Khi tham gia giao thông, gặp tình huống khẩn cấp, các em sẽ xử lý thế nào là đúng cách và an toàn?

Mục lục bài viết

  • 1. Xe ưu tiên là gì ?
  • 2. Vi phạm giao thông có bị phạt tù không ?
  • 3. Gây tai nạn giao thông chết người ?
  • 4. Trách nhiệm dân sự.
  • 5. Chạy xe ba bánh có vi phạm pháp luật

1. Xe ưu tiên là gì ?

Một ngày tham gia giao thông, chúng ta không khó để có thể bắt gặp những chiếc xe cứu thương, xe cứu hỏa, hay đoàn xe dẫn đường cho những vị lãnh đạo cấp cao. Nhưng cũng có những chiếc xe gắn thiết bị như còi hay đèn báo ưu tiên, dán giấy ra vào cơ quan các Bộ, xe tổ chức sự kiện ... để được quyền ưu tiên hoặc bị xử phạt "nhẹ tay" so với các phương tiện khác.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định những chiếc xe dán logo, biển báo , hay những giấy tờ ra vào cơ quan đó có được quyền ưu tiên.

Trong thời gian gần đây, việc người tham gia giao thông hờ hững hay thậm trí là không quan tâm tới các phương tiện tham gia giao thông có quyền ưu tiên trên đường. Việc làm đó thực sự là một vấn đề xấu trong xã hội hiện nay, vì có thể cản trở một chiếc xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ cứu hỏa sẽ dẫn tới cả một tòa nhà chìm trong biển lửa, thực sự lúc đó sẽ thành thảm họa mà chúng ta không thể biết trước được. Vậy, chúng ta sẽ nhận biết những chiếc xe "đặc biệt" đó thế nào, hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu vấn đề này.

Luật sư tư vấn:

Những loại xe được quyền ưu tiên là những loại xe theo điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a] Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b] Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c] Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d] Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ] Đoàn xe tang.

Và các loại xe theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 điều 22 này sẽ phải gắn còi, cờ, đèn khi đi làm nhiệm vụ; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông [quy định tại khoản 2 điều 22 luật này].

Loại đèn và Hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên gồm 2 loại:

- Loại Đèn đơn, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình tròn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ.

- Loại Đèn đôi, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật 4 loại bóng.

Quy định cụ thể của từng loại xe khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp và tín hiệu như sau:

- Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm; các xe quân sự đi làm nhiệm vụ chỉ huy chữ cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thiện hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố. Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe [đối với xe ô tô] và ở càng xe [đối với xe mô tô] hoặc phía sau xe mô tô, cờ hiệu Quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái xe ô tô và đầu xe mô tô; có còi tín hiệu ưu tiên.

- Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp gồm: các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tôi, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân. Tín hiệu của xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có quèn quay hoặc đèn chớp phát sáng có màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe ô tô và gắn trên càng xe ở phía trước hoặc phía sau xe mô tô và cờ hiệu Công an được cắm ở đầu xe phía bên trái người lái ô tô, ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu. Tín hiệu của xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi tín hiệu phát ưu tiên.

- Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe, có còi phát tín hiệu ưu tiên.

- Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường là xe ô tô và xe mô tô, có tín hiệu là đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh - đỏ gắn trên nóc xe ô tô và màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ Công cắm ở đầu xe, bên trái người lái xe ô tô và cắm ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật phải có tín hiệu là cờ hiệu "HỘ ĐÊ" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái. Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

+/ Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng

+/ Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu "TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Nếu gặp những xe ưu tiên như trên mà không nhường đường để xe đi làm nhiệm vụ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- h] Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Vi phạm giao thông có bị phạt tù không ?

Thưa luật sư, Tôi muốn biết: Vi phạm luật giao thông ở mức độ nào thì sẽ bị phạt tù.Tôi thấy ở địa phương tôi sống cũng là tai nạn giao thông chết người nhưng có người bị phạt tù, có người lại không ? Tại sao ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Để đảm bảo an toàn giao thông, người tham gia giao thông phải chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà người tham gia giao thông không chấp hành hoặc chấp hành không đúng theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Trong đó xử phạt hình sự là hình thức xử phạt nặng nhất. Vậy, những trường hợp như thế nào thì xử phạt hình sự?

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, những tội sau đây sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hình sự:

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị

+ Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

+ Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

+ Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng .

Một số trường hợp

+ Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

– Tội cản trở giao thông đường bộ

Người nào có một trong các hành vi sau đây

+ Đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ;

+ Đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ;

+ Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ;

+ Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách;

+ Lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường;

+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ;

+ Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ;

+ Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị

+ Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

3. Gây tai nạn giao thông chết người ?

Thưa luật sư, Khi gây tai nạn chết người thì khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn

1. Trách nhiệm hình sự:

Thông tin bạn cung cấp không rõ lỗi để xảy ra tai nạn là do người lái xe hay người đi đường. Có hai trường hợp xảy ra trong tình huống này:

-Trường hợp 1: Lỗi là do người đi đường: Trường hợp nếu chứng minh được người lái xe đã tuân thủ đúng quy định về an toàn giao thông đường bộ nhưng do người qua đường không để ý [ví dụ người qua đường từ trong hẻm nhỏ chạy ra một cách bất ngờ, đột xuất…] thì người tài xế có thể sẽ không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

-Trường hợp 2: Lỗi của do lái xe: Cần căn cứ theo các quy định về an toàn giao thông đường bộ quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008 xem người lái xe có vi phạm quy định không? Ví dụ như tài xế điều khiển xe chạy quá tốc độ, có giấy phép không phù hợp với loại xe điều khiển,…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

m đến năm năm.”

Tùy vào từng mức độ vi phạm khác nhau sẽ xác định khung hình phạt khác nhau quy định tại năm khoản trong Điều 260

Đối với chủ xe, cần xem xét tới việc chủ xe giao xe cho tài xế để tham gia giao thông có đúng quy định pháp luật không?

Điều 270. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt

1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép lái tàu, hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Nếu đúng quy định pháp luật thì chủ xe không phải chịu trách nhiệm hình sự.

4. Trách nhiệm dân sự.

Căn cứ theo Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a] Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b] Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Vì bạn không cung cấp đầy đủ dữ liệu, xem biên bản cơ quan công an xác định lỗi như thế nào, mặt khác giữa lái xe và chủ xe có làm hợp đồng thuê lái không?

-Nếu trong hợp đồng thể hiện có sự liên đới thì người chủ xe sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

-Nếu trường hợp lỗi hoàn toàn do người bị hại thì bên lái xe không có trách nhiệm bồi thường cũng như chịu trách nhiệm hình sự.

-Nếu không có hợp đồng thuê lái thì trách nhiệm hình sự bên lái sẽ chịu còn dân sự thì bên bị hại sẽ có quyền yêu cầu bên chủ xe bồi thường, chủ xe có quyền yêu cầu bên lái xe bồi thường lại khoản đó!

5. Chạy xe ba bánh có vi phạm pháp luật

Thưa Luật sư cho tôi hỏi, Tôi đi xe ba bánh nhưng tôi có chạy bằng hai bánh và cảnh sát giao thông có lập biên bản xử phạt hành chính tôi, vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền trong trường hợp này ?

Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe ba bánh chạy bằng hai bánh sẽ bị xử phạt như sau:

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b] Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c] Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc [người điều khiển xe ba bánh chạy bằng hai bánh] sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề