Cách đăng truyện lên Cmanga

02/03/2021

Có thu nhập từ tác phẩm truyện tranh của mình là mong đợi của tất cả các bạn vẽ truyện tranh và đặc biệt là với những bạn muốn gắn bó nghiêm túc với công viêc này. Vậy độ tuổi nào để bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ vẽ truyện tranh và nên bắt đầu thực hiện từ đâu?
Được sự đồng ý của tác giả, CMA xin giới thiệu đến các bạn bài chia sẻ rất chi tiết của bạn Chi Còi về vấn đề này.


Theo góc nhìn chủ quan của mình, độ tuổi thuận lợi để bắt đầu có tư duy kiếm tiền từ truyện tranh là sau 22 tuổi, khi mà nhìn chung các tác giả đã:

Trải qua ít nhất 3 cấp học phổ thông, hoặc qua 1-2 cấp học trung cấp, cao đẳng, đại học gì đó… có đủ kiến thức cơ bản về đời sống, xã hội nói chung, biết cách cư xử nơi công cộng, hoặc cư xử với những người xung quanh ở mức độ cơ bản nhất. Bởi vì khi vào nghề chính thức, bạn sẽ làm việc trực tiếp cũng như gián tiếp với nhiều bên để khai thác thương mại cho tác phẩm chứ không chỉ có mỗi việc ngồi sáng tác. Ví dụ: đăng lên mạng thì phải biết nói chuyện với độc giả như nào, khi xuất bản thì phải biết làm việc với biên tập viên ra sao, vv…

Tác giả đã có thể tự lập trong hành vi, quyết định của bản thân mà không còn phụ thuộc vào gia đình. Kiểu như “hôm nay ăn gì”, “hôm nay làm gì” thì là không còn phải đợi bố mẹ nhắc nhở, giục giã nữa. Thậm chí nhiều bạn còn đi làm thêm để có kinh nghiệm va vấp trong đời, gửi tiền về cho bố mẹ [nếu gia đình khó khăn]. Còn nếu chưa tự chủ được trong hành vi hay quyết định của mình, khi sự việc không như ý muốn, có thể tác giả sẽ mang tâm lý trách móc cuộc đời tại sao lại bất công, phũ phàng, nghề sáng tác sao mà bạc bẽo, vv… Ví dụ: hồi mình 20 tuổi, mình thi thố 1 cuộc thi sáng tác truyện tranh và dành cả mùa hè để vẽ truyện, nhưng do kỹ năng chưa tốt và truyện không được giải, mình quay ra trách móc ban giám khảo không biết cách chấm điểm, không biết trân trọng “tài năng trẻ”, làm mình tuột mất giải. Việc này khiến mình hậm hực suốt mấy tháng không nguôi vì thời ấy tính mình khá hiếu thắng và cứng đầu, mãi sau này mới dần dần bớt được [tất nhiên không phải bạn nào 20 tuổi cũng “trẩu” như mình].

Tác giả có thể đã có kỹ năng kiểm soát cảm xúc trước những tình huống xảy ra sau này để giữ vững tinh thần làm việc. Ví dụ: khi bản thảo bị từ chối xuất bản thì mình nên làm gì? Khi đăng truyện lên mạng mà không có ai thèm đếm xỉa thì sao? Khi muốn vẽ được nhiều truyện mà kỹ năng hạn chế, càng vẽ càng thấy cực nhọc, mình có chán nản và bỏ nghề luôn không?

Tác giả đã chủ động tích lũy kỹ năng sáng tác khi còn ngồi trên ghế nhà trường để làm bước đệm cho sự nghiệp trong tương lai. Còn nếu tay không tấc sắt mà cứ lao ra chiến trường thì nên xác định thiệt hại cả về thể xác lẫn tinh thần là không hề nhỏ.
—–
Còn nếu bạn dưới 22 tuổi thì sao? Chẳng lẽ ngồi không chờ thời?

Thay vào đó, nếu bạn còn đang đi học, hãy tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi [ngoài việc học, việc chạy nhảy, các sinh hoạt khác] để:

+ Chăm chỉ vẽ truyện nâng cao kỹ năng mà chưa cần quá đặt nặng vấn đề rằng liệu mình có kiếm được tiền không. Ví dụ: 3 năm cấp 3 mà vẽ được 200 trang truyện là quá ngon, 4-5 năm đại học vẽ được 300 trang truyện thì lại càng tốt. Bởi vì những trang truyện này sẽ đóng vai trò là “portfolio” làm nền tảng giúp bạn bước chân vào nghề chính thức sau này nếu bạn có ý định. Thử tưởng tượng giữa một rừng tác giả mới, ai mà sở hữu một số lượng lớn truyện [với chất lượng đủ tốt] để show cho thiên hạ xem thì có khi sẽ dễ lọt vào mắt xanh của những nơi muốn hợp tác với tác giả truyện tranh hơn. Còn bạn nào chỉ cần vẽ 20 trang truyện trong lần đầu tiên đã viral toàn cõi Facebook thì lại quá tốt [mà số này thường không nhiều lắm đâu].

+ Chịu khó theo dõi những người đi trước qua các tài khoản mạng xã hội để xem người ta làm gì mỗi ngày, tư tưởng làm việc ra sao, mình có học hỏi gì từ họ được không?

+ Chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập trên Google, Youtube mỗi ngày.

+ Nếu bạn có điều kiện thì đăng ký đi học các lớp vẽ truyện tranh để được hướng dẫn tận tình.

Việc chuẩn bị trước như vậy là để khi bạn đủ tuổi “xổ lồng” thì dễ dàng xung trận, bắt kịp cơ hội hơn là ngồi không, chẳng chịu “rèn binh luyện tướng” gì cả, trong khi các bạn khác chăm chỉ tích lũy kiến thức, kỹ năng hơn thì cho dù các bạn có bằng tuổi nhau đi chăng nữa, việc họ vẫn phát triển hơn bạn là điều hiển nhiên.
—–
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách kiếm tiền từ truyện tranh thì mình xin gợi ý một số cách:
1/ Đi làm phụ tá cho các tác giả lâu năm: để vừa được học việc, vừa có thu nhập.
2/ Xuất bản truyện giấy: vẽ truyện rồi đăng lên Facebook thu hút độc giả, thu hút biên tập viên các công ty phát hành sách.
3/ Vẽ truyện tranh theo yêu cầu của khách hàng: với khách Việt Nam thì hãy cứ chăm đăng truyện lên Facebook, Instagram gì đó, còn với khách nước ngoài thì bạn đăng tin lên Fiverr cũng ok [và nhiều kênh khác mình chưa biết].
4/ Đăng truyện lên các platform truyện của Việt Nam hoặc platform sử dụng tiếng Việt để ăn chia doanh thu với họ: ví dụ như Comico, Pops Comic, Comi Webtoon, Mangatoon, Manwa, vv…
5/ Dịch truyện sang tiếng Anh và đăng lên các platform truyện nước ngoài như Tapas, Webtoons, Webcomic, vv… để kiếm USD.
6/ Bán ebook truyện cho độc giả nước ngoài hoặc ở Việt Nam, bán merch, tranh và truyện độc quyền trên Patreon cho khách ruột, và nhiều cách khác nữa…
[Giới hạn của bài là kiếm sống từ truyện tranh như một công việc mưu sinh toàn thời gian, còn làm theo sở thích thì mình xin không đề cập tới].
—–
Nói túm lại là, muốn kiếm gì thì kiếm, bạn hãy luôn tâm niệm trong đầu rằng cố gắng nâng cao kỹ năng sáng tác của bản thân cho thật tốt mỗi ngày [cái này cần quá trình tính theo vài năm] rồi từ từ sẽ có nhiều cơ hội ngon nghẻ đến với bạn hơn. Còn nếu bạn đọc xong bài này mà thấy 16 tuổi đã đủ sức chơi tới bến được thì hãy cứ xõa thoải mái nhé, dù sao bài viết của mình cũng chỉ mang tính chất tham khảo là chính.
Chúc các bạn chuẩn bị hành trang thật kỹ lưỡng để “vào đời”!

– Chi Còi –
Group: Tác giả và phụ tá truyện tranh VN 

Các bạn thấy hay thì hãy đăng kí kênh mình nhé, like và share cho video này nha

Nguồn: //tezme.vn/

Xem thêm Bài Viết:

  • Bạn vui lòng đăng nhập và đọc truyện để nhận được đề xuất.

Để có thể đăng truyện của bạn trên COMI, bạn cần có tài khoản trên COMI.

  • Truy cập //comi.mobi/
  • Chọn mục đăng kí
  • Điền đầy đủ thông tin
  • Lưu ý: Các thông báo từ ban quản trị sẽ được gửi vào email đăng kí nick. Hãy kiểm tra thường xuyên.

2. Tạo truyện

Bước 1: Đăng nhập

  • Sau khi tài khoản được kích hoạt, bạn sẽ có quyền đăng tác phẩm trên COMI
  • Truy cập comi.mobi và đăng nhập tài khoản
  • Chọn mục “Cài đặt chung”
  • Bạn chỉ có thể đăng truyện bằng trình duyệt PC, không hỗ trợ nền tảng mobile.

Bước 2: Cài đặt chung

  • Trong mục “Cài đặt chung” nhấn chọn “Tải truyện”.
  • Trong mục “Tải truyện” có 3 lựa chọn: “Truyện đã tải”, “Thêm truyện” và “Tải chương”
    • Truyện đã tải: Dành cho các truyện đã được tạo, bao gồm những truyện được duyệt và chưa duyệt
    • Thêm truyện: Tạo truyện mới
    • Tải chương: Thêm chương mới vào những truyện đã được tạo.

Bước 3: Tạo truyện mới

  • Chọn phần “Thêm truyện” để đăng truyện mới. Cửa sổ hiển thị như sau:

  • Điền đầy đủ các thông tin bắt buộc. Các thông tin bắt buộc bao gồm: 
    • Tên truyện: Điền tên truyện.
      Đối với thể loại fanfic và doujinshi, bạn cần đề tên tác phẩm gốc [và tên fandom, tên nhân vật nếu cần] phía trước. Ví dụ: [HarryPotter]-[HaryDraco]-Rồng rắn lên mây. 
    • Chọn thể loại: Truyện chữ, Truyện tranh truyền thống, Webtoon.
    • “Bìa truyện” và “Banner truyện”: Kích thước bắt buộc theo yêu cầu và phải có tên truyện trên hình
    • Tác giả: Điền bút danh của bạn/nhóm bạn.
    • Hoạ sĩ: Lưu ý nếu là truyện chữ có bìa do người khác vẽ, bạn cần điền tên hoạ sĩ ở mục này.
      Đối với thể loại fanfic, nếu tác giả không giữ bản quyền tranh bìa [tự vẽ hoặc được vẽ tặng/ mua com] thì có thể sử dụng hình bìa tác phẩm gốc. Trường hợp này đề tên hoạ sĩ là “Official”. Tuyệt đối không sử dụng hình fanart của người khác khi chưa được phép. 
    • Trạng thái: Lưu ý nếu truyện của bạn dưới 3 chương, truyện phải đã hoàn thành mới được duyệt. Nên ở mục này bạn cần lựa chọn mục “Đã hoàn thành”. Các trường hợp khác lựa chọn theo tình trạng thực tế của truyện.
    • Nội dung trưởng thành: Với các truyện có các cảnh nhạy cảm, bạo lực nhiều, kinh dị cần chọn “Đồng ý”. Nếu truyện không có cảnh báo “Nội dung trưởng thành” mà có cảnh nhạy cảm hay nội dung bạo lực nhiều hay kinh dị, truyện của bạn sẽ bị cảnh cáo và tháo dỡ khỏi hệ thống mà không cần báo trước.
    • Tag và Thể loại: Lựa chọn những tag và thể loại phù hợp với truyện bạn.

  • Sau khi tạo truyện thành công bạn có thể đăng các chương tiếp theo.
  • Truyện của bạn sẽ được xét duyệt trước khi xuất bản. 
  • COMI sẽ gửi thông báo [tự động, không reply] đăng truyện thành công về mail đăng kí của bạn.

Bước 4: Up chương truyện

1. Đối với truyện tranh

  • Chọn mục “Tải chương”
  • Chọn Truyện mà bạn đã tạo
  • Đăng trang truyện của bạn.
  • Chọn “Tải lên”

  • Lưu ý: 
    • Chiều rộng 720 pixel, độ phân giải 72 dpi
    • Đặt tên file theo thứ tự trang truyện hiển thị
    • Các ảnh phải có cùng chiều rộng [width]
    • Đối với truyện truyện tranh truyền thống [manga], chiều dài [height] của mỗi ảnh không được quá 3 lần chiều rộng [width].
  • Sau khi thêm chương truyện thành công, truyện sẽ nằm trong mục “Truyện đã tải”.
  • COMI sẽ gửi thông báo [tự động, không reply] đăng chương truyện thành công về mail đăng kí của bạn.

2. Đối với truyện chữ

  • Chọn mục “Tải chương”
  • Chọn Truyện mà bạn đã tạo
  • Đăng nội dung của truyện
  • Chọn “Tải lên”

  • Sau khi thêm chương truyện thành công, truyện sẽ nằm trong mục “Truyện đã tải”
  • COMI sẽ gửi thông báo đăng chương truyện thành công về mail đăng kí của bạn.

Chú ý

Bạn cần tạo ít nhất 3 chương truyện để COMI có thể kiểm duyệt và đưa lên ứng dụng Comi Webtoon [với truyện ngắn ít hơn 3 chương cần chọn tình trạng “Đã hoàn thành”.

Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ về hòm mail [email protected]. Tên email tạo theo cú pháp: [Tên tác phẩm]-Thắc mắc

0

0

Video liên quan

Chủ Đề