Đăng ký hộ khẩu thường trú là gì

Đăng ký thường trú là gì? Những điều kiện bắt buộc phải có khi thực hiện đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Đăng ký thường trú là gì?

Theo Điều 18 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013, Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.

Công dân khi thực hiện đăng ký tạm trú phải đáp ứng các đầy đủ các điều kiện sau đây:

2. Điều kiện đăng ký thường trú tại tại tỉnh

Theo Điều 19 Luật cư trú, Công dân phải đáp ứng các điều kiện sau đây khi đăng ký thường trú tại tỉnh:

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

3. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1. Có chỗ ở hợp pháp

Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.

2.2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình

Người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú:

– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

– Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

– Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

– Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

– Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

2.3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp

2.4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình

Lưu ý: Trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

– Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

– Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Trên đây là nội dung bài viết Điều kiện đăng ký thường trú theo quy định pháp luật, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú ? Giấy tờ và hồ sơ đăng ký tạm trú

Đăng ký thường trú là một trong các thủ tục để xác định nơi cư trú của công dân, việc đăng ký thường trú có vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi công dân. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về việc đăng ký thường trú. Quý khách có thể tham khảo nội dung dưới đây:

1. Khái niệm địa chỉ thường trú

Thường trú là khái niệm thông dụng và được xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa xác định được cụ thể thường trú là gì, cũng như chưa phân biệt được cụ thể giữa thường trú và tạm trú dẫn đến nhiều trường hợp khó khăn trong khi thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến cư trú.

Trường trú theo quy định tại Luật cư trú được hiểu là nơi công dân thường xuyên sinh sống một cách ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú tại cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, mấu chốt để xác định nơi thường trú của một công dân đó là việc công dân đó có đăng ký thường trú tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật hay không. Trường hợp sinh sống ổn định, lâu dài trên một địa điểm nhưng không đăng ký thường trú tại cơ quan có thẩm quyền thì cũng không được xác định đó là nơi thường trú.

2. Các trường hợp cần đăng ký thường trú theo quy định pháp luật

Theo quy định hiện nay, để được đăng ký thường trú công dân cần thuộc các trường hợp được đăng ký thường trú và cần đáp ứng được các điều kiện để đăng ký thường trú, cụ thể như sau:

- Công dân cần đăng ký thường trú trong trường hợp đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình tại nơi nào thì được đăng ký thường trú tại nơi ở đó.

- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020.

- Ngoài các trường hợp tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

- Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật cư trú 2020.

- Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

- Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 Luật cư trú 2020.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, công dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại các cơ quan quản lý cư trú theo quy định pháp luật.

3. Những địa điểm không được đăng ký thường trú

Về vấn đề các địa điểm không được đăng ký thường trú, tại Điều 23 Luật cư trú có quy định cụ thể các địa điểm như sau:

- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định, các địa điểm nêu trên thông thường công dân không được phép đăng ký thường trú mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều không được đăng ký thường trú tại các địa điểm nêu trên. Hiện nay, pháp luật vẫn cho phép các trường hợp như vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con được phép yêu cầu đăng ký thường trú mới tại các địa điểm nêu trên.

Cư trú là nhu cầu và cũng là quyền con người được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, khi đăng ký một nơi cư trú là nơi thường trú thì cần phải đáp ứng được những quy định.

1. Hộ khẩu thường trú là gì?

1.1. Tìm hiểu về cư trú:

Luật cư trú năm 2006 quy định về quyền tự do cư trú của công dân như sau:

Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Nơi cư trú của công dân hướng dẫn và quy định chi tiết tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, nội dung như sau:

Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Theo đó, việc phân biệt giữa thường trú và tạm trú rất cần thiết trong quá trình sinh sống tại một nơi ở hợp pháp.

1.2. Khái niệm hộ khẩu thường trú:

Khái niệm

Tại Việt Nam, sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

Ở một số quốc gia khác, thay vì quản lý bằng sổ hộ khẩu, họ sử dụng hộ chiếu EU, căn cước, thẻ bảo trợ xã hội hay mã số công dân…

Vai trò của sổ hộ khẩu

Xác định nơi cư trú

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất

Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…

Các thủ tục hành chính và giấy tờ

Xem thêm: Đăng ký hộ khẩu khi chỉ có hợp đồng và biên bản bàn giao nhà

Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lí, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc…đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.

2. Hộ khẩu thường trú tiếng Anh là gì?

Hộ khẩu thường trú trong tiếng Anh là Registration book.

3. Đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài:

Người nước ngoài được pháp luật quy định là những người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

– Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

– Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba.

– Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

3.1. Điều kiện xét thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 40, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định về điều kiện xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam như sau:

Người nước ngoài quy định trong các trường hợp sau được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Xem thêm: Thay đổi hộ khẩu thường trú có phải đổi lại thẻ căn cước công dân không?

– Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

– Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

– Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Người nước ngoài quy định trong trường hợp sau phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam

Người nước ngoài quy định trong trường hợp sau đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

– Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

Xem thêm: Đăng ký hộ khẩu thường trú khác quê quán có được không?

– Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú: Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.

3.2. Thủ tục giải quyết cho đăng ký thường trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

Đối với người nước ngoài có quốc tịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a] Đơn xin thường trú;

b] Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c] Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d] Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú khi chuyển nơi ở trong cùng phường

đ] Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định của Luật này;

e] Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

Bước 2: Nội hồ sơ

– Người nước ngoài thuộc đối tượng sau nếu có yêu cầu xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an:

+ Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

+ Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

– Người xin thường trú thuộc đối tượng dưới đây sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú:

+ Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

+ Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.

Bước 3: Nhận kết quả

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú.

– Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

– Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

Đối với người nước ngoài không quốc tịch

1. Người không quốc tịch là đối tượng Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước phải nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

a] Đơn xin thường trú;

b] Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Gồm một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú.

2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tương tự với người nước ngoài có quốc tịch.

Lệ phí cấp thẻ thường trú

Theo quy định tại Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định về Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam thì lệ phí cấp mới, cấp lại thẻ thường trú là 100 USD.

Như vậy, người nước ngoài tại Việt Nam về nguyên tắc cũng được đảm bảo các quyền con người. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề chính trị, an ninh quốc gia, chỉ khi đạt những điều kiện theo quy định mới có thể thực hiện thủ tục đăng ký thường trú này.

Video liên quan

Chủ Đề