Bút danh của nhà văn nam cao được ghép lại từ tên hai địa danh nằm ở tỉnh thành nào

TP - Trong quá trình đi tìm tài liệu để làm tập tư liệu “Sức sống Nam Cao”, tổ KHXH trường cấp 2 Nhân Hậu, Lý Nhân, Hà Nam đã được những người bạn đồng môn, đồng hương; anh em ruột thịt… của nhà văn Nam Cao kể cho nghe chuyện nhà văn Nam Cao chọn bút danh.

Ông Trần Hữu Đạt (em ruột nhà văn Nam Cao) kể: Rất nhiều bạn đồng môn, đồng hữu như ông Hoàng Tùng, Hoàng Cao và một số người có dịp gặp nhà văn đều gạn hỏi: Cớ sao ông lại lấy bút danh Nam Cao?

Nhà văn tủm tỉm:

- Làng mình đã có hai ông hoàng rồi (ý nói Hoàng Tùng, Hoàng Cao lúc ấy đang giữ trọng trách trong Đảng và quân đội). Còn mình thì võ dốt lắm.

Ông Hoàng Cao  - bạn thân và cũng là người họ hàng với nhà văn nhớ lại: Lúc chia tay, mỗi người một hướng đánh giặc. Nam Cao tâm sự với Hoàng Cao:

“Chúng mình là con trai làng Đại Hoàng, trai Lý Nhân, trai Nam Sang, đi đâu, làm gì cũng phải xứng danh là trai Nam Sang nhé! Các cậu là Hoàng thì phải Huy Hoàng, Đại Hoàng nhé!”.

Ông Hoàng Cao nhớ rõ: Nhiều lần ông lục tìm các tài liệu, bản thảo còn lại của Nam Cao thì thấy: Bản thảo nào Nam Cao cũng đề rõ ở góc trên, bên trái, trang đầu:

Đại Nam quốc

Hà Nam tỉnh

Nam Sang huyện

Lý Nhân phủ

Cao Đà tổng

Đại Hoàng xã

Các bản thảo đều được nhà văn ghi chữ Nam, có bản lại ghi chữ Cao hoặc Nam Cao ở dưới các hàng chữ trên. Nhưng vẫn không quên ghi rõ tên Trần Hữu Tri (là tên thật của nhà văn) dưới bản thảo.

Theo ông Trần Hữu Đạt, thì anh trai mình lấy bút danh là Nam Cao là do nhà văn ghép chữ đầu tên huyện (Nam) với chữ đầu tên tổng (Cao) để nhớ ơn mảnh đất nơi ông đã sinh thành.

“Nam Cao” còn có ý nghĩa là nước Nam, cao cả, cao sang… nữa. Nam Cao vốn là nhà văn có lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu nhân dân vô cùng sâu sắc.

Nam Cao đã có những trang viết xứng đáng với niềm tin yêu, quý mến của quê hương ông. Bút danh Nam Cao sống mãi và tỏa sáng mãi với các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn, Đôi mắt…

Nam Cao đã vinh dự được nhận giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tên của ông được trân trọng đặt cho 1 đường phố ở Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh Hà Nam lấy tên ông đặt cho một vườn hoa – công viên ở giữa lòng thị xã Phủ Lý yêu thương. Huyện Lý Nhân chọn tên ông để đặt tên cho mái trường, nơi hun đúc những tài năng tương lai của đất nước. UBND tỉnh Hà Nam đã chọn tên ông để đặt tên cho Giải báo chí của tỉnh.

Ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn còn có một số bút danh khác: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du…

Theo nhà văn Tô Hoài, Nam Cao ký bút danh Nhiêu Khê là có ý đùa. Còn bút danh Xuân Du mà nhà văn ký dưới các bài thơ của mình là do ông lấy 2 chữ ở đầu câu thơ mà nhà văn và Tô Hoài hồi ấy thường ngâm ngợi:

Xuân du phương thảo địa

Hạ thưởng lục hà trì

Thu ẩm hoàng hoa tửu

Đông ngâm bạch tuyết thi

Tạm dịch:

Mùa xuân chơi miền cỏ non

Mùa hạ tắm hồ sen ngát

Mùa thu uống rượu hoàng hoa

Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng

Còn bút danh Thúy Rư thì do nhà văn lấy một số chữ trong tên thật của mình (Trần Hữu Tri) để ghép lại mà thành. Ở đây chữ i đã được thay bằng chữ y.

Hồi hoạt động ở Việt Bắc, Nam Cao còn có tên là Ma Văn Hữu. Nhà văn Tô Hoài lấy tên là Nông Văn Tư. Khi đi công tác, Nam Cao thường mang giấy tờ mang tên Ma Văn Hữu, nghề nghiệp: Dạy bổ túc văn hóa.

Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng, trong chuyến đi cuối cùng vào khu Bốn, ra khu Ba, Nam Cao cũng mang theo giấy tờ ghi tên đó.

Hồi Cứu quốc ở Việt Bắc, báo tỉnh Hà Nam, báo Quân khu Ba… Nam Cao làm ca dao còn lấy bút danh Suối Trong.

Trong tất cả các bút danh mà nhà văn đã dùng, Nam Cao là bút danh để lại trong lòng người đọc và nhân dân nhiều kỷ niệm và nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất.

Bút danh của Nam Cao có gì đặc biệt?

Ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn còn một số bút danh khác: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du… Còn bút danh Thúy Rư thì do nhà văn lấy một số chữ trong tên thật của mình (Trần Hữu Tri) để ghép lại mà thành. Ở đây chữ i đã được thay bằng chữ y. Hồi hoạt động ở Việt Bắc, Nam Cao còn tên là Ma Văn Hữu.

Nam Cao hay còn gọi là gì?

Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Cha ông Trần Hữu Huệ (1890-1967) thợ mộc, làm thuốc, mẹ Trần Thị Minh, làm vườn, làm ruộng, dệt vải.

Tác giả Nam Cao sinh ra ở đầu?

29 tháng 10, 1917, Lý Nhân, Việt NamNam Cao / Ngày/nơi sinhnull

Quê gốc của Nam Cao ở đầu?

Việt NamNam Cao / Quốc tịchnull