Cách giải bài toán bằng cashc lập phương trình năm 2024

Dạng bài giải bài toán bằng cách lập phương trình là một bài tập khó, thường chiếm trọng số điểm 20% trong các đề kiểm tra và cấu trúc đề thi cuối học kỳ.

Cách giải bài toán bằng cashc lập phương trình năm 2024

Nhằm giúp học sinh ghi trọn điểm dạng toán này khi làm bài kiểm tra hoặc bài thi, cô Phạm Thị Hồng – giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh ngắn gọn về phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình, bên cạnh đó là những sai lầm dễ mắc phải mà các em cần phải đặc biệt chú ý để tránh bị mất điểm đáng tiếc.

Phụ huynh, học sinh có thể xem chi tiết video bài giảng tại đây!

Cô Hồng hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình

Cô Hồng chỉ ra với dạng bài giải bài toán bằng cách lập phương trình sẽ có 3 bước làm. Cụ thể như sau:

Bước 1: Lập phương trình

+ Chọn ẩn, đơn vị cho ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn.

+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

+ Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2: Giải phương trình

Dựa vào những kiến thức học sinh đã được học về phương pháp giải các dạng phương trình để áp dụng vào bài toán từ đó có thể đưa ra đáp số đúng nhất.

Bước 3: Trả lời

Sau khi tìm ra nghiệm của phương trình, học sinh cần kiểm tra xem nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không thỏa mãn. Từ đó, học sinh kết luận đưa ra đáp án cuối cùng cho bài toán.

Sai lầm học sinh hay mắc phải khi giải bài toán bằng phương pháp lập phương trình

Với kinh nghiệm gần 20 năm giảng dạy bộ môn Toán, cô Hồng cho biết đối với dạng bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình, trong quá trình làm, học sinh thường lúng túng trong cách xử lý. Hoặc quên không đặt điều kiện cho ẩn hay có đặt điều kiện cho ẩn nhưng không hợp lý. Do đó, học sinh cần phải đọc và nắm rõ dữ kiện của đề bài để tránh mất những điểm đáng tiếc.

Bên cạnh đó, đối với dạng bài này, học sinh cần lưu ý kiểm tra nghiệm tìm được có thỏa mãn điều kiện đặt ra ban đầu hay không.

Đặc biệt phần kết luận yêu cầu phải kết luận đầy đủ vì nếu thiếu phần này sẽ bị trừ mất 0,25 điểm, nếu mỗi phần bị trừ điểm do thiếu tính cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến kết quả của toàn bài thi cũng như kết quả học tập.

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh làm thật tốt dạng bài giải bài toán bằng cách lập phương trình. Hi vọng những hướng dẫn của cô Phạm Thị Hồng sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng toán này, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Ngoài ra, để hệ thống lại toàn bộ kiến thức học kỳ II song song với việc luyện tập, kiểm tra đánh giá, giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, phụ huynh, học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học, giúp học sinh bứt phá điểm số trong học kỳ II.

\>>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ TẠI: http://bit.ly/BÍ-KÍP-HỌC-TỐT

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!

Trong chương trình toán lớp 8 phần số học: Chương Phương Trình rất quan trọng. Đặc biệt kiến thức này còn có trong đề thi kiểm tra 1 tiết, đề thi học kì lớp 8 và liên quan trực tiếp đến thi 9 vào 10 nên học sinh lớp 8 phải học thật chắc chắn.Dưới đây, hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy xin giới thiệu một vài ví dụ về các bài toán Giải bài toán bằng cách lập phương trình. Hi vọng tài liệu sẽ hữu ích giúp các em ôn tập lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1 :

Một số tự nhiên có hai chữ số. Chữ số hàng đơn vị gấp ba lần chữ số hàng chục. Nếu viết thêm chữ số 2 xen giữa hai chữ số ấy thì được một số mới lớn hơn số ban đầu 200 đơn vị. Tìm số ban đầu ?

Bài 2 :

Một số tự nhiên có hai chữ số. Chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị. Nếu ta đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị thì được số mới kém số cũ 36 đơn vị. Tìm số ban đầu ?

Bài 3.

Một số tự nhiên có hai chữ số. Tổng chữ số hàng chục và hàng đơn vị là 16. Nếu viết thêm chữ số 0 xen giữa hai chữ số ấy thì được một số mới lớn hơn số ban đầu 630 đơn vị.

Tìm số ban đầu ?

Bài 4.

Hai giá sách có 320 cuốn sách. Nếu chuyển 40 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách ở giá thứ hai sẽ bằng số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách lúc đầu ở mỗi giá.

Bài 5.

Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai 420kg gạo.Tính số gạo cửa hàng bán được trong ngày thứ nhất biết nếu ngày thứ nhất bán được thêm 120kg gạo thì số gạo bán được sẽ bán được gấp rưỡi ngày thứ hai.

Bài 6.

Tổng số dầu của hai thùng A và B là 125 lít. Nếu lấy bớt ở thùng dầu A đi 30 lít và thêm vào thùng dầu B 10 lít thì số dầu thùng A bằng $\frac{3}{4}$số dầu thùng B. Tính số dầu lúc đầu ở mỗi thùng.

Bài 7.

Giá sách thứ nhất có số sách bằng $\frac{3}{4}$ số sách của giá sách thứ hai. Nếu ta chuyển 30 quyển sách từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trong giá thứ nhất bằng $\frac{5}{9}$ số sách trong giá thứ hai. Hỏi cả hai giá sách có bao nhiêu quyển sách ?

Bài 8.

Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 112 m. Biết rằng nếu tăng chiều rộng lên bốn lần và chiều dài lên ba lần thì khu vườn trở thành hình vuông. Tính diện tích của khu vườn ban đầu.

Bài 9.

Một hình chữ nhật có chu vi bằng 114 cm. Biết rằng nếu giảm chiều rộng đi 5cm và tăng chiều dài thêm 8cm thì diện tích khu vườn không đổi. Tính diên tích hình chữ nhật.

Bài 10.

Một hình chữ nhật có chiều dài bằng $\frac{5}{4}$ chiều rộng. Nếu tăng chiều dài thêm 3 cm và tăng chiều rộng thêm 8 cm thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật ban đầu ?

Bài 11.

Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi bằng 98m. Nếu giảm chiều rộng 5m và tăng chiều dài 2m thì diện tích giảm 101 ${{m}^{2}}$. Tính diện tích mảnh đất ban đầu ?

Bài 12 :

Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi bằng 152 m. Nếu tăng chiều rộng lên ba lần và tăng chiều dài lên hai lần thì chu vi của khu vườn là 368m. Tính diện tích của khu vườn ban đầu.

Bài 13.

Một người đi ô tô từ A đến B với vận tốc 35 km/h. Khi đến B người đó nghỉ 40 phút rồi quay về A với vận tốc 30 km/h. Tính quãng đường AB, biết thời gian cả đi và về là 4 giờ 8 phút.

Bài 14.

Một người đi ô tô từ A đến B với vận tốc 40 km/h rồi quay về A với vận tốc 36 km/h. Tính quãng đường AB, biết thời gian đi từ A đến B ít hơn thời gian đi từ B về A là 10 phút.

Bài 15.

Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40 km/h. Trên quãng đường từ B về A, vận tốc ô tô tăng thêm 10 km/h nên thời gian về ngắn hơn thời gian đi là 36 phút. Tính quãng đường từ A đến B ?

Câu 16:

Một xe ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc 48 km/h. Sau khi đi được 1 giờ thì xe bị hỏng phải dừng lại sửa 15 phút. Do đó đến B đúng giờ dự định ô tô phải tăng vận tốc thêm 6 km/h. Tính quãng đường AB ?

Câu 17:

Một ô tô phải đi quãng đường AB dài 60 km trong một thời gian nhất định. Xe đi nửa đầu quãng đường với vận tốc hơn dự định 10 km/h và đi nửa sau kém hơn dự định 6 km/h. Biết ô tô đến đúng dự định. Tính thời gian dự định đi quãng đường AB ?

Câu 18:

Một ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc 50km/h. Sau khi đi được $\frac{2}{3}$ quãng đường với vận tốc đó, vì đường khó đi nên người lái xe phải giảm vận tốc mỗi giờ 10 km trên quãng đường còn lại. Do đó, người đó đến B chậm 30 phút so với dự định. Tính quãng đường AB ?

Bài 19 :

Một ô tô đi từ Hà Nội đến Đền Hùng với vận tốc 30 km/h. Trên quãng đường từ đền Hùng về Hà Nội, vận tốc ô tô tăng thêm 10 km/h nên thời gian về ngắn hơn thời gian đi là 30 phút. Tính quãng đường tử Hà Nội đến Đền Hùng ?

Bài 20 :

Một người đi xe máy dự định từ A đến B trong thời gian nhất định. Sau khi đi được nửa quãng đường với vận tốc 30 km/h thì người đó đi tiếp nửa quãng đường còn lại với vận tốc 36 km/h do đó đến B sớm hơn dự định 10 phút. Tính thời gian dự định đi quãng đường AB ?