Các đồng thừa kế có một người đồng ý một người không đồng ý làm sao bạn được

Thừa kế là là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Vậy, trong trường hợp có nhiều người thừa kế nhưng một trong số họ không chịu bán di sản để chia thì làm thế nào? Luật Nhân Hòa xin tư vấn cho Quý khách hàng về tình huống trên như sau.

  1. 1.     Trường hợp còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, khi một trong các đồng thừa kế không chịu bán để chia, nếu đang trong thời hiệu khởi kiện trên thì các đồng thừa kế này có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế đó.

Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phân chia di sản, theo khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn [người thừa kế không chịu bán di sản để chia] cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này.

                 

                                                Liên hệ luật sư tư vấn luật thừa kế - Hotline 0915.27.05.27

  1. 2.     Trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Mục 2.4 Khoản 1 NQ 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”

Theo tinh thần của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004, di sản thừa kế sẽ được chuyển thành tài sản chung của các thừa kế nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế;

+ Sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia.

Như vậy, nếu rơi vào hai trường hợp trên, di sản thừa kế sẽ chuyển thành tài sản chung, Tòa án không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế khi giải quyết tranh chấp mà sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về tài sản chung. Lúc này, các đồng thừa kế vẫn có thể yêu cầu chia di sản đó thông qua việc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung giữa các đồng sở hữu.

Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phân chia di sản, theo khoản 2 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn [người thừa kế không chịu bán di sản để chia] cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này.

Nhìn chung, khi một trong các đồng thừa kế không chịu bán để chia tài sản thừa kế thì những đồng thừa kế còn lại có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản đó. Tuy nhiên, tùy vào việc thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế còn hay hết mà yêu cầu khởi kiện có thể là yêu cầu phân chia di sản hoặc yêu cầu chia tài sản chung.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi “Một trong các đồng thừa kế không chịu bán để chia thì làm thế nào?”. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết hoặc có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài 0915.27.05.27 để được Luật sư Luật Nhân Hòa tư vấn.

CÔNG TY LUẬT NHÂN HÒA

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, p. Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Hotline: 0915.27.05.27

Email:

Trân trọng!

Bán nhà thừa kế mà anh em không đồng ý thì giải quyết như thế nào? Nếu những người thừa kế không thỏa thuận được thì khởi kiện ra Tòa án

Câu hỏi của bạn:

         Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi có 04 anh, chị em, khi bố mất để lại căn nhà cấp 4, do bố tôi đứng tên. Trước khi mất bố tôi không để lại di chúc. Anh em chúng tôi muốn bán căn nhà trên nhưng có 01 người không đồng ý bán, vậy việc bán nhà phải xử lý như thế nào? khánh hòa

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn về vấn đề bán nhà thừa kế mà anh em không đồng ý, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đất đai 2013;
  • Bộ luật dân sự 2015;

Nội dung tư vấn bán nhà thừa kế mà anh em không đồng ý:

     Đầu tiên, bạn cần xác định xem căn nhà cấp 4 là tài sản chung hay tài sản riêng của bố bạn. Nếu căn nhà là tài sản chung thì chỉ có một phần ngôi nhà trở thành di sản thừa kế, những người thừa kế ở hàng thứ nhất của bố sẽ được phân chia di sản thừa kế đối với một phần căn nhà.

     Vì bố bạn không để lại di chúc nên việc thực hiện chia di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm: ông bà nội của bạn [nếu còn sống], mẹ bạn và anh chị em của bạn. Nếu muốn bán nhà cần có sự đồng ý của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn.

     Thông thường, những người thừa kế sẽ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhưng nếu mọi người không thể thỏa thuận được, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết.

1. Thừa kế là gì? Có mấy dạng thừa kế?

     Thừa kế được hiểu là việc chuyển giao tài sản từ một người đã chết sang cho người còn sống. Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, có hai hình thức để hưởng di sản thừa kế do một người đã chết để lại đó là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

     Thừa kế theo di chúc là trường hợp trước khi chết người có tài sản lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác khi mình chết đi và di chúc đó là hợp pháp.

     Thừa kế theo pháp luật là trường hợp phân chia thừa kế khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

     Đầu tiên, những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết công khai tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 15 ngày. Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

     Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế:

  • CMND hoặc hộ chiếu [bản chính kèm bản sao] của từng người
  • Hộ khẩu [bản chính kèm bản sao]
  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân [bản chính kèm bản sao]
  • Hợp đồng ủy quyền [bản chính kèm bản sao], giấy ủy quyền [nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện]
  • Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác [bản chính kèm bản sao] chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế

     Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế:

  • Giấy chứng tử [bản chính kèm bản sao] của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết [bản chính kèm bản sao].
  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân [bản chính kèm bản sao]
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế.

3. Khởi kiện phân chia di sản thừa kế nếu thỏa thuận bán nhà thừa kế mà anh em không đồng ý

       Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

     Hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện [theo mẫu];
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Bản kê khai di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản [sổ hộ khẩu,…].

     Thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng, tính chất phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét xử có thể kéo dài thêm không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn là 02 tháng.

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về bán nhà thừa kế mà anh em không đồng ý:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề bán nhà thừa kế mà anh em không đồng ý mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ:  chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề