Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam là gì

Năm 2021, hệ thống điện quốc gia đã trải qua một năm vận hành đầy biến động như: Nhu cầu điện tại nhiều khu vực giảm thấp do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19; thủy văn diễn biến bất thường và rất khó dự báo; tỷ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục tăng cao gây khó khăn trong điều hành hệ thống… Vượt qua những khó khăn, Tập đoàn Điện lực Việt Nambảo đảm cung cấp điện ổn định.

Quang cảnh hội nghị.

Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620MW, tăng gần 7.500MW so với năm 2020. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo [gió, mặt trời] là 20.670MW, tăng 3.420MW so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 27% trong hệ thống.

Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn. Cũng trong năm qua, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống là 256,7 tỷ kWh, tăng 3,9% so với năm 2020. Điện thương phẩm đạt 225,3 tỷ kWh, tăng 3,85% so với năm 2020.

Trong kinh doanh và dịch khách hàng, thu tiền điện không dùng tiền mặt đạt gần 95%; triển khai thêm các phương thức thanh toán tiền điện mới qua QRCode, Mobile Money; tỷ lệ giao dịch theo phương thức điện tử toàn tập đoàn đạt 97,89%, tăng 20,32% so với năm 2020; 99,66% các yêu cầu về dịch vụ điện được cung cấp qua các kênh chăm sóc khách hàng trên nền tảng số.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp [ngoài cùng bên phải] trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chọn chủ đề năm "Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” nhằm tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, thực hiện lộ trình chuyển đổi số trong điều kiện bình thường mới. Một số mục tiêu trọng tâm trong năm mới của tập đoàn như: Điều hành hệ thống điện an toàn và tin cậy, khai thác hiệu quả các nguồn điện; chủ động trong việc bảo đảmthan, khí cho phát điện; điều hành thị trường điện đúng quy định; vận hành hệ thống điện an toàn, tin cậy, bảo đảmhiệu quả phát điện, tận dụng tài nguyên nước, đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho hạ du,...

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá cao và biểu dương cán bộ, nhân viên và người lao động Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực lao động, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2022, ông Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp kinh tế, kỹ thuật kết hợp phòng, chống dịch hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Lưu ý việc phụ tải có thể tăng cao khi dịch bệnh được kiểm soát, chương trình phục hồi kinh tế được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành trao Cờ thi đua của Tập đoàn cho các tập thể có thành tích xuất sắc năm 2021.

Trên cơ sở Đề án Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm hoàn thiện, trình Ủy ban Kế hoạch sản xuất - kinh doanh 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2022 để làm cơ sở triển khai nhiệm vụ năm 2022 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, EVN cũng cần nghiên cứu xu hướng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam để từng bước triển khai các loại hình năng lượng mới, đón đầu các dịch vụ mới như hệ thống sạc pin cho xe điện…

Ông Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, việc cổ phần hóa phải cố gắng thay đổi về chất, về quản trị doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để tăng cường năng lực quản lý, thu hút nguồn vốn cho đầu tư và phát triển.

Tin, ảnh: VŨ DUNG

Ngày 13⁄1⁄2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tham dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo EVN và các đơn vị thành viên thuộc EVN.

Đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh

Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] cho biết, năm 2014, EVN đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất, vận hành Hệ thống bám sát nhu cầu sử dụng điện, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: Điện sản xuất và mua đạt 142,25 tỷ KWh, tăng 10,76% so với năm 2013. Trong đó điện sản xuất của Tập đoàn đạt 61,1 tỷ kWh, vượt kế hoạch đầu năm 2014. Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống ước đạt 8,6% đã giảm 0,27% so với năm 2013. Riêng tổn thất trên lưới điện truyền tải ước thực hiện là 2,5% giảm được 0,19% so với năm 2013 nhưng vẫn cao hơn 0,3% so với chỉ tiêu kế hoạch.

Hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng đã có chuyển biến tốt, các chỉ số tiếp cận điện năng và các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện rõ rệt. Công tác tiết kiệm điện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá bán điện bình quân toàn Tập đoàn ước đạt 1.529 đồng/kWh, tăng 30 đồng/kWh so với năm 2013; Doanh thu bán điện ước đạt 196.370 tỷ đồng, tăng 13,57% so với năm 2013. Tuy nhiên, năm 2014, một số yếu tố đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất và mua điện hàng nghìn tỷ đồng và đều chưa được tính vào trong giá bán điện hiện hành. Cụ thể như 2 đợt tăng giá than làm cho sản xuất điện, điều chỉnh giá khí trên bao tiêu theo giá thị trường, thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4%, thuế, phí môi trường… dẫn đến lợi nhuận rất thấp, trong đó lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ ước đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng 0,2%.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Về đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện, Tập đoàn đã thực hiện vượt mức kế hoạch về đầu tư xây dựng đặt ra, các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách đảm bảo được tiến độ yêu cầu, hoàn thành nhiều công trình nguồn và lưới điện. Năm 2014, miền Nam được đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện, trong đó trên 20% sản lượng điện tiêu thụ ở miền Nam được truyền tải từ miền Bắc và miền Trung. Các công trình nguồn điện cấp bách ở miền Nam bám sát mục tiêu tiến độ đề ra. Sau 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, với sự chỉ đạo điều hành của Tập đoàn, sự quyết tâm của các đơn vị, nên trong số 47 công trình cấp bách đảm bảo điện cho miền Nam, Tập đoàn đã đưa vào hoạt động nhiều công trình trọng điểm. Năm 2014, Tập đoàn đã triển khai chủ đề Tối ưu hóa chi phí với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chúc mừng những thành tựu Tập đoàn Điện lực Việt Nam đạt được trong năm vừa qua. Đồng thời đánh giá cao những đóng góp tích cực của Tập đoàn vào phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, quốc phòng.

Ngành Điện giải bài toán khó

Theo Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh, trong khi Tập đoàn dự kiến sản lượng điện năm 2014 chỉ tăng trên 10%, thì thực tế tới hết năm riêng sản lượng điện thương phẩm đã tăng 11,45%. Ông Phạm Lê Thanh cũng cho hay, hiện nay Tập đoàn đang đứng trước ba thách thức lớn.

Thứ nhất, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vẫn chưa đạt được. Hiện mới tiết kiệm được trong dân cư, còn trong sản xuất công nghiệp vẫn chưa đạt. Cơ cấu sử dụng điện ở Việt Nam còn rất lãng phí. Trong cơ cấu điện cung cấp cho nền kinh tế thì 53,9% [năm 2013 là 52%] sản lượng điện là phục cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, nhưng lại chỉ làm ra 38% GDP. Trong khi với các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ chỉ cần 4,9% sản lượng điện đã làm ra 49,5% GDP và 1,5% sản lượng điện làm ra 18% GDP cho nông lâm thủy sản, v.v… Hiện nay, ngành công nghiệp còn sử dụng công nghệ cũ, như xi măng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, nên sử dụng điện chưa tiết kiệm.

Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh trình bày những khó khăn, thách thức đối với ngành Điện trong năm 2015

Thứ hai là Chính phủ yêu cầu năm 2015 EVN phải giảm tổn thất điện năng về 8% nhưng tới nay vẫn còn 8,6%. Trong khi đó, việc giải bài toán giảm tổn thất điện năng đối với EVN không hề dễ khi nguồn điện chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, trong khi nguồn tải lại ở miền Nam, truyền tải luôn quá tải trên hệ thống điện.

Thứ ba, Chính phủ cũng yêu cầu đến 2015 EVN về cơ bản phải giải quyết xong khoản lỗ đang tồn tại nhằm cân bằng tài chính. Tuy nhiên, với khoản lỗ sản xuất kinh doanh do hạn hán giai đoạn 2009 -2010 khoảng 12.000 tỷ đồng đã được EVN xử lý xong, thì đến nay vẫn còn khoảng 8.800 tỷ đồng lỗ từ chênh lệch tỷ giá vẫn chưa được cân đối. Cộng với khoảng 8.000 tỷ đồng lỗ mới phát sinh từ giá than tăng, thuế tài nguyên nước tăng từ 2 lên 4%, phí môi trường rừng, chi phí lưới điện nông thôn… nên tổng cộng khoản lỗ tính tới hiện tại ngành Điện là 16.800 tỷ đồng. Ông Phạm Lê Thanh nêu khó khăn: “Khoản lỗ này hiện EVN chưa thể cân đối được, là thách thức rất lớn của Tập đoàn trong năm 2015”.

Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu

Khó khăn trước mắt như vậy, tuy nhiên, EVN cũng đặt mục tiêu sẽ hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch của năm 2015 và các nhiệm vụ, chỉ tiêu chính của kế hoạch 5 năm 2011-2015 đạt mức cao nhất. Sản xuất và kinh doanh có lợi nhuận, cân bằng tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, tạo vững chắc để Tập đoàn bước vào giai đoạn phát triển năm 2016-2020. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Điều hành hệ thống điện an toàn, linh hoạt, kịp thời, bám sát tình hình thời tiết, khai thác hiệu quả các nguồn điện; Điều hành thị trường điện phát đúng quy định, vận hành điện an toàn, hiệu quả, tin cậy hệ thống điện, sử dụng hiệu quả nguồn nước phát trong các tháng mùa khô; Ổn định các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc và các nhiệt điện than mới vận hành, khắc phục nhanh khi có sự cố; Đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án, công trình điện, trong đó hoàn thành nghiệm thu bàn giao 08 dự án, hoàn thành phê duyệt quyết toán toàn bộ 16 dự án nguồn điện; Hoàn thành và đưa vào vận hành 260 công trình lưới điện từ 110-500kV, khởi công 70 công trình lưới điện 220-500kV.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao huân chương, bằng khen cho cá nhân và tập thể đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, những đóng góp của ngành Điện cho phát triển trong thời gian qua đã được Đảng, Chính phủ, nhân dân ghi nhận. Năm 2014, ngành Điện đạt được những thắng lợi khá toàn diện. Đặc biệt, chương trình đầu tư xây dựng, trong đó trọng tâm là đưa điện lưới quốc gia đến vùng sâu, vùng xa, đến các huyện đảo đã góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần nhân dân. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, từ những điểm sáng trong năm 2014, EVN cần tiếp tục cố gắng thực hiện cụ thể hóa những chỉ tiêu mà Đảng, Chính phủ, Quốc hội giao phó cho ngành Điện. Đồng thời góp phần vào hoàn thành chương trình kế hoạch chung trong năm 2015 của ngành Công Thương.

Page 2

Thực hiện Quyết định số 24⁄2017⁄QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3134⁄QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN].

Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN [Đoàn kiểm tra] bao gồm đại diện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, Đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.    

Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra, Bộ Công Thương công bố nội dung về chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN như sau:

I. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 bao gồm các văn bản:

1. Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

2. Quyết định số 3134/QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

II. Nguyên tắc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện

Trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017, Đoàn kiểm tra đã căn cứ vào các nguyên tắc sau để phân tách và kiểm tra các thành phần chi phí:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác.

2. Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành.

3. Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

4. Chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc EVN được xác định căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận.

5. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN do kiểm toán độc lập [Công ty TNHH Deloitte Việt Nam] kiểm toán; báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện [kiểm tra chọn mẫu]; tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra. EVN chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của các số liệu báo cáo cho Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện.

6. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 không bao gồm thanh kiểm tra việc chấp hành của EVN đối với các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản, các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, các quy định về đầu tư, đấu thầu xây dựng công trình điện và mua sắm, thanh lý thiết bị.  Khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan, chi phí/giá thành sản xuất kinh doanh điện sẽ được hiệu chỉnh tương ứng.

III. Chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện các khâu

Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 174,65 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,24%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch và thấp hơn 0,33% so với tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2016 [7,57%].

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 291.278,46 tỷ đồng [thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện]; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 1.667,77 đ/kWh [tăng 0,15% so với năm 2016], trong đó:

- Tổng chi phí khâu phát điện là 220.915,64 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.264,89 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.997,75 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 103,05 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 51.249,16 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 293,44 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.115,91 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,39 đ/kWh.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017, cụ thể như bảng sau:

TT

Xã, huyện đảo

Giá thành SXKD điện

[đ/kWh]

Giá bán điện bình quân

[đ/kWh]

Tỷ lệ giá bán/giá thành

[%]

1

Huyện đảo Phú Quý [Bình Thuận]

5.283,86

1.581,32

29,93%

2

Huyện đảo Côn Đảo [Bà Rịa - Vũng Tàu]

4.805,04

1.635,26

34,03%

3

Huyện đảo Trường Sa [Khánh Hòa]

72.552,24

1.686,57

2,32%

4

Huyện đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng]

8.135,14

1.851,35

22,76%

5

Huyện đảo Cồn Cỏ [Quảng Trị]

13.475,56

1.706,85

12,67%

6

Đảo Bé [huyện đảo Lý Sơn, Quảng Nam]

9.489,57

1.459,09

15,38%

7

Các xã, đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa

15.922,38

1.432,02

8,99%

Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo nêu trên là 184,33 tỷ đồng.

Doanh thu bán điện năm 2017 là 289.954,78 tỷ đồng [tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.660,19 đ/kWh].

Tình hình thủy văn năm 2017 tác động làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, một số yếu tố chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh điện gồm:

- Giá than năm 2017 tăng bình quân khoảng 5,7% so với năm 2016 và do giá dầu DO, FO bình quân năm 2017 tăng lần lượt 21,95% và 32,84% so với năm 2016.

- Giá dầu HSFO thế giới năm 2017 tăng 39,2% so với năm 2016 dẫn đến giá khí thị trường tăng cao.

- Thuế suất tài nguyên nước tăng áp dụng cho cả năm 2017 so với 2016 chỉ áp dụng thuế suất mới trong 6 tháng.

- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bắt đầu áp dụng từ ngày 01/9/2017.

- Tỷ giá đồng đô la Mỹ [USD] năm 2017 tăng so với năm 2016. Tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2017 là 22.749 đồng/USD tăng 250 đồng/USD so với tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2016 [22.399 đồng/USD], tương ứng với tỷ lệ tăng 1,56%.

Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2017 là 4.115,76 tỷ đồng, gồm:

- Thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng: 726,31 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN [từ lãi tiền gửi, thu nhập từ phí cho vay lại, lãi cho vay lại]: 1.637,04 tỷ đồng [trong đó lãi tiền gửi là 466,36 tỷ đồng; phí cho vay lại là 274,7 tỷ đồng; lãi cho vay lại là 895,98 tỷ đồng].

- Thu nhập hoạt động tài chính của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia [từ lãi tiền gửi]: 241,55 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của các Tổng công ty Điện lực [từ lãi tiền gửi, tiền cho vay]: 403,21 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia của Công ty mẹ EVN: 785,91 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của các Tổng công ty Điện lực: 321,74 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017 EVN lãi 2.792,08 tỷ đồng [không tính tới thu nhập từ sản xuất khác].

Các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2017 gồm:

- Số dư chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia là 1.940,29 tỷ đồng. 

- Khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2017 khoảng 3.071,14 tỷ đồng.  

Ngoài ra còn có các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện các năm trước cũng chưa được tính vào giá điện./.

Page 3

  • Trang chủ
  • Ngành Điện
  • Ngành Xăng dầu
  • Văn bản pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề