Cách chặn tia sữa khi cho con bú

Trong vài ngày đầu tiên, bạn có thể không thoải mái khi nằm trên giường vì cảm giác căng tức ở bầu ngực. Hãy thử nằm ngửa hoặc nghiêng với một chiếc gối nhỏ nâng đỡ ngực. Nếu bạn thích nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối dưới hông và lưng để giảm bớt áp lực lên ngực.

5. Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa bằng cách uống vitamin B6

Vitamin B6 được cho là có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất prolactin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ sản xuất sữa mẹ.

6. Cách làm giảm lượng sữa mẹ bằng cây xô thơm

Vì sao có thể dùng cây xô thơm như một cách làm tiêu sữa? Cách làm mất sữa nhanh bằng cây xô thơm có hiệu quả không? Cây xô thơm có chứa estrogen tự nhiên, nội tiết tố này sẽ giúp nguồn sữa mẹ tiết ra ít dần theo thời gian. Với các ngưng sữa mẹ này, bạn có thể dùng xô thơm bằng cách pha trà. Đầu tiên bạn nấu sôi nước, đổ ra ly, cho vài lá xô thơm vào. Để khoảng 5 – 7 phút, bạn gạn bỏ lá, thêm một ít sữa hay mật ong vào, sau đó thưởng thức.

7. Cách làm mất sữa bằng lá lốt

Ăn gì để mất sữa? Bạn có biết một trong những cách làm mất sữa nhanh là dùng lá lốt? Theo mẹo làm mất sữa nhanh được lưu truyền trong dân gian, lá lốt là thực phẩm gây mất sữa hàng đầu. Do đó, trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm thường được khuyên nên tránh dùng lá lốt để không làm ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy lá lốt làm tiêu sữa. Bạn vẫn có thể thử cách làm mất sữa tự nhiên này để xem hiệu quả đạt được là như thế nào nhé!

>>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị sặc hiệu quả nhất

Không cho con bú bao lâu thì mất sữa?

Thời gian để sữa mẹ dừng tiết ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Lượng sữa tiết ra từ việc hút, rò rỉ
  • Bé bao nhiêu tuổi và bạn đã tạo ra bao nhiêu sữa…

Một số bà mẹ thấy rằng phải mất nhiều tuần sữa mới dừng tiết ra trong khi một số khác chỉ cần vài ngày. Do vậy, mỗi cá nhân sẽ có trải nghiệm khác nhau.

Những điều cần lưu ý

Bên cạnh việc tìm hiểu cách làm sữa rút nhanh khi cai sữa hay cách tiêu sữa cho mẹ, vẫn sẽ có một số tình trạng bạn có thể gặp phải, chẳng hạn như:

Viêm vú

Nếu ngực vẫn còn rất nhiều sữa và bạn không dùng các biện pháp để hút sữa ra hết thì vú sẽ bị tắc nghẽn, từ đó hình thành khối u, đôi khi da xuất hiện mảng đỏ hoặc nóng ran ở khu vực quanh ngực.

Ngoài ra, sữa có thể bị đẩy ra khỏi ống dẫn và tiến vào mô vú tạo ra tình trạng viêm. Bạn có thể rùng mình, đau nhức và cảm thấy như đang bị cúm.

Nếu không điều trị nhanh chóng, viêm sẽ chuyển biến thành áp xe vú, ảnh hưởng đến tính mạng. May mắn thay, tình trạng này hiếm khi xảy ra.

Cách cho bé bú không bị sặc này là tư thế cho con bú mà bạn bế bé dưới cánh tay (cùng bên ngực mà bạn đang cho bé bú) như một quả bóng hay túi xách. Bạn đặt bé nằm nằm thư giãn trên gối, trong lòng hoặc ngay bên cạnh và dưới cánh tay sao cho mũi bé cao ngang với đầu vú và bàn chân của bé hướng về phía sau lưng của bạn. Dùng tay điều chỉnh vai, cổ và đầu của bé nhưng hãy cẩn thận đừng đẩy bé vào ngực bạn, bé có thể sẽ đẩy ra.

Với cách cho bé bú không bị sặc như trên, bạn có thể áp dụng bế trẻ nếu bạn sinh mổ (bé con sẽ không nằm lên phần bụng của bạn). Nếu con không nằm yên, tư thế này giúp bạn hướng đầu bé đến ti một cách dễ dàng. Ngoài ra, tư thế này cũng tốt với các mẹ có ngực lớn hoặc núm vú bằng phẳng, các mẹ có bé sinh đôi. Bạn có thể xem thêm bài viết 5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú cực hiệu quả nhé!

4. Cách cho bé bú không bị sặc theo tư thế nằm một bên

Cách chặn tia sữa khi cho con bú

Bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao? Hãy khắc phục bằng cách cho con bú không bị sặc sau đây!

Tư thế nằm một bên là cách cho bé bú không bị sặc tốt nhất khi bạn cho trẻ bú đêm hoặc khi cần nghỉ ngơi (hoặc đúng hơn là khi bạn cần được nghỉ ngơi, bạn sẽ luôn cần dùng tư thế này). Cách cho bé bú mẹ hiệu quả bắt đầu bằng việc hãy nằm một bên với đầu kê lên gối. Đặt em bé nằm một bên đối diện với bạn, bụng đối diện bụng. Hãy chắc chắn rằng miệng bé thẳng hàng với núm vú của bạn. Tiếp đó bạn nâng vú bằng bàn tay như trong các vị trí khác. Bạn có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ sau lưng bé để giữ bé lại gần bạn.

