Xây dựng nội dung dạy học cốt lõi là gì

Xây dựng kế hoạch rõ ràng ở từng tổ chuyên môn

Trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản số 4040/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021 - 2022.

Hướng dẫn được thực hiện theo nguyên tắc: Giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh [HS] thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, nội dung quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại.

Theo cô Nguyễn Thị Thiếp, giáo viên Trường THPT Mỹ Quý [Đồng Tháp], để triển khai nội dung hướng dẫn, trước hết tổ trưởng chuyên môn phải nắm kĩ các nội dung như: Tự học có hướng dẫn, HS tự đọc… và yêu cầu từng giáo viên trong tổ nghiên cứu kĩ những nội dung này trước khi họp thống nhất.

Bộ GD&ĐT ghi “hướng dẫn HS tự học”, nhưng không nói rõ là hướng dẫn như thế nào, thời gian hướng dẫn nội dung đó, hướng dẫn đến đâu để tạo kiến thức nền cho những năm học sau.

Có những câu bài tập Bộ hướng dẫn rõ không làm, nhưng có những câu bài tập thì không đề cập tới. Và một câu hỏi đặt ra là: Những nội dung ở năm học 2020 - 2021 yêu cầu tự học có hướng dẫn, HS tự đọc, không yêu cầu HS làm… những năm học sau sẽ thực hiện như thế nào, khi nội dung kiến thức của bộ môn là kiến thức có hệ thống…

Nêu vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thiếp cho rằng: Việc thống nhất trong tổ chuyên môn cách thực hiện, hướng dẫn HS học như thế nào phải được xây dựng kế hoạch rõ ràng gửi trường xét duyệt trước khi thực hiện.

Quá trình thực hiện phải thường xuyên trao đổi để tích lũy kinh nghiệm truyền đạt kiến thức và hướng dẫn HS học tập phù hợp với hình thức trực tuyến. Rà soát, đối chiếu thường xuyên nội dung dạy học của nhóm với kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để bảo đảm thực hiện nội dung dạy học theo quy định.

Các địa phương cần xây dựng kế hoạch điều chỉnh nội dụng dạy và học trong điều kiện giãn cách. Ảnh minh họa: Thế Đại

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai, cô Nguyễn Thị Thu Hà, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Văn - Ngoại ngữ của Trường THPT Tử Đà [Phú Thọ], nhấn mạnh việc đầu tiên cần nghiên cứu kĩ văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ/Sở GD&ĐT.

Rà soát chương trình vừa xây dựng xong và đang thực hiện; đối chiếu so sánh với văn bản hướng dẫn để xác định các nội dung cắt giảm và tương ứng với nó là thời lượng cắt giảm; từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện chung cho toàn trường.

Trên cơ sở kế hoạch giáo dục của trường sau điều chỉnh, tổ nhóm chuyên môn họp và xây dựng kế hoạch giáo dục cho bộ môn. Và từ kế hoạch của tổ nhóm, giáo viên cụ thể hóa kế hoạch giáo dục của mình.

“Trong quá trình thực hiện, cần chú ý đến những nội dung cốt lõi và phân phối thời lượng phù hợp để bảo đảm chủ động hoàn thành chương trình kể cả khi dịch bệnh diễn biến xấu. Số tiết giảm ở những nội dung cắt giảm được dự phòng, nếu điều kiện cho phép tiếp tục luyện tập củng cố kiến thức cơ bản và rèn kĩ năng cho HS” - cô Nguyễn Thị Thu Hà lưu ý.

Không dồn ép, cắt xén chương trình

Căn cứ hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tại các phụ lục trong Công văn 4040, Trường THPT Tân Sơn [Phú Thọ] đã rà soát điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế [tình hình dịch bệnh của khu vực, trình độ HS, điều kiện học tập của HS vùng núi....]; bảo đảm yêu cầu tổng số tuần dạy học, tổng số giờ các môn học không đổi đúng thời gian biên chế năm học do UBND tỉnh quy định.

Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong quá trình này, trường đã họp giáo viên, tổ trưởng chuyên môn quán triệt và thống nhất rõ cách thức, phương pháp thực hiện, rà soát kế hoạch giảng dạy. Một số bài không dạy, một số nội dung trong bài không dạy hoặc được lồng ghép trong bài khác… không thực hiện, trường sẽ tăng thời lượng giờ dạy ở một số bài, một số phần của bài dạy.

Thời lượng tăng dành cho cả học lý thuyết và ôn tập, bảo đảm: Thời lượng dạy học các môn học phù hợp để HS được học đầy đủ, nghiêm túc các nội dung cơ bản, cốt lõi theo yêu cầu cần đạt của chương trình, bảo đảm được chất lượng giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học ưu tiên dạy kiến thức lý thuyết và kiến thức trọng tâm, cốt lõi trước, thời lượng ôn tập cơ bản chuyển vào các tuần cuối kỳ, cuối năm học.

Lưu ý triển khai hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 theo Công văn 4040, bà Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình, nhấn mạnh: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh cần tận dụng tối đa thời gian dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo đó, tăng thời lượng dạy học đối với các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đối lớp 9 và các môn thi tốt nghiệp đối với lớp 12, bằng cách giảm thời lượng một số môn khác, hoặc bố trí học buổi 2, với mục tiêu hoàn thành chương trình sớm đối với các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 và môn thi tốt nghiệp lớp 12, phù hợp với điều kiện thực tế.

Bảo đảm an toàn cho học sinh trong điều kiện dịch bệnh. Ảnh minh họa: Thế Đại

Thời gian thực hiện chương trình phải bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học, đội ngũ giáo viên nhà trường, không gây áp lực và quá tải trong dạy học đối với HS; bảo đảm tổng số tiết theo quy định và cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Đối với các môn học đã kết thúc chương trình sớm, đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện giảng dạy hết chương trình năm học đối với môn học đã giảm thời lượng. Yêu cầu tổ chức thực hiện linh hoạt và không dồn ép, cắt xén chương trình. Đồng thời tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học cho HS lớp 9 và lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.

Bà Bùi Thị Kim Tuyến cũng lưu ý cơ sở chuẩn bị sẵn sàng phương án, phương tiện dạy học trực tuyến, dạy học từ xa qua các phần mềm ứng dụng, hoặc có thể hướng dẫn cho HS tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh... để chuyển sang hình thức dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Sử dụng các tiết luyện tập, củng cố kiến thức cơ bản bằng hình thức giao bài tập cho HS. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn tập linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, hướng dẫn HS tự đọc, HS tự thực hiện, tự ôn tập… những nội dung dạy học được điều chỉnh bảo đảm tính phù hợp trong điều kiện giãn cách.

“Nhóm cốt cán cấp tỉnh đã nghiên cứu xây dựng Kế hoạch giáo dục các môn học, thực hiện theo Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT. Kế hoạch này được gửi đến từng trường để tham khảo khi xây dựng kế hoạch giáo dục các môn học tại đơn vị mình” - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho hay.

NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNGMÔN NGỮ VĂN CẤP TIỂU HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH CHO SINH VIÊNTRẦN THỊ QUỲNH NGAKhoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 được xây dựngtheo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Việc mơ tả cácnội dung cốt lõi của chương trình Ngữ văn cấp tiểu học ở phần đầu của bàiviết tạo tiền đề lí luận vững chắc trong tiếp cận, đánh giá chương trình. Đócũng là cơ sở để xác định một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phát triểnnăng lực phân tích chương trình cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học tạicác trường đại học sư phạm.Từ khố: Ngữ văn, chương trình giáo dục, cấp tiểu học, phân tích, sinh viên1. DẪN NHẬPChương trình giáo dục phổ thông [CTGD] môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 [sau đây viết ngắn gọn là CT Ngữ văn2018] đã khẳng định đường hướng dạy học [DH] phát triển phẩm chất và năng lực [NL]học sinh [HS]. Trong bối cảnh “một CT nhiều bộ sách giáo khoa”, các cơ sở đào tạo cửnhân sư phạm cần đẩy mạnh phát triển những NL có tính cốt lõi, then chốt nhằm giúpsinh viên [SV] đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới GDPT trong giai đoạn tới. Theo đó, ở bướcđi đầu tiên, cần chú trọng các hoạt động đọc và tiếp nhận, kiến giải được các thông tin cơbản về CT cho SV, từ đó rèn luyện cho họ kĩ năng đánh giá, phản biện nhằm xác thựctính khoa học của các vấn đề nêu trong CTGDPT từng mơn học.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN 2018 CẤP TIỂU HỌC2.1. Nội dung cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn cấp tiểu họcTrong cấu trúc CT Ngữ văn 2018, có thể nhận thấy những nét khu biệt từ đặc điểm mônhọc đến mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt... của cấp tiểu học [TH]. Ở cấp học đầu tiênthuộc giai đoạn GD cơ bản này, môn Ngữ văn có tên là Tiếng Việt, tuân thủ nguyên tắcthiết kế theo các mạch chính tương ứng với kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Mục tiêu củamơn Ngữ văn ở cấp TH cũng được xác định gắn với định hướng hình thành và phát triểnphẩm chất, NL. Cụ thể:a] Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể:yêu thiên nhiên, gia đình, q hương; có ý thức đối với cội ng̀n; u thích cái đẹp, cáithiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngaythẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, giađình, xã hội và mơi trường xung quanh.Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 2[54]/2020: tr.87-96Ngày nhận bài: 12/12/2019; Hoàn thành phản biện: 22/12/2019; Ngày nhận đăng: 23/12/2019 NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG...89b] Giúp HS bước đầu hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ ở tất cả các kĩnăng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu đượcnội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngồi văn bản; viết đúng chính tả,ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn [chủ yếu là bài văn kể và tả]; phátbiểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.Phát triển NL văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ vàtruyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúcđộng trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trongcác văn bản văn học. [1]Yêu cầu cần đạt trong CT Ngữ văn 2018 cấp TH được xác lập và mô tả theo từng khốilớp theo cấu trúc/mơ hình thống nhất sau: Đọc [gờm Kĩ thuật đọc và Đọc hiểu]; Viết [gồmKĩ thuật viết và Viết đoạn, bài văn], Nói và nghe [gờm Nói, Nghe và Nói nghe tương tác].Ở cấp TH, mục tiêu cũng như các yêu cầu cần đạt được thể hiện theo định hướng pháttriển phẩm chất và NL phù hợp với đặc điểm tư duy, tâm lí và ngưỡng tiếp nhận, chiềuhướng phát triển của HS. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất được xác nhận là gắn với các“biểu hiện cụ thể” như yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, có ý thức đối với cội ng̀n,có hứng thú học tập, ham thích lao động, thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống...Bên cạnh các NL cốt lõi, NL chung, các nhà GD cũng đã thống nhất quan điểm đề xuấthệ thống yêu cầu cần đạt về NL ngơn ngữ, NL văn học cụ thể, “dễ hố trong tiếp nhận vàthú vị hoá trong thực hành rèn luyện kĩ năng” đối với HSTH.Về NL ngôn ngữ, vấn đề kĩ thuật đọc ở các lớp 1 và 2 sẽ tập trung giải quyết trọn vẹn yêucầu đọc đúng, bao gồm đảm bảo nguyên tắc 3K [không sai, không thừa, không thiếu],phát âm chuẩn, ngắt nghỉ hơi logic. Lớp 3 được xem là điểm chuyển giao quan trọng khiHS bắt đầu làm quen với hình thức/kĩ năng đọc diễn cảm [phát triển hơn so với yêu cầucần đạt của CT Ngữ văn 2000]. Đọc hiểu vốn dĩ được xem là “đích đến của hoạt độngđọc” vẫn tiếp tục được chú trọng nhưng được nhìn nhận ở các bình diện đọc khác nhau:i] đọc hiểu nội dung; ii] đọc hiểu hình thức; iii] liên hệ, so sánh, kết nối; iv] đọc mở rộng.Tuỳ theo từng khối lớp, gắn với các thể loại văn bản, dung lượng văn bản được chọn, chủđề mà các tác giả sách giáo khoa nghiên cứu đề xuất, yêu cầu đọc hiểu sẽ được nâng dầnvề mức độ cần đạt cũng như phạm vi ảnh hưởng. Chẳng hạn, nếu ở các lớp đầu cấp TH,khi đọc hiểu các văn bản văn học, từ bình diện hình thức, HS chỉ cần nhận diện đượchành động, hình dáng, lời nói của nhân vật qua từ ngữ [lớp 1] hay địa điểm, thời gian, cácsự việc chính của câu chuyện; hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngơn ngữvà hình ảnh; thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại; vầntrong thơ [lớp 2] thì lên các lớp trên, bên cạnh việc lặp lại yêu cầu kĩ năng theo nguyêntắc đồng tâm phát triển, HS cần nhận biết được biện pháp tu từ trong thơ [lớp 3], đặc điểmcủa nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại, quan hệ của nhân vậtthể hiện qua cách xưng hô hay cao hơn là hiểu tác dụng của biện pháp tu từ [lớp 4]. Thangđo Bloom cũng được tường minh qua “cách viết” mục tiêu và yêu cầu cần đạt ở từng khốilớp và nếu chỉ xét một trường hợp đọc hiểu hình thức, chúng ta dễ dàng nhận ra khi kếtthúc CT Tiếng Việt TH, HS có thể nhận biết được phương thức sáng tạo văn bản văn học 90TRẦN THỊ QUỲNH NGAcủa tác giả ở mức độ đơn giản [phân biệt văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viếtvề người thật, việc thật], hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hố trong vănbản. Lúc này, người học đã chạm tay đến các giá trị về hình thức biểu đạt của văn bản vàthưởng thức tác phẩm trên cơ sở nhận hiểu những giá trị đó.Điểm mới của CT Ngữ văn 2018 cũng như “lát cắt” có tính liên hợp trong mơn TiếngViệt cấp TH thể hiện ở 5 phương diện trọng yếu:- Lấy kĩ năng giao tiếp [đọc, viết, nói và nghe] làm trục chính xuyên suốt CT.- Phát triển tư tưởng DH tích hợp.- Đổi mới phương pháp DH nhằm phát triển NL ngôn ngữ và văn học cho HS.- Kĩ năng đọc, viết, nói và nghe gắn với đa dạng kiểu loại văn bản.- Tính mở, tính linh hoạt được chú trọng.CT Ngữ văn 2018 thể hiện rõ Nội dung GD gắn với các mạch Kiến thức tiếng Việt1, Kiếnthức văn học2; đờng thời dựa vào hệ thống tiêu chí cụ thể về thể loại văn bản, độ dài đểđề xuất cách thức lựa chọn ngữ liệu. Kí hiệu số trong cột Nội dung thuộc bảng Nội dungcụ thể phản ánh quy ước mạch [M] kiến thức tiếng Việt mà người đọc - phân tích CT cầnlưu tâm. Ví dụ:1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanhM1: Ngữ âm1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêngM2: Từ vựng2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũiM3: Ngữ pháp3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trườngM4: Hoạt độnggiao tiếp4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi,giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phépM5: Lịch sử vàbiến thể NN5. Thơng tin bằng hình ảnh [phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ]Dựa vào bảng Nội dung về kiến thức tiếng Việt của Tiếng Việt 1, về ngữ âm, có thể nhậnthấy người học cần được trang bị những tri thức sơ giản về: 1] Âm, vần, thanh; chữ vàdấu thanh; 2] Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh; 3] Quy tắc viết hoa:viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng. Nói cách khác, khi “đọc” CT, các số đứngtrước [hoặc độc lập] chỉ báo mạch kiến thức tiếng Việt tương ứng; các số đứng sau tươngứng với từng nội dung chi tiết cần đảm bảo hình thành, chuyển tải đến người học. Theocách “đọc” này, chúng ta có thể nhanh chóng nắm bắt, tìm kiếm các mạch kiến thức tiếngViệt đặt ra ở từng khối lớp. Ở ví dụ về mạch kiến thức tiếng Việt lớp 4 sau đây, ở mạchkiến thức từ vựng và ngữ pháp, dựa vào các kí hiệu quy ước, có thể nhận ra 5 thành tốnội dung hợp thành mỗi đơn vị: NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG...M2: Từ vựngM3: Ngữ pháp912.1. Vốn từ theo chủ điểm2.2. Cơng dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển2.3. Nghĩa của một số thành gữ dễ hiểu2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng2.5. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong biểu đạt nghĩa3.1. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng3.2. Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng3.3. Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng3.4. Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng [bổ sung thông tin]3.5. Công dụng của dấu gạch ngang [đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ýliệt kê]; dấu gạch nối [nối các từ ngữ trong một liên danh]; dấu ngoặc kép[đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu]; dấu ngoặc đơn [đánh dấu phầnchú thích].Cũng từ những dẫn giải nêu trên, có thể thấy nội dung các mạch kiến thức được tườngminh một cách chi tiết, rõ nét. Chẳng hạn, khi dạy về dấu câu - kí hiệu đờ hình dùng trongvăn viết, CT đã chú ý đến tính chức năng của đơn vị ngữ pháp này và có sự lựa chọn,phân bố nội dung, hàm lượng kiến thức cụ thể cho từng khối lớp. Đơn cử, dấu gạch ngangvốn dĩ được dạy trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 CT hiện hành, trong CT2018 đượcphân bố ở các lớp 3, 4 và 5, lần lượt với các chức năng: 1] Đặt đầu dòng để đánh dấu lờinói trực tiếp của nhân vậtlớp 3; 2] Đặt đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kêlớp 4; 3] Đặt ở giữacâu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câulớp 5.2.2. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 cấp tiểu học từ điểm nhìnso sánh với CT2000Có thể nhìn thấy sự thể hiện đờng nhất của trục đọc, viết, nói và nghe trong Nội dung GDcủa CT Ngữ văn 2018 cấp TH. CT2000 đã khẳng định mục tiêu rèn kĩ năng sử dụng tiếngViệt [nghe, nói, đọc, viết] để học tập và giao tiếp trong môi trường phù hợp lứa tuổi. Tổhợp nghe, nói, đọc, viết thường được nhìn nhận theo trật tự những kĩ năng được hìnhthành theo quá trình, từ các kĩ năng có thể có ở giai đoạn tiền đọc - viết đến những kĩnăng được rèn luyện, phát triển chính thức trong trường học. Ở một điểm nhìn khác, 4 kĩnăng cơ bản nêu trên được xếp thành hai nhóm tương ứng với hai bình diện: đọc - nghe[tiếp nhận ngơn bản], nói - viết [tạo lập ngôn bản]. Trong bối cảnh đổi mới CT, sự lựachọn sắp xếp kĩ năng giao tiếp thành đọc1, viết2, nói và nghe3 cũng có thể xem là mộtbước chuyển nhằm khẳng định vị thế của đọc [với lõi đọc hiểu làm trọng tâm]; đồng thờinhấn mạnh tầm quan trọng của viết, mối quan hệ mật thiết, tương hỡ của nói và nghetrong q trình vận hành ngơn ngữ để giao tiếp.Khảo cứu, đối sánh với CT hiện hành, ngoài những bước chuyển biến và phát triển vềcách tiếp cận dựa vào chuẩn đầu ra/NL người học, từ phương diện nội dung, CT Ngữ văn2018 cấp TH có sự chuyển di về yêu cầu rèn luyện kĩ năng và các mạch kiến thức ngônngữ, văn học. Chúng tôi đã lập bảng thống kê một số nội dung, yêu cầu cần đạt được pháttriển/bổ sung/thay đổi so với CT Ngữ văn 2000 sau đây để minh hoạ về những chuyểnbiến trong CT mới: 92TRẦN THỊ QUỲNH NGALớp1234Yêu cầu cần đạtCT2018Tốc độ đọc: 40-601[60-702, 70-803, 80904, 90-1005]Đọc hiểu văn bảntheo thể loại [vănhọc & thơng tin]Đọc hiểu theo cácphương diện: nộidung, hình thức,liên hệ, mở rộngYêu cầu viết câu,đoạn văn ngắnNói theo nghi thức[giới thiệu, cảm ơn,xin lỗi...]Sử dụng phiếu đọcsách [điền thông tinquan trọng]Chú trọng mối quanhệ giữa nội dung vàphương thức biểuđạt trong văn bảnđọcĐọc diễn cảmCT2000Quy định tốc độ tốithiểu: 401 [502, 703,1004, 1205]Không phân địnhyêu cầu đọc hiểutheo thể loạiKhông phân địnhvà không đặt ra yêucầu đọc mở rộngtheo thể loạiKhơng chú trọngviết theo quy trìnhThực hành ở lớp 2[Hội thoại trongTập làm văn]Không đặt yêu cầuvề sử dụng phiếuđọc sáchKhông tập trungcác dạng thức đọchiểu để khai thácgiá trị phương thứcbiểu đạtBắt đầu từ lớp 4Viết đoạn văn biểucảm hoặc thể hiệnthái độ, đánh giáGhi chép ý tưởng,chi tiết quan trọngvào phiếu đọc sáchhoặc sổ tayViết bài văn [tả câycối, con vật] có sửdụng nhân hốKhơng đề cập đếnkiểu bài văn biểucảm độc lậpKhông đặt yêu cầuvề sử dụng phiếuđọc sáchNội dungCT2018CT2000Công dụng của dấu Thực hành dấuchấm, dấu chấm hỏi chấm, dấu chấmhỏi: lớp 2, 3Từ xưng hô thông Vấn đề xưng hô vàdụng khi giao tiếpđại từ nhân xưng:lớp 2, 5Thơng tin bằng hình Khơng được đặt raảnh [phương tiện trong CTgiao tiếp phi ngônngữ]Độ dài văn bảnKhông quy định rõPhân biệt truyện/thơNhânvậttrongtruyệnMở rộng kiến thứcvăn học, trong đó chúý vần trong thơDấu phẩy: tách cácbộ phận đồng chứctrong câuKhông đặt ra cácyêu cầu về kiếnthức văn họcHình thành nhậnbiết sơ giản, khơngchú trọngThực hành về dấuphẩy với nhiềuchức năng khácnhauSơ giản về câu kể,câu hỏi, câu khiến,câu cảmViết đoạn văn miêu Văn miêu tả đồ vật Dấu gạch ngang, dấutả đồ vậtthực hành ở lớp 4ngoặc képHình thành kiếnthức và thực hànhở lớp 4Hình thành kiếnthức và thực hànhở lớp 4Chưa chú trọnghình thành kiếnthức nàyKhơng nêu vấn đềsử dụng từ điểnSơ giản về lượt lờithể hiện qua trao đổinhómCơng dụng từ điển,cách sử dụng để tìmtừ và nghĩa của từtrong từ điểnViết bài tả con vật, Dấu gạch nối, dấu Nội dung hồncây cối, đờ vật; ngoặc đơntồn mớikhơng kèm u cầunhân hố NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG...5Đa dạng kiểu bàitrong viết: văn biểucảm, văn bản hướngdẫn thực hiện mộtcông việcMở rộng phạm viviết: nhân vật trongsách hoặc phim hoạthình, báo cáo códùng bảng biểuViết có sử dụng sosánh, nhân hố...93Khơng đề cập đến Thơng tin bằng hìnhtrong CTảnh, số liệu [phươngtiện giao tiếp phingơn ngữ]Khơng chú trọnggiaotiếpđaphương thức vàkhai thác yếu tốphi ngônCông dụng dấu gạch Khơng đề xuấtngang: đánh dấu trong CTphần chú thích, giảithích; dấu gạch nốiGiới hạn phạm vimiêu tả và thông tintheo các đối tượngcụ thể trong cuộcsốngViết theo cấu trúc Biện pháp tu từ điệp Khơng có trongdạng bàitừ, điệp ngữCTNói nghe tương tác: Chưa chú trọng Không xuất hiện nội Có dạy cùng hệdùng lí lẽ để thuyết dạng nói - thuyết dung từ trái nghĩa, từ thống với từ đồngphụcphụcđồng âmnghĩaVề thời lượng thực hiện CT Tiếng Việt ở TH, tuy vẫn là 1.505 tiết [không thay đổi so vớiCT hiện hành], trung bình 43 tiết/tuần, chiếm 31% tổng thời lượng CT dành cho các mônhọc bắt buộc nhưng có thể nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ trong phân bố số tiết ởtừng khối lớp:Lớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5420350245245245Từ những thông tin khái lược nêu trên về CT Ngữ văn 2018 cấp TH, có thể phần nào nhậnthấy những điểm mới của CT, những bước chuyển di bước đầu được kiến giải là hỡ trợtích cực cho việc phát triển các NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng tạo - vốn dĩ được coi là chìa khố để HS mở cánh cửa hội nhập với cuộc sống,với thế giới rộng lớn.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC PHỔ THƠNG MƠN NGỮ VĂN 2018 CẤP TIỂU HỌC CHO SINH VIÊNNGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC3.1. Định hướng chungNL phân tích CTGD phổ thơng mơn Ngữ văn 2018 cần dựa trên việc người đọc [giáoviên, SV] đã thực sự nắm vững mục tiêu, quan điểm xây dựng, nội dung GD của CTGDphổ thông tổng thể. Ở một mức độ cao hơn, NL phân tích CT chú trọng nhấn mạnh khảnăng quản lí nội dung GD. Bởi lẽ, Nội dung GD là “yếu tố thứ hai” giữ vai trò quan trọngtrong CT mà đội ngũ giáo viên, SV cần nhận hiểu một cách sâu sắc, chia sẻ bằng nhữngdiễn giải, phân tích dễ hiểu để các lực lượng tham gia vào q trình đổi mới GD có thểtiếp cận được. Khi phân tích CT, cần lưu ý rằng nếu mục tiêu được xem là yếu tố có tínhchỉ đạo, định hướng, ngun tắc thì nội dung lại mang các đặc trưng như tính uyển chuyển,linh hoạt, tính mở. Điều này đồng nghĩa với việc khi “thụ đắc” nội dung GD trong CT, 94TRẦN THỊ QUỲNH NGAcần chỉ rõ các vấn đề cốt lõi [trọng tâm] bên cạnh xác định được những thành tố “động”,có khả năng chuyển hố và cho phép nhiều hơn một sự lựa chọn. Ngồi ra, phân tích CTcũng hướng đến tác động, tri nhận các thành tố khác như phương pháp, điều kiện cơ sởvật chất và nhân lực thực hiện CT...3.2. Các thành tố cơ bản trong năng lực phân tích chương trình cần phát triển chosinh viênTừ việc nhận hiểu về phân tích, về phân tích CTGD, chúng tơi chọn xác lập cấu trúc NLphân tích CT mà SV ngành GDTH tại trường ĐHSP cần đạt đến [theo mơ hình hoạtđộng], bao gờm:- NL đọc - tiếp nhận thơng tin từ CT: Khung NL phân tích CT mà chúng tôi xác định lấyhoạt động đọc/kĩ năng đọc làm thành tố khởi đầu, xuyên suốt và mang tính hệ thống. Đọcvừa đóng vai trị là cách thức để tiếp cận, thâm nhập CTGD phổ thông Ngữ văn 2018,vừa là NL có tính chất tiền đề trong mọi hoạt động phân tích CT. Ở thành tố thứ nhất này,chúng tôi nhấn mạnh thao tác/kĩ năng đọc - tiếp nhận, nhận diện và phát hiện các vấn đềcốt lõi của CT Ngữ văn 2018 ở SV. Theo đó, SV ngành GDTH cần thực hiện hoạt độngđọc thường xuyên [thông qua một số kĩ thuật đọc điển hình như SQ3R, ghi chú bên lề,...]để có thể hệ thống hố các thông tin cơ bản gắn với mục tiêu tiếp nhận CT theo nhữngthơng số/tiêu chí đã được xác định [đọc gắn với mục tiêu đọc đã được định hướng].- NL đọc - so sánh, đối chiếu CT [với CT hiện hành, với CT của một số nền GD khác trênthế giới]: So sánh, đối chiếu là các thao tác tư duy cần cho việc phân tích CTGDPT mới,trong đó có CT Ngữ văn. Đề cập đến NL thành tố này, chúng tơi muốn dành một vị tríquan trọng cho việc đối chiếu những gì nhận hiểu được từ CT Ngữ văn 2018 với nhữngtri thức đã có về CT Ngữ văn hiện hành [cấp TH]. Sẽ là khác biệt trong hoạt động đọc phân tích CT so với việc SV đọc một cuốn sách, một giáo trình độc lập. Bởi lẽ, CT2018cần được đặt trong hành trình phát triển của việc xây dựng CTGDPT Việt Nam, trongmối quan hệ thiết thân với CTGDPT mơn Ngữ văn qua các thời kì [mà trong giới hạnnhất định, chúng tôi chỉ đặt ra yêu cầu đối sánh với CT2000]. NL đọc - so sánh, đối chiếucòn cần thiết trong việc giúp người học có thể kiến giải được những điểm kế thừa và pháttriển, duy trì thói quen đặt câu hỏi về những nội dung GD cụ thể được hoạch định trongCT mới.- NL phản biện CT: Ở một chừng mực nào đó, phân tích gắn liền với phản biện, được“định dạng” như việc phản biện, đánh giá một thông tin nhằm làm sáng tỏ và khẳng địnhlại tính chính xác của vấn đề. NL phản biện CT có sự kiểm chứng thơng qua các hoạtđộng hay các bước cơ bản: i] Nhận dạng những ý kiến liên quan với vấn đề nêu ra [khiđọc CT]; ii] Phân tích; iii] Đánh giá; iv] Trình bày kết quả của quá trình tư duy logic.Trong tổ chức thực hành phân tích CT cho SV ngành GDTH, NL này có thể được bộc lộtrực tiếp thơng qua thao tác đặt câu hỏi về những điều hoài nghi từ việc tổng hợp kết quảđọc - tiếp nhận hay so sánh CT; đờng thời có thể được rèn luyện để trở thành một NLmang tính nội tại của mỡi cá nhân. Nghĩa là, SV nhận hiểu để hình thành tư duy phảnbiện, tự đưa ra các luận cứ phản biện, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, NỘI DUNG CỐT LÕI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG...95bình giá ưu điểm, khuyết điểm của một vấn đề/nội dung GD. Chẳng hạn, với thông tin vềtốc độ đọc cần đạt ở lớp 1 là 40-60 tiếng/phút, SV có thể tự nêu vấn đề: “Cơ sở nào để đềxuất ngưỡng đọc theo tiêu chí tốc độ như trên?”, từ đó kiếm tìm các thơng tin khoa họccần thiết nhằm xác định tính chính xác của vấn đề [như: sự dung hoà các yêu cầu cần đạtvề tốc độ đọc ở CT dạy đọc hiện hành, CT dạy đọc của các quốc gia trên thế giới; thờilượng 60% dành cho đọc là lí tưởng để có thể đảm bảo rèn luyện kĩ thuật đọc nhằm đạtđến ngưỡng đọc đã nêu...].- NL hồi đáp các câu hỏi về CT: Hoạt động phân tích CT diễn ra trong học tập, nghiêncứu các chuyên đề về phương pháp DH bộ môn, các chuyên đề tự chọn, nâng cao luônchú trọng việc nêu vấn đề/tình huống/câu hỏi, và do vậy SV cần được rèn luyện NL hồiđáp các câu hỏi về CT. Trong phần này, một biện pháp sư phạm quan trọng cần thực hiệnlà xây dựng hệ thống câu hỏi về CT [đồng thời với việc chia sẻ cho SV kĩ năng đặt câuhỏi phân tích CT]. Tuỳ thuộc vào dạng thức câu hỏi, SV cần có những cách thức hời đáplinh hoạt khác nhau.- NL viết báo cáo đánh giá về CT: Viết báo cáo tổng hợp hoặc trình bày dưới dạng sơ đờhố về CT hoặc một phần/khía cạnh/phương diện của CT là yêu cầu bổ trợ trong pháttriển NL phân tích CT mặc dù đây lại thường là yêu cầu bắt buộc đối với SV ngành GDTHtại ĐHSP Huế trong các hoạt động thực hành bộ môn. NL này nhằm hình thành kĩ năngtổng hợp, khái qt hố, trình bày vấn đề dưới dạng văn bản, sơ đồ, bảng biểu; phản ánhmột cách súc tích, khoa học q trình đọc - tiếp nhận, đọc - so sánh, đối chiếu, đọc - phảnbiện CT của SV.Từ việc xây dựng khung NL nói trên, các hoạt động phân tích CTGDPT mơn Ngữ văn2018 cấp TH có thể được tổ chức, phát triển thông qua DH các học phần về phương phápchuyên ngành, các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xun và được hấp dẫn,đa dạng hố bằng nhiều hình thức: tự đọc, chia sẻ nhóm [trực tiếp trên lớp hoặc thông quacác group tương tác trên facebook, zalo], thuyết trình, seminar, cuộc thi tìm hiểu CT...4. KẾT LUẬNCTGDPT mơn Ngữ văn 2018 cấp TH đã được tiếp nhận một cách tích cực qua các hoạtđộng đào tạo chuyên ngành tại khoa GDTH trường ĐHSP Huế từ khi ban hành. Tri thứcnền và những kiến giải cơ bản về CT là cơ sở khoa học quan trọng giúp SV hình thành,rèn luyện thường xuyên các kĩ năng như đọc - tiếp nhận, đọc - so sánh, đối chiếu, đọc phản biện nhằm hướng tới phát triển NL phân tích CT. Các khung đo NL nói trên nếuđược cụ thể hố bằng các bộ tiêu chí hoặc rubric đánh giá thì sẽ góp phần gia tăng hiệuquả của việc tự chủ, độc lập trong nghiên cứu, phân tích CT cho SV tại các trường đạihọc sư phạm.TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo [2018]. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn [Banhành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]. 96TRẦN THỊ QUỲNH NGA[2] Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh [2008]. Giải đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn TiếngViệt ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.[3] Đỗ Ngọc Thống [2013]. Dạy học Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam – hiện trạng, hướngphát triển và những vấn đề liên quan, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữvăn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, [1196], [9-32].Title: CORE CONTENTS OF THE LITERATURE IN NEW GENERAL EDUCATIONCURRICULUM AT PRIMARY LEVEL AND PRINCIPLES OF DEVELOPINGCURRICULUM ANALYTICAL COMPETENCE FOR STUDENTSAbstract: The 2018 Literature in New General Education Curriculum is built in the direction ofdeveloping learners' qualities and competencies. The description of the core contents of theLiterature curriculum in primary level at the beginning of the article creates a solid theoreticalpremise in approaching and evaluating the curriculum. It is also the basis for defining some basicprinciples in developing curriculum analytical capacity for Primary Education students atpedagogical universities.Keywords: Literature, curriculum, primary level, analysis, students.

Video liên quan

Chủ Đề