Các thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não

HỎI ĐÁP

Huynh Ha 3 years ago

Rối loạn tuần hoàn não còn có tên gọi khác là thiểu năng tuần hoàn não, do não không được cung cấp đủ máu để thực hiện trao đổi chất nên gây ra tình trạng não thiếu oxy, chết mô và nhồi máu não. Bệnh thường gặp ở người 40 tuổi trở lên, người lao động trí óc hay gặp nhiều căng thẳng, stress trong cuộc sống.

Rối loạn tuần hoàn não khi chuyển biến nặng sẽ gây ra cơn đột quỵ, xuất huyết não hậu quả là người bệnh có thể bị liệt, mất khả năng kiểm soát các cơ quan do một số vùng mô não điều khiển bị chết và nguy cơ tử vong rất cao.

Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng não bị tổn thương do không được cung cấp đủ oxy

2. Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tuần hoàn não:

- Do dị tật tim bẩm sinh, dị dạng mạch máu.- Thoái hóa các đốt sống cổ gây chèn ép hệ thống động mạch thân nền.

- Do mạch máu bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa động mạch, huyết khối, u não,...

- Tăng huyết áp.- Mỡ máu cao.- Thiếu máu hồng cầu hình liềm.- Nhịp nhanh thất.

- Đau tim.

Nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não:

- Tuổi cao: trung niên và cao tuổi.- Béo phì.

- Bệnh lý tim mạch.

- Bệnh đái tháo đường.- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.- Sử dụng thuốc lá, bia rượu, lạm dụng chất kích thích.

- Người thường xuyên làm việc căng thẳng, áp lực cường độ cao.

3. Triệu chứng rối loạn tuần hoàn não

Triệu chứng, biểu hiện cấp tính: thường xảy ra lúc nửa đêm hoặc gần sáng.

- Đau đầu: 90% người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não đều gặp, đau lan tỏa cả đầu, gây nhức, ê ẩm và nặng đầu.

- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

- Mất thăng bằng khi xuống ngồi xuống hoặc đứng dậy.

- Khó đổi tư thế từ nằm nghiên chuyển sang nằm ngửa.

- Tê bì, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân.

- Triệu chứng nặng: xây xẩm mặt, mất ý thức, buồn nôn, nôn, đột quỵ, khó nói, liệt nửa người,...

Triệu chứng mạn tính: thường gặp ở người cao tuổi.

- Đau đầu ê ẩm từng đợt nhất là khi thay đổi thời tiết, môi trường sống.

- Hay quên.

- Rối loạn cảm xúc: vui buồn, cáu giận lẫn lộn.

- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ kéo dài.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tuần hoàn não:

- Đột quỵ: gây ra tai biến mạch máu não.

- Nhũn não hoặc xuất huyết não gây liệt nửa người, tử vong đột ngột.

- Phù não: gây áp lực lên não, tổn thương não và có thể phá hủy toàn bộ não.

 

 Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu là những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não

4. Điều trị rối loạn tuần hoàn não

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não:

- Thăm khám dấu hiệu lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh.

- Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh: xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X - quang để thấy rõ những tổn thương ở mạch máu và não.

Phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não:

Tùy vào tình trạng bệnh cấp hay mạn tính, sức khỏe người bệnh bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

- Điều trị thiếu máu cục bộ cấp: thuốc Alteplase dùng trong trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp. Lưu ý chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn, đúng liệu trình của bác sĩ cấp.

- Các thuốc khác:

⦁ Cinnarizin: Ức chế sự co các tế bào cơ trơn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến các vùng và làm giảm tình trạng thiếu oxy não.

⦁ Cerebrolysin: giúp tăng cường chuyển hóa các tế bào thần kinh, điều chỉnh sự dẫn truyền synap thần kinh.

⦁ Piracetam: Tác động trực tiếp lên não và hệ thốn thần kinh trung ương, bảo vệ não, phục hồi tổn thương sau chấn thương não.