Dù bạn chọn cách cho bé bú không bị sặc với tư thế nào đi nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đưa bé lại gần ngực mình, chứ không phải ngược lại là bạn đưa ngực lại gần bé. Nhiều vấn đề ngậm vú thường xảy ra bởi các bà mẹ khom ngực xuống em bé và cố gắng để đẩy ngực vào trong miệng bé. Thay vào đó, cách cho con bú đúng cách là bạn hãy giữ cho lưng thẳng và đưa bé đến ngực của mình.

Bé bú hay bị sặc có sao không?

Như vậy là bạn đã biết được 4 cách cho bé bú không bị sặc. Vậy, nếu chẳng may trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhiều có sao không? Việc trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc, ọc sữa thường xuyên có thể khiến bé bị viêm đường hô hấp. Vì thế, bạn nên đưa bé đi bác sĩ khám để kiểm tra. Nếu đã cho bé bú đúng tư thế, đã bế ngồi, vỗ lưng bé, chờ bé ợ… tuy nhiên bé vẫn sặc sữa thường xuyên, thì bạn cũng nên đưa bé đi bác sĩ vì có thể bé đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu gần đây, các trẻ có vấn đề mềm sụn thanh quản cũng hay gặp tình trạng sặc sữa.

Một số lưu ý để cho con bú không bị sặc

Cách chặn tia sữa khi cho con bú

Ngoài việc “nằm lòng” 4 cách cho bé bú không bị sặc kể trên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Không cho bé ti sữa khi con đang khóc, cười hoặc khi quá đói vì lúc này bé sẽ bú vồ vập nên rất dễ cho trẻ sơ sinh bú mẹ bị sặc sữa.
  • Sau khi ti xong, bạn phải bế trẻ đứng ít nhất 15 phút, sau đó hãy vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ nhằm đẩy hết hơi ra ngoài
  • Chú ý điều tiết lượng sữa tiết ra, nếu sữa tiết quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa. Bạn có thể vắt và bảo quản sữa mẹ sau khi hút để cho bé dùng dần
  • Bạn có thể hãm tốc độ chảy sữa bằng cách bấm nhẹ vào đầu ti, sau đó, cho bé nghỉ một lát để hạn chế sặc sữa cho trẻ
  • Cho trẻ bú ở tư thế cao đầu, tránh để trẻ nằm thẳng đầu sẽ khiến bé khó nuốt sữa. Nếu trẻ bị ngạt mũi, bạn cần lấy đờm trong mũi, miệng ra cho bé trước khi cho bú.
  • Dốc cao bình sữa nhằm tránh ứ khí trong bình.
  • Không nên để trẻ nằm sấp hoặc mặt bé quay vào tường. Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ sau khi cho bé bú.

Cách xử lý khi bé bị sặc sữa

Đến đây, chắc hẳn là bạn đã biết những cách cho bé bú không bị sặc rồi! Sau đây là một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú mẹ mà bạn cần biết:

  • Sữa đang bú trào ra từ miệng và mũi
  • Ho vài tiếng và có hiện tượng như trớ sữa
  • Trẻ đột ngột ho mạnh, trẻ sơ sinh bị ho sặc sụa, khóc thét lên, mặt mũi tím tái

Bé bú bị sặc phải làm sao? Nếu thấy con có những dấu hiệu bé bú hay bị sặc, mẹ cần:

  • Đặt bé ngồi dậy trên đùi, vuông góc với hông mẹ nếu bé bị sặc khi đang nằm trong tay mẹ để bé ho và phun sữa ra ngoài
  • Bé bú bị sặc phải làm sao? Nếu bé ho mạnh, da trở nên tím tái, mẹ nên đặt bé xuống mặt phẳng, dùng miệng hút sữa thật mạnh trong miệng bé rồi đến sữa trong mũi.
  • Bạn cũng có thể đặt bé nằm sấp lên đùi hoặc tay, dùng lòng bàn tay vỗ liên tiếp vào lưng với lực vừa phải nhằm tăng áp lực trong lồng ngực giúp sữa trào ra ngoài.
  • Nếu vẫn không được, bạn hãy dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn xuống vị trên xương ức và dưới đường nối 2 bên ngực khoảng 5 đến 10 lần cho đến khi bé thở lại được.
  • Bé bú bị sặc phải làm sao? Nếu con có biểu hiện ngưng thở, mẹ cần bình tĩnh, kết hợp cả 2 biện pháp trên với thổi ngạt.

Sau khi bé thở được, bạn hãy véo vào má bé hoặc vỗ mạnh vào mông, đùi để trẻ khóc nhằm kích thích quá trình thở. Nếu bé vẫn còn yếu, bạn nên đưa con đi khám.

Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về nguyên nhân khiến trẻ hay sặc sữa, cách cho bé bú không bị sặc, để giúp bạn có cho mình phương pháp sơ cứu cho trẻ khi gặp tình trạng trên. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhận được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé!