Cách băng bó vết thương ở chân

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Vết thương hở là tình trạng có thể gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu được đúng cách chăm sóc vết thương hở. Trong đó việc băng kín vết thương hay không cũng được rất nhiều người quan tâm.

Vấn đề, vết thương hở có nên băng kín hay không vốn được rất nhiều người thắc mắc. Thực chất, vấn đề này còn tùy thuộc vào việc những vết thương đó như thế nào.

  • Khi nào không cần băng vết thương: Khi chúng ta để hở vết thương thì có khả năng bị chà xát vào quần áo, bị dính bụi bẩn, ở vị trí thường xuyên phải làm việc thì dễ gây nhiễm trùng. Cho nên nếu những vết hở, kích thước nhỏ không nằm ở những vùng có thể bị bẩn hoặc quần áo cọ xát, thì bạn không cần phải băng lại. Làm như vậy với những vết thương nhỏ sẽ giúp chúng nhanh khô và nhanh lành hơn, hay trong những trường hợp loét do tỳ đè cũng được khuyến cáo nên để khô tự nhiên.
  • Khi nào cần băng vết thương hở: Ở những trường hợp vết thương hở lớn, nếu không băng kín sẽ làm cho vết thương không được che phủ dẫn tới khô các tế bào bề mặt mới, điều này làm tăng cơn đau hoặc làm chậm quá trình chữa lành, cho nên những vết thương hở lớn cần được băng đảm bảo vô khuẩn và giữ không bị ướt để được giữ ẩm, vết thương sạch sẽ giúp giảm sẹo và nhanh lành. Ngoài ra, trong những trường hợp vết thương có thể dễ bị bẩn như tay chân, kích thích hay cọ xát bởi quần áo của bạn thì nên băng kín cùng với miếng gạc vô khuẩn.

Như vậy, tùy thuộc vào thực trạng của vết thương mà lựa chọn việc có nên băng kín hay không. Nhưng vết thương hở nhỏ bạn có thể tự xử lý, nhưng với vết thương hở lớn cần được sự chăm sóc của nhân viên y tế.

Để băng bó vết thương hở trước hết bạn cần những vật dụng như: Gạc vô khuẩn, băng quận hay băng dính.

  • Đầu tiên, hãy rửa sạch vùng có vết thương hở và đắp băng gạc vô trùng lên vị trí vết thương. Trước khi đắp có thể dùng cồn iod để làm sạch vết thương.
  • Cố định vết thương. Có thể đơn giản bằng cách dùng băng dính y tế để dán băng gạc cố định quanh vị trí vết thương. Hay một số trường hợp có thể dùng băng quận. Mở băng cuộn và bắt đầu với phần cuối của cuộn ở trên vết thương, sau đó quận hết lượt rồi cố định hai đầu dây của băng cuộn bằng kẹp hoặc chính đoạn còn thừa của băng cuộn.
  • Sau khi cố định xong cần để những vết thương hở ở vị trí cao, tránh sưng nề. Thay băng hàng ngày để tránh nguy cơ nhiễm trùng và đặc biệt cần tránh nước đảm bảo không để vết thương đã băng kín bị ướt.

Ngoài ra với những vết thương nhỏ ở tay chân, bạn có thể sát khuẩn vết thương, sau đó dùng băng urgo băng vết thương tránh cọ xát hay bị nhiễm khuẩn.

Vết thương hở cần được băng bó theo đúng quy trình

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở:

  • Nếu bạn băng kín vết thương hở thì nên tuyệt đối tránh để bị ẩm ướt, đặc biệt do những loại nước không sạch.
  • Sau khi băng kín vết thương cần thay băng hàng ngày và theo dõi để đánh giá tình trạng tiến triển của vết thương.
  • Luôn kiểm tra vết thương, nếu có bất thường cần lưu ý ngay.
  • Một số dấu hiệu của vết thương hở cần được chăm sóc ý tế như: Vết thương lở không liền mà lởm chởm. Vết thương trên khuôn mặt cần được chăm sóc cẩn thận để tối ưu nguy cơ hình thành sẹo. Các cạnh của vết thương có dấu hiệu mở ra, không liền sẹo. Vết thương hở có những chất bẩn sẽ không ra ngoài, không rửa sạch được. Dấu hiệu sưng, đỏ nặng nề hơn, chảy mủ có mùi hôi, màu vàng hay xanh. Có dấu hiệu sốt trên 37,5 độ C. Khu vực xung quanh vết thương có cảm giác tê.

Vết thương hở với một số trường hợp nhẹ có thể không cần băng bó để tạo điều kiện cho vết thương thông thoáng, nhưng những trường hợp vết thương hở trên vùng da lớn cần được băng lại để đảm bảo tránh nhiễm khuẩn và cấp ẩm cho vùng da tổn thương mau lành hơn. Nếu không chắc chắn tình trạng của mình nên tới các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám y tế chất lượng cao, với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Do đó, khi có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, khách hàng có thể tới bệnh viện để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: aafp.org - health.clevelandclinic.org

XEM THÊM:

Băng bó vết thương là khâu rất quan trọng bạn có thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về cách băng bó vết thương hở. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách băng vết thương hở đúng cách chuẩn khoa học nhất.

