Các trường đào tạo ngành Hải dương học

Cập nhật 29/06/2021 bởi

Chắc hẳn rằng trong chúng ta có rất nhiều người đam mê các bộ môn thể thao biển như lặn biển, môtô nước, dù bay, dù lượn hay thậm chí là chèo thuyền kayak. Bên cạnh đó, vẫn còn có một ngành khoa học gắn liền với biển. Đó là ngành Hải dương học. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan tới ngành học thú vị này.

Ngành Hải dương học là gì?

Hải dương học [tiếng Anh: Oceanography] là một phần trong lĩnh vực Khoa học Trái đất nghiên cứu về đại dương. Hải dương học bao gồm nhiều chủ đề như hải lưu, sóng biển, động lực chất lỏng, sinh vật biển và động học sinh thái, kiến tạo mảng và địa chất đáy biển cùng với thông lượng của nhiều chất hóa học, tính chất vật lý tại các ranh giới mà nó vận chuyển qua hay thậm chí là trong lòng đại dương. Các nhà Hải dương học nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật cùng với nhiều mục đích khác nhau.

Ngành hải dương học là gì?

Ngành Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học… phục vụ trực tiếp cho nhiều lĩnh vực như: giao thông vận tải biển, xây dựng công trình, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, kinh tế – sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Hải dương học là gì?

Hiện nay, ngành Hải dương học xét tuyển các tổ hợp như sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Hải dương học là bao nhiêu?

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 điểm. Điểm này được xét theo điểm thi THPTQG. 

Các trường nào đào tạo ngành Hải dương học?

Trên cả nước hiện nay chưa có nhiều cơ sở đào tạo và giảng dạy chuyên ngành này. Nếu các bạn muốn theo học có thể tham khảo 02 trường như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khu vực miền Nam

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM

Như vậy, có thể thấy rằng ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có một cơ sở đào tạo. Điều này giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này và để có thể phù hợp với vị trí địa lý nơi mình đang sinh sống.

Các chuyên ngành liên quan tới ngành Hải dương học là gì?

Tùy từng ngành mà sinh viên sẽ được tiếp cận với những môn chuyên ngành khác nhau như:

Các mô hình tính sóng ven bờ, mô hình chuyển vận trầm tích trong vùng cửa sông, vấn đề vùng ven bờ, tương tác sông – biển, các mô hình tính triều…

Các công cụ, mô hình hóa cho các nhà khoa học và các kỹ sư về môi trường biển, mô hình số của động lực học hải dương, phương pháp số cho các phương trình sóng trong động lực học chất lỏng địa vật lý, rối trong đại dương…

Hóa học biển cùng các chuyên đề, hải dương học sinh học, mô hình hóa trong Hóa học Môi trường…

Hải dương học nghề cá, kinh tế biển, đại cương về hải dương học thực hành, nghiên cứu thực hành sinh học biển…

Liệu bạn có phù hợp với ngành Hải dương học?

Các bạn trẻ có thể tham khảo các yếu tố sau đây nếu muốn theo học ngành Hải dương học:

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Đam mê với ngành học, tìm hiểu các kiến thức mới
  • Thông minh, nhanh nhẹn
  • Khả năng sáng tạo, tư duy logic
  • Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Yêu thích khoa học
  • Đam mê khám phá, tìm hiểu những quy luật tự nhiên
  • Học tốt các môn tự nhiên
  • Thái độ học tập nghiêm túc
  • Khả năng làm việc theo nhóm
  • Có thể sử dụng những trang thiết bị chuyên ngành

Học ngành Hải dương học cần học giỏi môn gì?

Ngành Hải dương học yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:

  • Tiếng Anh: Sinh viên phải học tập, nghiên cứu, làm báo cáo hay luận văn tốt nghiệp phần lớn đều bằng ngôn ngữ này. Do đó, đây là một môn học cần được đầu tư bài bản và nghiêm túc.
  • Toán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành cùng với các kỹ năng tư duy tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Vật lý: môn học đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyên ngành này. Ở mỗi kỳ học đều có ít nhất từ 3 – 5 môn học có liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ: Các quá trình thủy động lực học trong đại dương, vật lý Địa cầu môi trường, nhiệt động lực học khí quyển…

Cơ hội việc làm dành cho ngành Hải dương học như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, các nhà Hải dương học có thể đảm nhiệm công việc ở một trong số các vị trí sau:

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Các Viện, Trung tâm: Viện Hải dương học, Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…
  • Tổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
  • Các phòng ban: Quản lý tài nguyên nước, quản lý môi trường, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.
  • Công ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
  • Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.

Mức lương dành cho người làm ngành Hải dương học là bao nhiêu?

Hiện nay chưa có bất kỳ báo cáo, nghiên cứu cụ thể nào có thể chỉ ra mức thu nhập của một nhà Hải dương học tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số tin tức nghiên cứu, mức lương trung bình của các nhà Hải dương học trên thế giới là 84.470 USD/năm. Mức lương này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào kinh nghiệm làm việc, vị trí công tác, khả năng làm việc…

Kết luận

Mặc dù ngành hải dương học hiện nay chưa được quan tâm và phổ biến rộng rãi như các ngành khác ở Việt Nam, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển môi trường, hệ sinh thái biển… Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin hữu ích đến quý độc giả cùng các bạn quan tâm, hy vọng rằng các bạn sĩ tử sẽ có được những lựa chọn ngành học đúng đắn, phù hợp với bản thân mình. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.

Đối với những bạn học sinh có đam mê nghiên cứu về các hiện tượng khoa học tự nhiên thì không mấy lạ lẫm với Ngành Hải dương học. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều nắm đúng và đầy đủ về chương trình đào tạo cũng như các môn học Ngành Hải dương học. Để trả lời thắc mắc đó hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các chương trình đào tạo Ngành Hải dương học

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Ngành Hải dương học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức cơ bản về khoa hoc, kiến thức chuyên sâu về ngành Hải dương học và ngoại ngữ để có thể làm việc tại các cơ quan quản lý hay doanh nghiệp về lĩnh vực biển.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Ngành Hải dương học sẽ trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ sở về khoa học tự nhiên, kiến thức chuyên sâu về ngành học kết hợp với kỹ năng ngoại ngữ, đảm bảo khi ra trường có đủ năng lực để hoạt động trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước hay các tổ chức liên quan về lĩnh vực biển. Sau đây là khung chương trình đào tạo Ngành Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM:

STT

Mã môn học

Tên môn học

Số tín chỉ

Tổng số

LT

TH,TN,TL

 

A

Phần kiến thức chung

3

3

0

Triết học

3

3

0

Ngoại ngữ

B

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

B.1

Môn học bắt buộc [a]

NĐT 1

3

Dao động mực nước và thủy triều trong biển

3

2

1

NĐT 2 và NĐT 3

9

Dao động mực nước và thủy triều trong biển

3

2

1

Sự vỡ sóng đại dương và thông lượng sol khí từ biển

3

2

1

Động lực học các hoàn lưu đại dương

3

2

1

B.2

Môn học tự chọn

Khoa học Trái đất

4

3

1

Phương pháp số toán và mô hình trong khoa học trái đất

4

3

1

Các phương pháp phân tích và khai thác dữ liệu

4

3

1

Ô nhiễm môi trường

4

3

1

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

3

2

1

Các quá trình thủy động lực học trong đại dương

3

2

1

Động đất và sóng thần

3

2

1

Động lực tương tác đại dương – khí quyển – lục địa

3

2

1

Nhiệt động lực học khí quyển

3

2

1

Phương pháp điện từ trong khoa học trái đất

3

2

1

Thiên văn học và thực nghiệm

3

2

1

Vật lý Địa cầu môi trường

3

2

1

Vật Lý Địa cầu ứng dụng

3

2

1

Vật lý Địa cầu trong dầu khí

3

2

1

Địa mạo vùng ven bờ

3

2

1

Viễn thám ứng dụng trong khoa học trái đất

3

2

1

Giải đoán tổng hợp

3

2

1

Quản lý tài nguyên và môi trường biển

3

2

1

Vận chuyển trầm tích trong sông và vùng ven bờ

3

2

1

Biển Đông

3

2

1

Các mô hình ứng dụng trong nghiên cứu và dự báo môi trường

3

2

1

Phương pháp Nghiên cứu khoa học

2

2

C

Luận văn

D

Bài báo khoa học [b]

≥ 1 bài

Ở những nước phát triển Ngành Hải dương học đã được vào hệ thống giáo dục từ rất lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở nước ta thì chưa thực sự có nhiều thông tin về chuyên ngành này cũng như có khá ít cơ sở giáo dục đào tạo, dưới đây là danh sách trường đào tạo Ngành Hải dương học để bạn tham khảo: Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM.

Theo đó để theo học chuyên ngành này, các bạn sinh viên cần trang bị kiến thức tốt về môn học, đồng thời nuôi dưỡng đam mê và không ngừng tìm kiếm, học hỏi kiến thức về lĩnh vục hải dương học. Hi vọng thông qua bài viết trên, thí sinh đã có câu trả lời về khung chương trình đào tạo Ngành Hải dương học và các môn học của ngành. Ngoài ra, đừng quên cập nhật những thông tin tuyển sinh trên trangtuyensinh.com.vn để nắm được những thay đổi trong quá trình tuyển sinh nhé.

Video liên quan

Chủ Đề