Cách công an lấy lời khai

Theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì lời khai cũng được xác định là một trong cách nguồn của chứng cứ. Do vậy, Lời khai là gì? Qúa trình lấy lời khai diễn ra như thế nào? Qua nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này.

Lời khai là gì?

Lời khai chính là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giam, tạm giữ, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã chứng kiến sự việc theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án hình sự.

Việc thu thập lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại hoặc những người có liên quan khác đến tình tiết vụ án sẽ giúp cho quá trình điều tra diễn ra một cách đúng đắn, đảm bảo tính khách quan.

Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày về những tình tiết, diễn biến vụ án, do đó lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu nó phù hợp với những chứng cứ khác đã thu thập được trong vụ án.

Lời khai của người bị hại là việc trình bày lại tình tiết vụ án, mối quan hệ giữa họ với bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giam, tạm giữ. Và theo nguyên tắc, những lời khai này sẽ được coi là chứng cứ nếu khi họ trình bày được rõ lý do vì sao mình biết được tình tiết đó.

Lời khai của người bị bắt bị tạm giữ là những lời trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội.

Lời khai của người làm chứng là lời trình bày về những gì họ đã chứng kiến, hoặc đã biết về vụ án, nhân thân của bị can, bị cáo, người bị hại, mối quan hệ giữa những người này.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Lời khai là gì? Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến quá trình lấy lời khai trong tố tụng hình sự.

Quy định về lấy lời khai trong tố tụng hình sự

Việc lấy lời khai phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cấm các hành vi lấy lời khai của bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác vào ban đêm.

Trừ một số trường hợp cấp thiết, không thể trì hoãn chờ trời sáng được, nhưng phải được ghi nhận rõ ràng vào biên bản.

Trước khi tiến hành lấy lời khai thì điều tra viên phải có giấy triệu tập và gửi cho người làm chứng. Giấy triệu tập phải có các nội dung như họ tên, chỗ ở hiện tại của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, nếu vắng mặt thì ghi nhận lý do chính đáng.

Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc gửi thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó đang có mặt.

Trong các trường hợp lấy lời khai khi bắt giữ khẩn cấp thì cần đảm bảo:

– Cơ quan điều tra phải thông báo trước thời gian, địa điểm, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ.

+ Nếu người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có thể bị tạm giam, tạm giữ khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt giữ nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khi ra lệnh bắt giam thì phải thông báo cho gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

+ Việc lấy lời khai sẽ được tiến hành tại nơi điều tra hoặc tại nơi ở của người đó, đảm bảo bố trí phòng hỏi cung phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi

– Việc hỏi cung tuyệt đối phải diễn ra minh bạch, không bạo lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

+ Tuyệt đối không hỏi cung vào ban đêm, trừ một số trường hợp cấp thiết theo luật quy định. Nghiêm cấm điều tra viên, Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can.

+ Nghiêm cấm hành vi Điều tra viên, Kiểm sát viên tự mình thay đổi hoặc thêm bớt nội dung lời khai, nếu có sự thay đổi thì phải xác nhận vào từng trang.

+ Khi diễn ra việc hỏi cung thì cần có sự tham gia của người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can, đồng thời phải giải thích rõ về quyền và nghĩa vụ của họ. Sau khi kết thúc thì tất cả người tham gia đều phải ký xác nhận vào biên bản hỏi cung.

– Người bào chữa, người đại diện hợp pháp có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý.

– Hạn chế tố đa số lần lấy lời khai của người chưa thành niên. Thời gian lấy lời khai của người chưa thành niên sẽ không quá hai lần trên 1 ngày và mỗi lần không được pháp diễn ra quá 2 giờ đồng hồ, trừ trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp đã được Bộ luật quy định.

– Cơ quan điều tra hạn chế đối đa việc tiến hành đối chất, đặc biệt đối với tường hợp người bị hại là trẻ em, đảm bảo không làm tổn thương đến tâm lý, tinh thần của họ.

Mẫu biên bản ghi lời khai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________

BIÊN BẢN GHI LỜI KHAI [1] 

Hồi…giờ.. ngày …tháng …  năm…… tại

Tôi:……………………………………………..thuộc Cơ quan……………………………………….

và ông/bà:…………………………………………..

Căn cứ Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản ghi lời khai của:

Họ tên: ………. Giới tính:…….

Tên gọi khác:………………………………………………………….

Sinh  ngày…..tháng ………năm … tại:…………………………………

Quốc tịch:…..Dân tộc:…….Tôn giáo:…………………………………….

Số điện thoại để liên hệ khi cần thiết phục vụ công tác điều tra:

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:………………………………………….

cấp ngày ….. tháng …. năm……. Nơi cấp:……………………………

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………

Tư cách tham gia tố tụng:……………………………………………………

Người khai đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều [2] …………. Bộ luật Tố tụng hình sự và cam đoan chịu trách nhiệm về lời khai của mình.

HỎI VÀ ĐÁP

– Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Khi tiến hành hoạt động tố tụng các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng , người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự [quy định về chứng cứ] tại điểm đ khoản 1 quy định biên bản về hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự. Biên bản được lập trong quá trình tiến hành tố tụng phải được đưa vào hồ sơ vụ án.

– Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.

– Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

                          NGƯỜI KHAI                                                           CÁN BỘ GHI LỜI KHAI

Quý độc giả có những băn khoăn chưa được giải đáp liên quan đến nội dung bài viết Lời khai là gì? vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác, trân trọng!

Thông tư 43/2021 của Bộ Công an có hiệu lực kể từ 8/6/2021. Thông tư này quy định trách nhiệm của lực lượng CAND trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi.

Theo định nghĩa, xâm hại người dưới 18 tuổi tại thông tư được hiểu là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với người dưới 18 tuổi; hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô đối với người dưới 18 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi, sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; mua bán người dưới 18 tuổi…

Trong thông tư, Bộ Công an dành riêng Điều 20 để quy định chi tiết về việc lấy lời khai, tiến hành một số hoạt động tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi.

Theo đó, việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú hoặc nơi học tập, nơi lao động, nơi sinh hoạt của người đó hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em. Điều tra viên, Cán bộ điều tra lựa chọn nơi lấy lời khai và bố trí theo cách thức thích hợp để họ cảm thấy an toàn, thoải mái. Nơi nào đã bố trí phòng điều tra thân thiện thì có thể lấy lời khai ở phòng điều tra thân thiện.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra khi tiến hành lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ. Điều tra viên, Cán bộ điều tra mặc trang phục phù hợp, không nhất thiết phải mặc trang phục CAND.

Trước khi lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi, Cơ quan điều tra phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai cho người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi.

Cơ quan điều tra có thể mời đại diện cơ quan LĐ-TB&XH, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Nhà trường hoặc cán bộ trợ giúp khác có hiểu biết về tâm lý học, có kinh nghiệm có mặt khi lấy lời khai hoặc tiến hành các hoạt động tố tụng khác đối với bị hại là người dưới 18 tuổi để hỗ trợ cho họ.

Đặc biệt, thông tư quy định cơ quan điều tra cần căn cứ vào các đặc điểm riêng biệt như độ tuổi, giới tính, đặc điểm tính cách của bị hại, hoàn cảnh gia đình, tình trạng tâm lý, sức khỏe, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của bị hại là người dưới 18 tuổi và yêu cầu điều tra để áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất số lần phải lấy lời khai cũng như xác định thời lượng các lần lấy lời khai đối với họ.

Trước khi tiến hành lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần thiết tạo một khoảng thời gian tiếp xúc thân thiện với bị hại là người dưới 18 tuổi, tạo dựng tâm thế giao tiếp ổn định về mặt tâm lý, hạn ché việc lấy lời khai, khai thác thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc ngay lập tức.

Việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi phải tạm dừng ngay khi họ có biểu hiện mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

Cùng với đó, Cơ quan điều tra phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can để không làm tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Đối với các vụ án xâm hại tình dục, hành hạ, mua bán, chiếm đoạt người dưới 18 tuổi thì chỉ tiến hành đối chất khi thấy việc đó là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Theo Báo Pháp luật

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: - Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 - Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111 - Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: //www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte


+ Zalo Tổng đài 111 //zalo.me/124927393982155061

Video liên quan

Chủ Đề