Băng vết thương hở khi nào?

Giữ vết thương hở luôn sạch là điều vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo vết thương mau lành đồng thời tránh khả năng nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi nào cần băng bó vết thương hở thì không phải ai cũng hiểu.

Băng bó khi nào còn tùy thuộc vào tình trạng vết thương mà bạn đang gặp. Nhiều trường hợp bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết thương để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.

Giữ vết thương hở luôn sạch là điều vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo vết thương mau lành đồng thời tránh khả năng nhiễm trùng

Dưới đây là 1 số trường hợp bạn cần phải băng bó vết thương:

Vết thương tại khu vực hay bị bẩn

Những vị trí thường xuyên tiếp xúc với bề mặt như chân, tay có khả năng nhiễm bẩn cao. Bụi bẩn từ môi trường lại thường ẩn chứa nhiều mầm bệnh tiềm ẩn xâm nhập qua vị trí tổn thương vào cơ thể. Chính vì thế bạn nên bảo vệ vết thương một cách tối đa để tránh những tác nhân bên ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng 1 số đồ bảo hộ khác như găng tay, giày để hạn chế vết thương với vết bẩn.

Vết thương bị quần áo ma sát

Ở nhiều vị trí da tiếp xúc với quần áo sẽ xảy ra hiện tượng cọ xát. Trong quá trình hoạt động ma sát giữa quần áo với vết thương sẽ sinh ra. Nó có thể làm mòn vùng da đã tổn thương. Từ đó vết thương sẽ bị đau và mở rộng hơn nếu bị cọ sát thường xuyên/ Việc băng bó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ma sát giúp vết thương hồi phục tự nhiên

Vết thương tại bộ phận thường xuyên hoạt động

Vết thương ở những vị trí thường xuyên phải tiếp xúc trong quá trình sinh hoạt và lao động như bàn tay có thể thường lâu hơn các vị trí khác. Việc băng bó giúp tránh tình trạng va chạm ảnh hưởng đến vết thương.

Việc thương chưa đóng vảy

Vảy hình thành trên vết thương là một rào cản đối với các yếu tố bên ngoài nó không chỉ ngăn vi khuẩn xâm nhập mà còn tránh nhiễm trùng cho vết thương. Bên cạnh đó, vảy cũng có thể cản trở sự hình thành tế bào mới làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ để lại sẹo. Sau khi vảy cứng hoàn toàn thực chất vết thương vẫn chưa lành hẳn. Sẽ gây ngứa nhưng tuyệt đối đừng nên gãi. Việc cuốn băng có thể khiến vết thương bị tổn thương. Vết thương dễ bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành. Vì thế chỉ nên quấn băng ở giai đoạn chưa đóng vảy.

Cách băng vết thương hở đúng khoa học

Để thực hiện băng bó vết thương hở nên thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tay hoặc đeo găng tay y tế trước khi băng vết thương
  • Bước 2: Làm sạch vết thương, sát trùng vết thương dùng kem bôi kháng sinh khi cần
  • Bước 3: Đặt 1 miếng gạc hay vải sạch che hết miệng vết thương
  • Bước 4: Quấn băng hoặc dùng băng dính để cố định lại miếng gạc 
Trong quá trình quấn gạc bạn nên lưu ý không nên băng quá chặt vì nó sẽ cản trở quá trình lưu thông máu đồng thời gây cảm giác khó chịu

Trong quá trình quấn gạc bạn nên lưu ý không nên băng quá chặt vì nó sẽ cản trở quá trình lưu thông máu đồng thời gây cảm giác khó chịu. Đối với vết thương ở chân hoặc tay hãy kiểm tra khả năng lưu thông máu bằng cách đặt ngón tay hoặc ngón chân luôn ấm và hồng. Trong trường hợp nếu vết thương bị xanh hoặc lạnh thì điều này cho thấy bạn đã quấn băng quá chặt.

Đặc biệt để tránh nhiễm trùng vết thương bạn nên chọn các loại băng gạc vô trùng. Đối với các trường hợp khẩn cấp bạn có thể lựa chọn bất cứ thứ gì đang có như khăn quàng cổ, áo phông, khăn trải giường…

Cách thay băng vết thương hở

Cần thay băng vết thương khi băng bị ướt hoặc bẩn. bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý thay băng vết thương hàng ngày. Thực hiện thay băng theo các bước sau:

  • Bước 1: Từ từ nới lỏng băng
  • Bước 2: Nhẹ nhàng tháo băng cũ ra rồi để gọn lại
  • Bước 3: Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn nếu cần
  • Bước 4: Đắp 1 miếng gạc sạch. Sử dụng băng y tế để cố định băng
  • Bước 5: Gói băng gạc đã dùng rồi để đúng nơi quy định.

Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc vết thương hở bạn cũng nên chọn đúng loại dung dịch sát khuẩn. Phù hợp với tính chất vết thương, cũng như mức độ tổn thương

Như vậy trên đây chúng tôi vừa mách bạn cách băng vết thương hở chuẩn khoa học. Mong rằng sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình thúc đẩy hồi phục vết thương nhanh và an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề