Lây nhiễm thứ phát nghĩa là gì

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh, thành đã thống nhất thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kéo dài thêm và một số tỉnh yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”.

Cụ thể, 23 tỉnh, thành đang tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg gồm: Hà Nội, Phú Yên, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Hậu Giang, Khánh Hòa,  Đà Nẵng.

Ninh Thuận thực hiện giãn cách xã hội tại Thành phố Phan Rang và huyện Ninh Phước; Bình Thuận thực hiện tại Thành Phố Phan Thiết và Thị xã La Gi; Đắc Lắc thực hiện tại huyện Cư Kuin; Bình Định thực hiện tại Thị Xã An Nhơn; Quảng Nam thực hiện tại Thị xã Điện Bàn, Hòa Bình thực hiện tại huyện Lương Sơn; Hải Dương thực hiện tại Thành phố Hải Dương. Bắc Ninh thực hiện tại huyện Lương Tài. Một số địa phương khác thực hiện giãn cách theo khu vực địa bàn có ca bệnh.

Tại Thái Bình tình hình dịch bệnh đang kiểm soát tốt, Thái Bình hiện là một trong 7 tỉnh trong cả nước không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.

Tính từ 16h00 ngày 15/8 đến 16h00 ngày 16/8/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã thực hiện sàng lọc SARS-CoV-2 được 863 mẫu, trong đó 127 mẫu của trường hợp F0, F1, F2, 736 mẫu của trường hợp nguy cơ và sàng lọc khác. Không ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 mới.

Tính từ ngày 08/7/2021 đến nay tổng số mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho người từ các vùng dịch phía Nam về tỉnh Thái Bình là gần 5.300 mẫu. Tổng số mẫu xét nghiệm cho người trở về từ Hà Nội tính từ ngày 24/7 đến nay là gần 9.000 mẫu./.         

 Hoàng Thía

Lây nhiễm cộng đồng là khi không có nguồn gốc rõ ràng của sự lây nhiễm trong một cộng đồng mới. Nó xảy ra khi giới chức y tế không còn có thể xác định người bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người có tiếp xúc với những người từ các cộng đồng bị nhiễm ban đầu.

Ví dụ, lây nhiễm cộng đồng lan rộng ở Hoa Kỳ, có nghĩa là các ca bệnh xảy ra ở những người không có bất kỳ liên hệ nào với những người khác từ các khu vực nóng của dịch được biết đến như Florida, Arizona hoặc thậm chí là Brazil

Lây nhiễm cộng đồng là lây nhiễm mắc phải trong cộng đồng. Trái ngược với lây nhiễm bệnh viện [tức là lây nhiễm xảy bệnh viện]. Những trường hợp ca bệnh nhập cảnh tương đối dễ kiểm soát bằng cách cách phát hiện sớm, kiểm tra, xét nghiệm và cách ly. Ngược lại lây truyền bệnh trong cộng đồng báo hiệu sự mất kiểm soát virus ở những mức độ khác nhau.

Khi lây nhiễm cộng đồng xảy ra cần hành động rất nhanh để làm chậm lại phần nào sự lây truyền của virus, kết hợp cùng với các biện pháp khác như là “lần theo dấu vết”, xét nghiệm trên diện rộng, cách ly xã hội,... Các biện pháp cần được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời.

Vào tháng 2, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một tài liệu để hướng dẫn các quốc gia về việc quản lý và phản ứng với việc có sự lây truyền coronavirus trong cộng đồng trên diện rộng.

Trong tài liệu, WHO gợi ý rằng một khi việc lây nhiễm cộng đồng xảy ra ở quy mô lớn, các nỗ lực nhằm phát hiện và theo dõi các trường hợp riêng lẻ không còn được ưu tiên. Thay vào đó, các nguồn lực nên tập trung vào việc theo dõi sự lây lan và đặc điểm của virus, xác định và quản lý các trường hợp nghiêm trọng, ngăn chặn sự lây truyền của virus, thông báo cho cộng đồng và giảm tác động tới kinh tế và xã hội nói chung.

