Các loại trò chơi cho trẻ mầm non

Mục đích yêu cầu: Hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ về các con vật sống trên trời (Chim én, chim yến, chim sâu, …)Qua tình huống trò chơi để trẻ nhận biết, phân biệt rừ các con vật.

Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với những con vật để nắm được đặc điểm của chúng, biết được tên gọi, ích lợi của chúng.

Luật chơi: Trẻ biết tên gọi, nêu đặc điểm, lợi ích của các con vật (chim én, chim sâu, chim hải yến, con cò,…) dựng các kỹ năng đó học trẻ vẽ các con vật sống trờn trời và núi (giới thiệu sản phẩm của mình).

Cách tiến hành:

Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 3 bức tranh các con vật sống trên trời gắn liền với cảnh khác nhau (như cảnh biển, đảo vẽ chim Hải yến…)... Mỗi trẻ có 2 tờ giấy vẽ khổ A4, bỳt chì, hộp màu sáp, bàn ghế đủ để trẻ ngồi, 2 cái giá để trưng bày sản phẩm, mỗi rổ trưng bày một số tranh lô tô vẽ các con vật.

Tiến hành: Cô cho trẻ đứng xung quanh, cô hát bài “ Chim én mùa xuân” cùng trò chuyện về một số con vật sống trên trời. Cho trẻ về vị trí thành 3 hàng, cô lần lượt đua ra các bức tranh, cho trẻ quan sát từng con vật và giới thiệu tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng bằng cách cô đặt câu hái, gợi ý để trẻ tri giác và trả lời ( hái cá nhân, tập thể) sau khi trẻ đó nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các con vật.

Cô nói luật chơi:

Khi nghe câu đố, tiếng kêu của con vật nào trẻ chọn đúng con vật đó giơ lên (chon tranh lô tô), nói tên, đăc điểm của các con vật đó.Sau đó cô cho trẻ vào bàn, trẻ thi đua “vẽ các con vật sống trên trời” Ai khéo tay vẽ được nhiều con vật và phân tích theo nhóm các động vật sống trên không ở cá vùng khác nhau hoặc về cấu tạo màu sắc thì người đó sẽ thắng (thời gian của trò chơi là một bản nhạc).

Lần 1: Cô cho trẻ lựa chọn con vật gọi theo yêu cầu của cô.

Lần 2: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật theo đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống.

Lần 3: Cho trẻ chọn các con vật sống trên trời. Sau đó cho trẻ về bàn, trẻ tự chọn giấy vẽ, bút chì, sáp màu cho mình và cho bạn rồi vẽ.

Trong quá trình thực hiện cô nhắc nhở động viên trẻ để trẻ thực hiện ( nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu, bố cục bức tranh, phân nhóm các con vật cho chính xác). Cuối buổi chơi trẻ lên treo các bức tranh của mình, trẻ nhận xét bài của mình, của bạn vẽ như thế nào, bạn vẽ con vật gì, sống ở đâu, đặc điểm của con vật đó. Cô nhận xét chung, chọn bài đẹp, vẽ sắc nét, phân nhóm đúng để tuyên dương trẻ.

Các loại trò chơi cho trẻ mầm non
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Luật chơi:

Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau:

“Gieo hạt Mùi hương

Nảy mầm Thơm ngát

Một cây Một quả

Hai cây Hai quả

Một nụ Gió thổi

Hai nụ Cây rụng

Một hoa Lá rụng

Hai hoa Nhiều lá….”

Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.

Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.

Nảy mầm: Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên

Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên

Hai cây: Yêu cầu giơ cao tay phải lên

Một nụ: Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống

Hai nụ: Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống

Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay

Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tayMùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa

Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra

Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra

Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái

Cây rung: Nghiêng người sang phải

Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống

Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to: A!..A..A..

Các loại trò chơi cho trẻ mầm non
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần thì giáo viên phải không ngừng sáng tạo, lồng ghép các bài học thông qua các trò chơi cho trẻ mầm non.

Trong bài viết này, KidsOnline đã tổng hợp rất nhiều trò chơi cho trẻ vô cùng thú vị để các giáo viên đan xen thêm vào mỗi giờ học, giúp mỗi giờ học trên lớp trở cô và trò trở nên sinh động và thú vị hơn rất nhiều!

Một số trò chơi cho trẻ mầm non

Trò chơi: Chuyền bóng

Các loại trò chơi cho trẻ mầm non

Mục đích
Rèn luyện kĩ năng vận động

Luật chơi
Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.

Chuẩn bị
Từ 2 đến 3 quả bóng.

Cách chơi
Cho trẻ đứng thành vòng tròn ( nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn). Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì trẻ cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:

Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân

Mà bóng biết chạy

Nhanh nhanh bạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi Xem ai tài, ai khéo

Cùng thi đua nào.

Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.

Trò chơi: Thêm, bớt vật gì?

Mục đích
Phát triển khả năng quan sát

Chuẩn bị
Đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp

Luật chơi
Trẻ nói nhanh và đúng tên một số đồ dùng, đồ chơi của lớp được thêm hoặc bớt trong lúc thêm bớt đồ dùng, đồ chơi nào trẻ phải nắm lại.

Cách chơi
Giáo viên đưa từng đồ dùng, đồ chơi của lớp cho trẻ quan sát và gọi tên. Sau đó cho tất cả vào túi. Khi bắt đầu chơi, giáo viên yêu cầu trẻ nhắm mắt lại (dùng hiệu lệnh) đồng thời đưa các đồ vật sau khi đã thêm hoặc bớt ra bày trước mặt trẻ. Cho trẻ mở mắt (dùng tín hiệu) và nhận xét có đồ dùng đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Trẻ nói đúng được tất cả nhóm vỗ tay hoan hô.

Trò chơi: Xếp hình

Mục đích
Rèn luyện sự khéo léo và khả năng sáng tạo.

Chuẩn bị
Bộ xếp hình theo mục đích của trò chơi (hột, hạt, que, hình vuông, hình tròn, hình tam giác) và hình mẫu.

Cách chơi
Cô cho trẻ xem hình mẫu đã xếp sẵn. Sau đó, trẻ tự xếp hình theo mẫu hoặc theo gợi ý của cô giáo. Khi trẻ xếp xong, cô hỏi trẻ: Cháu vừa xếp hình gì ?” và phát triển nội dung cuộc đàm thoại bằng các câu hỏi mở.

Chi chi chành chành

Các loại trò chơi cho trẻ mầm non

Mục đích
Rèn luyện sự nhanh nhẹn, phản xạ; giúp các bé nâng cao tính tập thể

Cách chơi: Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh: “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương ngũ đế Chấp dế đi tìm

Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.

Trò chơi: Bé mặc quần áo

Mục đích
Củng cố cho trẻ những hiểu biết về việc mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

Chuẩn bị – Một số tranh, lô tô về quần áo, đố dùng cho các thời tiết khác nhau (trời nóng, trời lạnh, trời mưa). – 3 tranh vẽ về hình ảnh trong các thời tiết nóng, lạnh, trời mưa, mỗi biểu tượng có thể kèm theo một hình ảnh về cách ăn mặc phù hợp với thời tiết. – Vẽ 3 vòng tròn hoặc 3 hàng. Mỗi vòng tròn ( hoặc mỗi hàng) tương ứng với một biểu tượng thời tiết. Mỗi hàng hoặc vòng tròn đó lại được chia thành 3 – 4 ô nhỏ hơn.

– Số trẻ chơi nhiều hơn tổng số các ô ở cả 3 vòng tròn từ 2 – 3 cháu.

Cách chơi
Cô gõ xắc xô hoặc ra hiệu lệnh: Tất cả trẻ “đi cửa hàng mua sắm quần áo, đồ dùng”. Cô yêu cầu trẻ chọn quần áo theo ý thích. Sau đó, cô nói ; “Dùng cho khi nào?”, trẻ phải nhanh chóng về đúng hàng có biểu tượng thời tiết tương ứng với quần áo, đồ dùng cho mình đã chọn (mỗi trẻ về một ô). Trẻ nào chạy chậm, không còn chổ đứng sẽ phải đứng trước lớp giới thiệu loại quần áo (đồ dùng) mà mình đã chọn sử dụng vào thời tiết nào.

Trò chơi: Cửa hàng thực phẩm

Mục đích
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Chuẩn bị
Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá…(nếu có điều kiện cô có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt…).

Cách chơi – Yêu cầu nhóm trẻ đóng vai người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại.

– Các nhóm trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu. Ví dụ: “Bác ơi bán cho tôi mớ rau ngót; Bác bán cho tôi quả mận…”. “Người mua” trả tiền và nói cảm ơn. “Người mua” và “người bán” chào tạm biệt nhau.

Trò chơi: Tìm người nhà

Mục đích
Phát triển các giác quan và khả năng định hướng trong không gian trẻ.

Chuẩn bị
Mỗi trẻ một hình tròn hoặc tam giác.

Cách chơi – Cô phát cho mỗi trẻ một hình – Cô chia trẻ thành 2 nhóm theo dấu hiệu: hình tròn, tam giác.

– Cô gọi một trẻ lên, hỏi xem trẻ có hình gì và quan sát xem mình phải tìm đến nhóm nào là “người nhà” của mình. Sau đó, cô bịt mắt trẻ lại rồi cho trẻ đi tìm đúng hình cùng loại với hình của mình. Cô yêu cầu trẻ ở nhóm “người nhà” vỗ tay hoặc nói: “Chúng tôi đây” để trẻ bị bịt mắt định hướng được. Khi đến nơi, trẻ bị bịt mắt phải sờ tay vào các hình mà một trẻ đã cho để xem có đúng là “người nhà” của mình không. Khi nào nói đúng thì trẻ mới được bỏ khăn bịt mắt ra. Trò chơi tiếp tục tương tự với các nhóm khác, chỉ cần đổi vị trí đứng và đổi các hình cho nhau.

Một số trò chơi tại nhà cho trẻ:

  1. Trò chơi lăn bi vào lỗ dành cho trẻ 3-6 tuổi

2. Trò chơi ô tô phản lực dành cho trẻ 3 – 6 tuổi

3. Ba trò chơi cho lứa tuổi 2-3

Nguồn video: Những đứa trẻ bận rộn

Xem thêm:>>

Hướng dẫn 5 trò chơi dân gian phổ biến cho trẻ
3 trò chơi tập thể cho trẻ mầm non