trí Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ  lần thứ năm sẽ do Australia đăng cai tổ chức vào năm 2023.

Bộ tứ quad là gì

Lãnh đạo các nước thành viên đã có nhiều điểm đồng tại Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại Tokyo. Ảnh: AP

Trong một diễn biến khác, đáp lại tuyên bố của phía Mỹ đưa ra vào ngày 23/5 về việc khởi động khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF), chiều 24/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) cho rằng thành công của nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương nằm ở sự cởi mở, hợp tác và cùng có lợi.  Các sáng kiến ​​liên quan phải đóng góp vào sự thịnh vượng và phát triển của khu vực, cởi mở và hòa nhập hơn là phân biệt đối xử và độc quyền, đồng thời thúc đẩy hợp tác và đoàn kết kinh tế thay vì phá hoại và chia rẽ các cơ chế hiện có.

Người phát ngôn Bộ Thương mại nhấn mạnh Trung Quốc vẫn để ngỏ bất kỳ sáng kiến ​​kinh tế khu vực nào phù hợp với các nguyên tắc nói trên. Trung Quốc sẽ tuân theo chủ nghĩa khu vực cởi mở, chia sẻ những mệt mỏi và đau khổ với các đối tác thương mại của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác thực tế với tất cả các bên để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy phục hồi kinh tế trong khu vực, duy trì hòa bình và phát triển ổn định trong khu vực.

Cùng ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Young-sam khẳng định Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sáng kiến IPEF không nhằm kiềm chế Trung Quốc. Người phát ngôn Choi Young-sam nhấn mạnh Chính phủ Hàn Quốc hiểu rằng điều mà IPEF hướng tới bắt đầu từ mối quan tâm cơ bản nhất là làm thế nào để đảm bảo tiềm năng tăng trưởng tương lai; đồng thời, cho biết thêm nhiều quốc gia tham gia sáng kiến IPEF, trong đó có Hàn Quốc, có mối quan hệ "không thể tách rời" với Trung Quốc. Các nước sẽ trao đổi chặt chẽ với cả Trung Quốc trong quá trình thiết lập quy chuẩn cho IPEF trong thời gian tới./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp từ các báo

Ngày 12-3, Liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương non trẻ thường được biết đến với cái tên Bộ tứ hay “Tứ giác kim cương” bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ chính thức nhóm họp theo hình thức trực tuyến để khẳng định sứ mệnh duy nhất có ý nghĩa là an ninh hàng hải, trong đó, mục tiêu lớn là kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.

  • Thượng đỉnh “Tứ giác kim cương”: Cơ hội tạo nên cú hích chiến lược?
  • "Tứ giác kim cương" tái khẳng định tham vọng tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

QUAD 101-Bản hòa tấu hài hòa

Theo GS June Teufel Dreyer, chuyên về khoa học chính trị tại Đại học Miami, Coral Gables, Florida (Mỹ), việc giải mật khung chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong những ngày cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đã chỉ rõ ý định của Mỹ trong việc sắp xếp chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với chiến lược của Australia, Ấn Độ và Nhật Bản bằng cách tạo ra một tứ giác an ninh. 

Ngay sau đó, Jake Sullivan, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Jose Biden, đã nêu ý định phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa 4 quốc gia và nhấn mạnh việc ủng hộ một số nguyên tắc nhất định khi đối mặt với hành động gây hấn mà Trung Quốc đã thực hiện.

Bộ tứ quad là gì
4 máy bay chiến đấu F/A-18s của Mỹ và 4 chiếc MiG 29Ks rời tàu sân bay hải quân Ấn Độ INS Vikramaditya được nhìn thấy từ sàn đáp của tàu USS Nimitz khi tham gia Malabar 2020 ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Getty.

Vậy QUAD là gì, có nguồn gốc như thế nào mà lại được cả thế giới quan tâm chú ý, đặc biệt là Mỹ? GS June Teufel Dreyer dẫn nguồn tin từ tờ The Japan Times cho hay, ý tưởng về một liên minh an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần đầu tiên được Ngoại trưởng Nhật Bản Aso Taro đề cập với Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice tháng 11-2006. Nhưng phản ứng của bà Condoleezza Rice khi đó là “rất thú vị..., hy vọng sẽ tiếp tục thảo luận”, về cơ bản có nghĩa là “không”. 

Năm 2007, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã nhắc lại như một sáng kiến do Nhật Bản tài trợ nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), khái niệm này dường như đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Các thành viên đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào tháng 5-2007 tại thủ đô Manila của Philippines, bên lề Diễn đàn Khu vực các quốc gia Đông Nam Á (ARF). 

Tuy nhiên, cũng như bản chất của các cuộc họp khác, cuộc trò chuyện bị chi phối bởi sự thiếu hiểu biết về nhu cầu ổn định khu vực, tầm quan trọng của sự trung thành đối với một trật tự dựa trên quy tắc quốc tế và việc đảm bảo rằng không hướng về bất kỳ quốc gia nào.

Khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe đã không đề cập đến Trung Quốc nhưng những người tham gia và Chính phủ Trung Quốc nhận thức được rằng mối quan tâm tới các hành động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông là lý do cho sự tồn tại của nhóm. 

Nhưng hiện các quốc gia này chưa có kế hoạch cụ thể là làm thế nào để đạt được một đối trọng như vậy hay có thường xuyên tổ chức các cuộc họp theo lịch trình không và mức độ tham gia của các cấp Bộ trưởng như thế nào... Các cuộc tập trận quân sự sẽ ra sao. Một hiệp ước phòng thủ chung hay chỉ là sự phát triển từ một định dạng lỏng lẻo sang một định dạng chính thức hơn.

Bộ tứ quad là gì
Các nhà lãnh đạo Bộ tứ gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhóm họp trực tuyến ngày 12-3. Ảnh: EPA (thứ tự ảnh từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ).

Tại thời điểm đó, tất cả các bên đều từ chối bất kỳ vai trò quốc phòng nào đối với Bộ tứ, trong đó Washington nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng dẫn Trung Quốc trỗi dậy một cách hòa bình; Nhật Bản cần có sự tham gia mang tính xây dựng với đối tác thương mại lớn nhất của mình; Bộ trưởng Quốc phòng Australia lúc bấy giờ là Brendan Nelson tuyên bố, đất nước của ông ủng hộ việc hạn chế sáng kiến trong lĩnh vực thương mại, văn hóa và các vấn đề khác không thuộc quốc phòng và an ninh. 

Còn Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thì cho rằng, QUAD không thể mang hàm ý an ninh... Chính tất cả sự không thống nhất này đã khiến một nhà phân tích Ấn Độ mô tả nhóm này là “một bản hòa tấu hài hòa của các nền dân chủ” và sáng kiến chiến lược bị giới hạn ở các vấn đề phi chiến lược thì không có ích gì khi thiết lập.

Dù vậy, trong năm 2007, các thành viên Bộ tứ vẫn tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar. Một bài báo của BBC lưu ý rằng, các tài liệu quốc phòng của Bộ tứ khi đó đã mô tả Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng và bình luận một cách tổng quát về một cấu hình phi chiến lược “khuấy đảo Biển Đông”. Nhưng khi ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe và ông Fukuda Yasuo trở thành thủ tướng thì QUAD không còn là ưu tiên của Nhật Bản. 

Tại Australia, chính phủ của Thủ tướng John Howard được thay thế bởi ông Kevin Rudd của Đảng Lao động, người đã nhận bằng Trung Quốc học và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ thương mại Trung Quốc-Australia. Và đáp lại những cảnh báo của Trung Quốc rằng việc tham gia Bộ tứ sẽ gây tổn hại đến quan hệ song phương, Canberra đã chọn không tham gia cuộc tập trận Malabar trong năm sau đó.

QUAD 102 - NATO thu nhỏ của châu Á

QUAD 101 bị sụp đổ trong thời gian ngắn và sau đó lại được tái sinh chậm chạp, bắt nguồn từ cuộc tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya giữa Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi lo lắng về việc Bắc Kinh ngày càng tham vọng ở Ấn Độ Dương và Biển Đông với tuyên bố đơn phương về đường lưỡi bò hay còn gọi là đường 9 đoạn.

Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận ở eo biển Lombok, ngoài khu vực đường 9 đoạn đánh dấu tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đối với các nhà phân tích Ấn Độ, các cuộc tập trận này là tín hiệu cho thấy Trung Quốc có thể tiến gần hơn đến bộ chỉ huy chung Andaman và Nicobar của Ấn Độ thông qua Lombok và là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm tra khả năng đối chọi ở Ấn Độ Dương, nơi họ vẫn đang thiếu cơ sở hậu cần và sự ủng hộ.

Bộ tứ quad là gì
Quân đội Ấn Độ kiểm tra tuyến đường gần núi Zojila nối Srinagar tới vùng lãnh thổ Ladakh, giáp biên giới Trung Quốc. Ảnh: Getty.

Nhật Bản thì ngày càng lo ngại về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc sau sự cố năm 2010, trong đó một tàu đánh cá Trung Quốc đâm 2 tàu tuần duyên Nhật Bản đang đi ra khỏi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông. Từ đó, Trung Quốc lớn tiếng cho biết thực hiện tuần tra khu vực này để bảo vệ quyền chủ quyền của mình. Sự việc dẫn đến chuyện Chính phủ Nhật Bản mua 3 trong số 5 quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật vào năm 2012. 

Mặc dù việc mua đảo chỉ đại diện cho sự chuyển giao quyền sở hữu trong nước, không có ý nghĩa gì đối với luật pháp quốc tế nhưng sự tức giận của Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra các cuộc biểu tình chống Nhật quy mô lớn kèm theo thiệt hại không nhỏ về cơ sở vật chất, tài sản. Bê bối dẫn đến việc đảng bảo thủ của Thủ tướng Abe Shinzo trở lại nắm quyền.

Trong khi đó, tại Mỹ, năm 2011 chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố về chính sách “xoay trục sang châu Á” với tiền đề là rút quân khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông. Năm 2015, Mỹ cử một đội lính thủy đánh bộ đến thành phố Darwin, miền Bắc Australia, trong khi Trung Quốc phản công bằng cách chiếm lại cảng Darwin với “kịch bản” thuê 99 năm. Tiếp đó, Bắc Kinh có được căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti, rìa của Ấn Độ Dương vào năm 2017.

Năm 2017, QUAD tiếp tục các cuộc họp thường niên và tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump không chỉ tán thành khái niệm FOIP của Nhật Bản mà còn bắt đầu khẳng định nó như một sự kế thừa có ý nghĩa hơn cho chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Nhật Bản thì ám chỉ rằng họ muốn tham gia mạng lưới tình báo “Five Eyes” gồm 5 quốc gia Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ.

Chiến tranh Lạnh mới?

Câu hỏi được đặt ra lúc này là những quốc gia thành viên của liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể làm những gì? Gần đây nhất, một cuộc họp 2+2 của các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nhật Bản-Anh đã thảo luận về biện pháp để “mang lại một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” khi mà Trung Quốc vừa ban hành luật mới cho phép lực lượng tuần duyên sử dụng vũ khí chống lại tàu thuyền nước ngoài ở vùng biển tranh chấp - nơi nước này tuyên bố có quyền kiểm soát.

Pháp, quốc gia có 7.000 binh sĩ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để hỗ trợ các vùng lãnh thổ Nam Thái Bình Dương, kể từ năm 2014, đã nhấn mạnh cam kết tự do hàng hải bằng cách cho tàu thuyền qua lại thường xuyên trên Biển Đông.

Bộ tứ quad là gì

Tàu chiến Trung Quốc trên vùng biển Hong Kong hồi năm 2017. Ảnh: Getty.

Tháng 1-2021, Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, Đô đốc Pierre Vandier, đã đến thăm Tokyo và nói: “Đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, Pháp sẵn sàng tăng cường hợp tác với Bộ tứ và từ tháng 5 sẽ tham gia các cuộc tập trận quân sự chung trên biển Hoa Đông”, đồng thời cũng thảo luận về khả năng Pháp cùng Nhật Bản tham gia mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo “Five Eyes Plus Two”. 

Tháng 9-2020, Đức, dù không giống như Anh-Pháp và không có lãnh thổ kiểm soát ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vẫn thông qua các hướng dẫn mới, chính thức xác nhận khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tháng 5 này, Đức sẽ điều một tàu khu trục nhỏ đến Biển Đông, biển Hoa Đông với các điểm dừng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Đương nhiên là Bắc Kinh đã tính đến khả năng kìm chế sự phát triển của Bộ tứ bằng việc đe dọa một hoặc nhiều quốc gia muốn hoặc đang tham gia nhóm. Những phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ giống như một lời cảnh báo: “Việc xây dựng các vòng kết nối nhỏ có thể bắt đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới; từ chối, đe dọa hoặc cố tình áp đặt sự tách rời, gián đoạn nguồn cung cấp hoặc thực hiện các biện pháp trừng phạt để tạo ra sự cô lập hoặc ghẻ lạnh, sẽ chỉ đẩy thế giới vào sự chia rẽ, thậm chí là đối đầu”.