Một khi lây nhiễm cộng đồng đã xảy ra trên diện rộng, sự kiểm soát sẽ trở lên rất khó khăn, và các tác động về kinh tế, sức khỏe, con người có thể khiến quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

Ciệc lây nhiễm cộng đồng xảy ra ở quy mô lớn, các nỗ lực nhằm phát hiện và theo dõi các trường hợp riêng lẻ không còn được ưu tiên

Lần theo dấu vết là biện pháp được sử dụng bởi các sở y tế để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm. Đây là biện pháp nhằm xác định những trường hợp mắc bệnh từ đó truy tìm lại những người đã từng tiếp xúc gần với họ trong khoảng thời gian nhất định. Từ đó yêu cầu cách ly bắt buộc hoặc yêu cầu cách ly tự nguyện tại nhà sẽ được tiến hành.

Quy trình này thường bao gồm:

  • Phỏng vấn những người mắc COVID-19 để xác định tất cả những người mà họ đã tiếp xúc gần trong thời gian họ có thể lan truyền virus
  • Thông báo với những người tiếp xúc gần về nguy cơ của họ
  • Yêu cầu những người tiếp xúc gần đi làm xét nghiệm
  • Theo dõi những người tiếp xúc gần nếu có dấu hiệu và triệu chứng COVID-19
  • Cung cấp những dịch vụ mà những người tiếp xúc có thể cần trong thời gian họ tự cách ly

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh COVID-19, người tiếp xúc gần được yêu cầu ở nhà và duy trì giãn cách xã hội [ít nhất 2 mét] với những người khác cho đến hết 14 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với người bị COVID-19. Những người tiếp xúc gần này nên tự theo dõi bằng cách kiểm tra nhiệt độ hai lần mỗi ngày và liên tục theo dõi các triệu chứng của COVID-19.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng dịch Covid-19

Trong tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam đã xảy ra lây nhiễm cộng đồng, để phòng dịch COVID - 19 quan trọng nhất là ở nhà, hạn chế tiếp xúc, thực hành đeo khẩu trang, rửa tay mỗi khi ra ngoài và thực hiện giãn cách ít nhất 2 mét đối với tất cả mọi người.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com, abc.net.au, cdc.gov

Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?

Các nước đang nghiên cứu vaccine ngừa Covid -19 như thế nào?

XEM THÊM:

          Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 113.345 ca, trong đó có 20.172 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 06/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nam Định. Có 11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương.

          Liên quan đến công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, nhiều tỉnh, thành đã thành lập và kích hoạt bệnh viện dã chiến: Dự kiến trong ngày hôm nay Bệnh viện Dã chiến số 16 tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh với quy mô 2.800 giường sẽ nhận bệnh nhân COVID-19 đến điều trị. Tỉnh Quảng Bình kích hoạt Bệnh viện dã chiến tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.

          Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định thành lập 9 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 1.790 giường bệnh trên địa bàn tỉnh. Trước đó, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 4 bệnh viện điều trị COVID-19 với tổng số giường bệnh là 740 giường. TP. Biên Hòa, Đồng Nai chính thức bắt đầu thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà.

          Tại Thái Bình, trong đêm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai xét nghiệm được 1.242 mẫu, không ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 mới.

          Từ ngày 24/7 đến nay đã xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 được 1.563 trường hợp trở về từ Hà Nội.

          Hiện toàn tỉnh đang cách ly, theo dõi sức khỏe 139 trường hợp F1 và 1.434 trường hợp F2.

          Số trường hợp đang cách ly, theo dõi sức khỏe tại các khu cách ly tập trung của tỉnh, của huyện là 1.825 trường hợp, trong đó 1.737 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2; 88 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm./

Video liên quan

Chủ Đề