⦁ Ginkobiloba: tác dụng giảm gốc tự do, ngăn ngừa sự phá hủy màng tế nào não, giảm các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não, chống suy giảm trí nhớ.

⦁ Một số thuốc điều trị những bệnh liên quan như tăng huyết áp, mỡ máu, tăng mỡ máu,...

5. Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não

Những biện pháp giúp phòng ngừa hạn chế nguy cơ mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não như:

- Xây dựn lối sống lành mạnh, rèn luyện thể thao.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí, khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, đồ mặn.

- Từ bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu.

- Tránh xa những căng thẳng trong cuộc sống.

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ rối loạn tuần hoàn não cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

 

Nguồn video: Khỏe Thật Đơn Giản

Tìm hiểu chung

Bệnh rối loạn tuần hoàn não là gì?

Tuần hoàn não là quá trình lưu thông của máu trong não và là yếu tố quan trọng đảm bảo cho chức năng não được khỏe mạnh. Quá trình tuần hoàn máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bộ não hoạt động hiệu quả. Máu cung cấp oxy và glucose cho não. Mặc dù não chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể nhưng nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng để hoạt động. Theo ý kiến của một nhà khoa học, não cần đến khoảng 15% máu từ tim để có được lượng oxy và glucose cần thiết cho các hoạt động.

Não cần rất nhiều máu để hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, nếu không có đủ lưu lượng máu đến não để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất thì não sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng chết mô não hoặc nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ. Nói cách khác, bệnh rối loạn tuần hoàn não xảy ra khi các chức năng của não bị rối loạn do lượng máu lưu thông đến não không đủ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tuần hoàn não là gì?

Khi tuần hoàn não bị tổn thương do một số tác nhân nào đó, mức oxy và glucose cung cấp lên não sẽ ít hơn lượng cần thiết. Điều này có thể làm tổn thương não và gây ra các vấn đề về thần kinh. Dưới đây là một số triệu chứng rối loạn tuần hoàn não thường gặp:

  • Đột quỵ: nếu có huyết khối làm tắc dòng chảy của máu trong động mạch não, bạn có thể bị đột quỵ và mô não ở khu vực đó có nguy cơ sẽ chết. Nếu mô não chết thì các chức năng do một phần của bộ não kiểm soát sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như tình trạng đó có thể ảnh hưởng đến lời nói, khả năng vận động và trí nhớ.
  • Thiếu oxy não: xảy ra khi một phần của não không nhận đủ lượng oxy cần thiết do không có đủ oxy trong máu ngay cả khi lưu lượng máu vẫn bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu oxy não như chết đuối, mắc nghẹn, ngạt, độ cao, bệnh phổi và thiếu máu.
  • Xuất huyết não: là tình trạng chảy máu bên trong khoang sọ não, có thể xảy ra khi các thành động mạch suy yếu và bị vỡ tạo ổ máu bên trong khoang sọ. Xuất huyết não có thể tạo áp lực lên các khoang này và làm mất ý thức người bệnh. Có một số nguyên nhân khác có thể gây xuất huyết não như dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu và chấn thương đầu. Xuất huyết não có thể gây tổn thương não và tử vong;
  • Phù não: xảy ra do sự gia tăng chất dịch trong khoang sọ. Rối loạn lưu lượng máu trong não cũng có thể gây ra phù não. Phù có thể gây áp lực lên não và cuối cùng có nguy cơ phá nát hoặc làm tổn thương não nếu như bệnh không thuyên giảm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não là gì?

Bệnh rối loạn tuần hoàn não liên quan tới một loạt bệnh hoặc các bất thường khác. Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, mạch máu bị đè nén, nhịp nhanh thất, tích tụ mảng xơ vữa trong các động mạch, huyết khối và huyết áp quá thấp do đau tim hoặc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc các rối loạn tuần hoàn não cao hơn so với người khỏe mạnh.

Các nguyên nhân cụ thể gây rối loạn tuần hoàn não gồm:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não liên quan với các tế bào máu có hình dạng không đều. Tế bào máu hình liềm dễ tạo máu đông hơn so với tế bào máu bình thường và làm cản trở lưu lượng máu đến não.
  • Mạch máu bị đè nén: có thể gây cản trở các động mạch mang oxy đến não dẫn đến các rối loạn tuần hoàn não. Khối u là một trong những nguyên nhân gây ra đè nén mạch máu.
  • Nhịp nhanh thất: là biểu hiện của một loạt các rối loạn nhịp tim, có thể làm cho tim ngừng đập hoàn toàn dẫn đến sự ngưng chảy của dòng oxy. Hơn nữa, các rối loạn nhịp tim có thể làm hình thành các cục máu đông dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các bộ phận cơ thể.
  • Tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa: có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ. Ngay cả một lượng nhỏ các mảng xơ vữa cũng có thể thu hẹp dòng chảy, làm cho khu vực đó dễ hình thành cục máu đông. Máu đông lớn có thể gây ra thiếu máu do nó cản trở sự lưu thông của máu.
  • Đau tim: có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não do mối liên hệ giữa đau tim và huyết áp thấp. Huyết áp quá thấp thường là tình trạng thiếu oxy ở các mô. Nhồi máu cơ tim không được điều trị có thể làm chậm lưu thông máu và làm máu đông, cản trở sự lưu thông của máu đến não hoặc các cơ quan chính khác. Huyết áp quá thấp cũng có thể do dùng thuốc quá liều và phản ứng với thuốc.
  • Dị tật tim bẩm sinh: có thể gây ra thiếu máu do sự hình thành và liên kết động mạch chưa hoàn chỉnh. Những người bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể dễ bị huyết khối.

Các rối loạn tuần hoàn não có thể xuất hiện ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào, đặc biệt ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Béo phì
  • Hút thuốc láUống rượu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Nếu nghi ngờ bạn bị bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện khám thực thể, sau đó sẽ hỏi về tiền sử y khoa và khuyên bạn thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang, v.v.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị rối loạn tuần hoàn não, chẳng hạn như:

  • Nếu nguyên nhân gây bệnh là do hẹp động mạch, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc
  • Đối với tình trạng hẹp động mạch nghiêm trọng hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc chứa Ginkgo biloba để giúp tăng tuần hoàn máu não và phòng ngừa đột quỵ.

Trong chiết xuất Ginkgo biloba có chứa nhiều flavonoids và terpenoids, có tác dụng chống oxy hóa mạnh và chống viêm hiệu quả. Thảo dược này giúp làm tăng lưu lượng máu và tham gia vào quá trình hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Theo một số nghiên cứu, Ginkgo biloba giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Nó cũng giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch ngoại biên do tuần hoàn máu kém.

Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp làm chậm các dạng giảm trí nhớ, như bệnh Alzheimer.

Hầu hết các thuốc chứa Ginkgo biloba hiện nay đều khó được hấp thụ tốt vào cơ thể, sinh khả dụng thấp nên dẫn đến hiệu quả không cao, phải dùng nhiều và lâu mới có tác dụng.

Tuy nhiên, với các thuốc được sản xuất theo công nghệ Phytosome, như Ginkgo biloba Phytosome, thường sẽ khắc phục những vấn đề trên.

Ginkgo biloba Phytosome chứa chiết xuất Ginkgo biloba và phosphatidylcholine được sản xuất theo công nghệ phytosome giúp thuốc hấp thu tốt, hiệu quả cao. Ginkgo biloba Phytosome thích hợp cho người:

+ Suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng: chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động.

+ Di chứng tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não.

+ Hội chứng Raynaud, tê lạnh và tím tái đầu chi.

+ Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục
  • Điều trị các tình trạng như cao huyết áp cao và đái tháo đường
  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề