Các đô thị lớn thường nằm ở đâu vì sao

Câu hỏi: Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào? Vì sao lại phân bố ở đó.

Lời giải:

Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các vùng ven biển, đây là những nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới hải dương hoặc khí hậu nhiệt đới ẩm.

Dân cư trên thế giới phân bổ không đều có những nơi đông dân và nơi thưa dần bởi 2 nguyên nhân chủ yếu là: tự nhiên và kinh tế - xã hội. Cùng Top lời giải tìm hiểu thực trạng về sự phân bổ dân cư, sau đó cùng giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự phân bổ không đều trên.

1. Thực trạng dân cư trên thế giới phân bố không đều hiện nay

- Giữa các bán cầu: Dân cư tập trung đông đúc ở Bán cầu Bắc và bán cầu Đông.

- Giữa các lục địa: Dân cư tập trung đông đúc nhất ở lục địa Á và Âu, thưa thớt ở lục địa Úc.

- Giữa các khu vực:

+ Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á,Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin.

+ Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi [trừ đồng bằng sông Nin]...

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư không đều

Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiên thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội:

Ảnh hưởng nhân tố tự nhiên

+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở những vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp [vùng ôn đới và nhiệt đới], thưa thớt ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt [sa mạc, vùng cực].

+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, TrườngGiang, Hoàng Hà...

+ Địa hình, đất đai: Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung dân cư đông đúc. Ngược lại, ởcác vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông gặp nhiều khó khăn, nên dân cư thưa thớt.

+ Nơi có khoáng sản tài nguyên giàu có cũng thu hút dân cư tập trung sinh sống.

Ảnh hương nhân tố kinh tế - xã hội: đóng vai trò quan trọng hàng đầu

+Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Bức tranh phân bố dân cư thế giới thay đổi cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất.

VD. Cùng với sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất, dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

+ Tính chất của nền kinh tế: Phân bô dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tínhchất của nền kinh tế. Những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tùy theo tính chất của từng ngành nghề sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng vẫn có nơi thưa dân, nơi đông dân. Ví dụ: việc canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu hay Đồng bằng sông Hồng ờ Việt Nam có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác ở Ca-na-da, Ốt-xtrây-li-a hay ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Các dòng chuyển cư: Các đòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân hố dân cư thế giới, số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh, Ốt -xtrây - li- a tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổnglồ từ châu Âu và châu Phi tới.

3. Sự phân bố dân cư Việt Nam không đều vì sao

Dân số nước ta phân bố không đều. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, đô thị lớn, ven biển. Thưa thớt ở vùng núi, cao nguyên.Do điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu, địa hình khác nhau nên dân cư tập trung đông ở những nơi điều kiện sống tốt, còn lại thì dân thưa thớt nới vùng núi, cao nguyên vì đó là những nơi có điều kiện sống khó khăn.

- Giải thích:

+ Điều kiện tự nhiên: thuận lợi thì dân cư đông, khó khăn thì dân cư thưa thớt.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: nơi nào có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời, thì dân cư đông và ngược lại.

+ Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng: những vùng có trình độ phát triển kinh tế cao, giàu tài nguyên, thì dân cư tập trung đông và ngược lại.

- Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy môvừa và nhỏphân bố tập chung ởvùng đồng bằng và ven biển.

- Dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng, các vùng duyên hải Trung bộ vì những nơi này có nhiều thuần lợi về điều kiện sống giúp cuộc sống người dân ổn định lâu dài

+ Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực

+ Đất đai phù sa, màu mỡ

+ Giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng

+ Địa hình bằng phẳng

- Dân cư tập trung thưa thớt ở các vùng miền núi, núi cao vì ở đây rất nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt làm cho cuộc sống người dân không được đảm bảo

+ Điều kiện khí hậu khắc nhiệt hơn so với vùng đồng bằng.

+ Đất đai không được tốt như đòng bằng Cụ thể như đất rắn hơn nên không trồng được nhiều loại cây lương thực

+ Giao thông đi lại khó khăn, đồi dốc, quanh coNước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

* Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

Phóng toGiám thị kiểm tra cuốn Atlat của thí sinh trước khi mở đề thi môn địa tại hội đồng thi Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM sáng 3-6 - Ảnh: Như Hùng

ĐỀ THI .I. Phần chung cho tất cả thí sinh [8,0 điểm]

Câu I. [3,0 điểm]

1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta?

2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?

3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a] Cho biết tên sáu đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?

b] Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc?

Câu II. [2,0 điểm]

Cho bảng số liệu:

Sản lượng cao su Việt Nam [đơn vị: nghìn tấn]

Năm

1995

2000

2005

2007

Sản lượng cao su

124,7

290,8

481,6

605,8

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu trên.

2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995 - 2007.

Câu III. [3,0 điểm]

1. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ.

2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nôngnghiệp ở Đông Nam bộ?

II. Phần riêng - phần tự chọn [2,0 điểm]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu [câu IV.a hoặc câu IV.b]

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn [2,0 điểm]

Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau đổi mới.

Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao [2,0 điểm]

Cho bảng số liệu:

Thu nhập bình quân đầu người hằng tháng ở Ðông Nam bộ và Tây nguyên theo giá so sánh 1994 [đơn vị: nghìn đồng]

Năm

1999

2002

2004

2006

Ðông Nam bộ

366

390

452

515

Tây nguyên

221

143

198

234

Hãy so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích.

BÀI GIẢI

I. Phần chung cho tất cả các thí sinh [8,0 điểm]

Câu I [3,0 điểm]

1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta.

- Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa [nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và nằm trong khu vực gió mùa châu Á];

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú;

- Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên: Bắc với Nam, núi với đồng bằng...;

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào?

Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Campuchia, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan.

Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.

Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta rất đa dạng và giàu có:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn;

- Hệ sinh thái trên đất phèn;

- Hệ sinh thái rừng trên các đảo.

3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?

Sáu đô thị có số dân lớn nhất nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ và Biên Hòa.

Đô thị trực thuộc tỉnh là Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai.

b. Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc?

Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:

- Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại;

- Có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước;

- Trình độ phát triển kinh tế cao;

- Có nhiều khu công nghiệp...

Câu II [2,0 điểm]

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu.

2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995-2007:

- Sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995-2007 tăng và tăng liên tục [dẫn chứng];

- Tăng nhanh nhất là giai đoạn từ 2005-2007 [dẫn chứng].

Câu III [3,0 điểm]

1. Những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ.

Bắc Trung bộ có những thuận lợi về tự nhiên:

- Khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như: crômit, thiếc, sắt, đá vôi...

- Rừng: có diện tích tương đối lớn - độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây nguyên;

- Sông: hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông và tiềm năng thủy điện;

- Biển: tỉnh nào cũng giáp biển;

- Diện tích rừng gò đổi tương đối lớn...

- Du lịch: có tài nguyên du lịch đáng kể, có các bãi tắm nổi tiếng [Sầm Sơn, Cửa Lò...].

2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam bộ?

Thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam bộ vì:

- Mùa khô kéo dài và một số vùng thấp bị úng nước dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà;

- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn và dự án thủy lợi Phước Hòa được thực thi sẽ:

* Tăng diện tích đất trồng trọt;

* Tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm;

* Đảm bảo lương thực thực phẩm cho vùng.

II. Phần riêng - phần tự chọn [2,0 điểm]

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn [2,0 điểm]

Những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau đổi mới.

1. Tích cực:

- Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa;

- Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới;

- Xuất khẩu:

* Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng;

* Mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản;

* Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Nhập khẩu:

* Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng;

* Mặt hàng nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng;

* Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

2. Tồn tại:

- Trong xuất khẩu, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm, hàng gia công còn lớn...;

- Hàng nhập khẩu thường có giá trị cao;

- Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn là nhập siêu.

Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao [2,0 điểm]

So sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu và giải thích.

* So sánh:

- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Đông Nam bộ ngày càng tăng [dẫn chứng];

- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Tây nguyên: từ năm 1999 đến năm 2002 giảm [dẫn chứng], từ năm 2002 đến năm 2006 tăng [dẫn chứng] và đến năm 2006 đã cao hơn năm 1999;

- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Đông Nam bộ từ năm 1999 đến năm 2006 tăng 1,4 lần, thu nhập bình quân theo đầu người ở Tây nguyên từ năm 1999 đến năm 2006 tăng 1,06 lần;

- Từ năm 1999 đến năm 2006 Đông Nam bộ có thu nhập bình quân đều lớn hơn Tây nguyên và khoảng cách ngày càng cao do tăng nhanh hơn.

* Giải thích:

- Nhìn chung, từ năm 1999 đến năm 2006 thu nhập bình quân theo đầu người của hai vùng đều tăng do:

* Tác động tích cực của chính sách đổi mới về kinh tế;

* Hiệu quả tốt của xóa đói giảm nghèo.

* Đông Nam bộ có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn Tây nguyên vì:

* Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm;

* Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao;

* Có cơ sở hạ tầng tốt;

* Tích tụ lớn về vốn;

* Thu hút đầu tư nước ngoài nhiều.

- Tây nguyên có thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn Đông Nam bộ vì:

* Điều kiện kinh tế xã hội Tây nguyên còn nhiều khó khăn;

* Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật;

* Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều...

* Công nghiệp trong vùng mới đang giai đoạn hình thành.

Phóng toThí sinh hớn hở sau khi hoàn thành bài thi môn địa lý tại hội đồng thi Trường THPT Ernst Thalmann, Q.1, TP.HCM sáng 3-6 - Ảnh: Minh Đức

Nhận định đề thi:

Môn địa lý: không khó

Kết thúc thời gian làm bài môn địa lý, thầy Đặng Duy Định, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM, nhận định đề thi đáp ứng đủ ba yêu cầu đối với thí sinh. Đề có phần kiểm tra kiến thức cơ bản: tóm tắt ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta, nhiều phần thí sinh vận dụng được kỹ năng sử dụng atlat. Phần biểu đồ năm nay đơn giản, đề yêu cầu vẽ biểu đồ cột bình thường, chỉ có một yếu tố sản lượng cao su, chỉ yêu cầu nhận xét về biểu đồ, không yêu cầu giải thích. Học sinh trung bình có thể hoàn chỉnh phần biểu đồ.

Câu 3, phần trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ, yêu cầu học sinh có kiến thức và biết sử dụng atlat. Phần câu hỏi về thủy lợi kiểm tra kiến thức chi tiết.

Ở phần đề tự chọn, phần dành cho học sinh học chương trình cơ bản, nếu không học bài cũng có thể vận dụng atlat trang thương mại để có kiến thức làm được ít nhất 2/3 nội dung câu hỏi. Phần đề chương trình nâng cao yêu cầu học sinh có kiến thức tổng hợp để so sánh, giải thích.

Đề nhiều câu, nhiều ý nhưng đảm bảo đúng cấu trúc đề bộ đã công bố. Nếu biết phân bố thời gian làm bài, không viết lan man vẫn hoàn thành bài. Nhìn chung, đề này không quá khó với học sinh trung bình.

Thầy Ngô Tương Đại, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, nguyên chuyên viên môn địa lý của Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng thí sinh dễ đạt 5 điểm với đề này nhưng sẽ khó có điểm cao. Đề có những phần hỏi kiến thức nhỏ, chi tiết [chẳng hạn như phần hỏi về hệ sinh thái vùng biển, sáu đô thị đông dân nhất - đô thị nào thuộc tỉnh], thí sinh ít lưu ý những chi tiết nhỏ này.

Đề cũng có những phần câu hỏi mở, vận dụng kiến thức xã hội [vì sao đô thị đông dân cư]. Với những câu hỏi này, thí sinh có thể có nhiều kiểu trả lời khác nhau. Học sinh rất dễ mất điểm nếu trình bày không giống đáp án. Đề mở nhưng không biết đáp án mở đến cỡ nào.

PHÚC ĐIỀN

Giáo viên ĐẶNG DUY ĐỊNH [tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề