Cách giảm hồi hộp tim đập nhanh

Sinh lý bệnh

Cơ chế gây ra cảm giác đánh trống ngực vẫn chưa được làm rõ. Thông thường, người ta không cảm nhận được nhịp xoang ở tần số bình thường, và do đó, đánh trống ngực thường cho thấy sự thay đổi về nhịp hoặc tần số. Trong tất cả các trường hợp, cảm nhận đánh trống ngực là do bất thường về sự chuyển động của tim trong lồng ngực. Trong trường hợp ngoại tâm thu đơn độc, bệnh nhân có thể cảm nhận cảm giác bị bỏ nhịp tim ngay sau nhịp ngoại tâm thu, chứ không cảm nhận được cảm giác nhịp đó đến sớm hơn bình thường, có thể bởi nhịp ngoại tâm thu đã chặn nhịp xoang kế tiếp và tạo ra khoảng thời gian đổ đầy thất dài hơn, và làm thể tích nhát bóp tăng lên.

Các biểu hiện lâm sàng của hiện tượng rối loạn nhịp là khá đa dạng. Hầu hết các bệnh nhân đều cảm nhận được nhịp ngoại tâm thu, nhưng lại rất ít người cảm nhận được nhịp nhanh nhĩ hoặc nhanh thất. Cảm nhận này rõ hơn ở các bệnh nhân có lối sống tĩnh tại, rối loạn lo âu, trầm cảm và giảm ở những bệnh nhân đang có cuộc sống năng động, hạnh phúc. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có hiện tượng đánh trống ngực nhưng không ghi nhận bất cứ bất thường nào về các thông số tim mạch.

Bỗng dưng tim đập nhanh hồi hộp khó thở là bệnh gì?

Trong cuộc sống luôn có nhiều “gia vị” buồn vui lẫn lộn, làm chúng tađánh trống ngực, tim đập nhanh, hồi hộp. Hơn nữa, khi cảm xúc đó đi qua, cơ thể chúng ta sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nhưng tình trạng này tiếp diễn nhiều lần, đột ngột thì hãy cảnh giác vì bạn có thể mắc bệnh sau đây:

  • Nhịp tim nhanh do bệnh ngoài tim như nhiễm trùng, cường giáp, sốt, mất máu nên tim phải đập nhanh hơn để đủ máu đến các cơ quan.

  • Trào ngược dạ dày thực quản làm tim đập nhanh: bệnh trào ngược làm ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này chạy qua nhiều cơ quan như cổ, ngực và bụng, có chức năng điều chỉnh nhịp tim và điều tiết dịch dạ dày. Khi acid dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị gây tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở.

  • Rối loạn thần kinh tim [rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu], nhịp nhanh xoang: Hệ thần kinh tim điều khiển nhịp tim “tự động”, không phụ thuộc vào suy nghĩ hay não của bạn. Người mắc bệnh này thường hay lo lắng quá mức làm tim đập nhanh, đánh trống ngực rõ rệt, run tay chân, vã mồ hôi và càng lo tim đập càng loạn nhịp. Thần kinh tim kích thích quá mức có thể làm nút xoang phát nhịp tim nhanh hơn, được gọi là nhịp nhanh xoang.

  • Rối loạn hệ thống điện tim: bản thân hệ thống điện trong tim bị rối loạn sẽ gây ra triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp. Rối loạn này xuất phát từ buồng tim phía trên như bệnh rung nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh trên thất; từ buồng dưới tim phía dưới như rung thất, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất…

  • Bệnh tim như tăng huyết áp, biến chứng sau nhồi máu cơ tim cũng làm tim đập nhanh hồi hộp.

Tim đập nhanh có nguy hiểm không? Bác sĩ tư vấn cách tránh rủi ro

1. Tạm ngưng các hoạt động

Nếu đột nhiên bạn bị tim đập nhanh hãy dừng các công việc đang thực hiện và tìm chỗ thoáng mát để ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Bạn không nên vận động mạnh hoặc gắng sức khi này. Bởi vận động sẽ làm cho tim phải hoạt động nhanh hơn, nhiều hơn để cung cấp đủ máu đến các cơ quan. Điều này sẽ khiến tình trạng tim đập nhanh nặng lên.

2. Uống đủ nước để cân bằng điện giải

Mất cân bằng điện giải là một trong những nguyên nhân thường gây rối loạn nhịp tim. Và điều này thường xảy ra khi cơ thể bị thiếu nước. Vì vậy, nếu cảm thấy nhịp tim đang tăng lên hoặc có các dấu hiệu mất nước như nước tiểu sẫm màu, khô miệng, chóng mặt, hãy uống ngay một ly nước. Việc uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày ngay cả khi không khát cũng giúp nhịp tim của bạn ổn định tốt hơn.

Có thể bạn muốn biết:Mất cân bằng điện giải: triệu chứng và điều trị

3. Áp dụng nghiệm pháp Valsalva

Nghiệm pháp Valsalva là một trong những cách trị tim đập nhanh tại nhà cấp tốc khá hiệu quả. Nghiệm pháp này làm tăng cung lượng tim và huyết áp một cách nhanh chóng nhưng sau đó huyết áp, nhịp tim sẽ giảm xuống từ từ.

Cách thực hiện như sau: bịt mũi, ngậm miệng, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh [nhưng không cho hơi ra]. Nếu sau lần đầu tiên thực hiện mà nhịp tim vẫn không giảm xuống, hãy chuyển sang các cách trị nhịp tim nhanh khác. Tuyệt đối, không lặp lại nghiệm pháp này lần hai.

Ngoài ra, những người bị xuất huyết, vừa phẫu thuật tai hay phẫu thuật thần kinh trung ương cũng không nên áp dụng nghiệm pháp này.

Thực hiện nghiệm pháp Valsalva sẽ giúp giảm tim đập nhanh

4. Ho mạnh một vài cái

Các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở có thể giảm nhẹ khi bạn ho mạnh. Ho một vài cái trước khi bước vào sự kiện quan trọng cũng giúp bạn giữ tinh thần ổn định hơn. Nguyên nhân là do khi ho, lồng ngực sẽ chịu áp lực. Áp lực này khiến tim đập chậm lại.

5. Rửa mặt bằng nước lạnh

Tạt nước lạnh vào mặt hay rửa mặt bằng nước lạnh cũng là một cách trị tim đập nhanh tại nhà nhanh và dễ thực hiện. Phương pháp này sẽ giúp kích thích dây thần kinh lang thang [hay dây X, dây thần kinh phế vị]. Đây là dây thần kinh chi phối hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có nhịp tim. Khi dây thần kinh lang thang bị kích thích, nhịp tim có thể giảm xuống.

6. Xoa động mạch cảnh

Bạn có thể “stop” chứng tim đập nhanh chỉ trong vài phút bằng cách massage nhẹ nhàng động mạch cảnh. Động mạch cảnh là động mạch ở hai bên cổ sát với dây thần kinh lang thang. Việc xoa nhẹ nhàng động mạch này trong 5 – 10 giây sẽ giúp kích thích dây thần kinh lang thang và làm giảm nhịp tim.

Tuy nhiên khi áp dụng cách cắt cơn nhịp nhanh này, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Không xoa, đè ép quá mạnh vào động mạch cảnh.
  • Chỉ xoa 1 bên động mạch cảnh, không xoa 2 bên cùng lúc.
  • Không xoa động mạch cảnh nếu bị xơ vữa động mạch cảnh hoặc từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rung tâm thất, nhịp nhanh thất trong 3 tháng gần đây.

Xoa xoang động mạch cảnh cũng là một cách trị tim đập nhanh tại nhà hiệu quả

Để giảm nhịp tim ngay lập tức không khó. Bằng 6 cách trị nhịp tim nhanh tại nhà kể trên, bạn có thể nhanh chóng đưa nhịp tim về mức bình thường. Tuy nhiên để nhịp tim ổn định lâu dài, bạn cần kiên trì áp dụng thêm nhiều phương pháp khác.

7. Tránh các thực phẩm dễ gây tăng nhịp tim

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho nhịp tim như rau củ quả, ngũ cốc, cá, sữa… có nhiều thực phẩm có thể khiến nhịp tim tăng lên. Điển hình như:

  • Đồ muối chua lên men [dưa muối, cà muối…]
  • Nước uống có gas
  • Đồ uống chứa caffeine, cocaine, rượu

Khi bị tim đập nhanh, bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế một cách tối đa các thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn quá nhiều mì chính, muối… Đây cũng là những gia vị dễ khiến nhịp tim mất ổn định và làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân gây tim đập nhanh.

8.Tập thể dục đều đặn và giữ tâm lý thư thái

Thường xuyên đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, thái cực quyền, tập hít sâu thở chậm, đạp xe hay bơi lội đã được chứng minh sẽ giúp khôi phục nhịp điệu tự nhiên của trái tim. Bạn chỉ cần lưu ý khi tập không nên quá gắng sức mà nên tăng cường độ tập từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi.

Giảm căng thẳng, stress cũng là cách trị tim đập nhanh tại nhà mà bạn nên áp dụng. Bởi căng thẳng có thể khiến adrenaline trong cơ thể tăng đột ngột và dẫn đến tăng nhịp tim. Nhiều người thường chỉ thư giãn, nghỉ ngơi mỗi khi bị hồi hộp hay cảm nhận được tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên tập cách thư giãn trong suốt cả ngày bằng cách thiền, hít thở sâu, yoga, nghe nhạc, đi dạo, đọc sách…

Những cách trị tim đập nhanh kể trên đều có tác dụng giúp đưa nhịp tim trở về bình thường. Chỉ cần vận dụng tốt một trong số các cách đó, bạn sẽ giảm được trống ngực, hồi hộp và hạn chế nguy cơ tổn thương tim về sau.3

Xem thêm: Rối loạn nhịp tim

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-Đa khoaHạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Cân bằng điện giải giúp hạn chế nhịp tim nhanh

Tim hoạt động co bóp được cũng nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào là K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó, điện tích của các Ion này bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Chính bởi vậy, cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo cho nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong một số thảo dược truyền thống như Khổ Sâm có khả năng điều hòa nồng độ của các ion điện giải tại màng tế bào cơ tim, nhờ đó giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm đáng kể tần suất và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Để tìm hiểu về giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim an toàn, hiệu quả từ thảo dược Khổ sâm, bạn hãy gọi điện thoại tới số 1800.646.408 [miễn cước].

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học bổ sung đầy đủ các chất điện giải thiết yếu cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì nhịp tim ổn định. Một số gợi ý về các loại thực phẩm giàu ion mà bạn nên biết:

- Đối với Kali: Các loại trái cây như táo, chuối, cam hay sữa, bánh mì…

- Đối với Canxi: Quả hạnh nhân, bột yến mạch hoặc bổ sung từ sữa, đậu hũ…

- Đối với Natri: Natri có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm tử sữa hoặc các loại bánh mì…

- Đối với Magie: Nguồn magie dồi dào nhất là từ các loại hạt hoặc ngũ cốc…

Phòng ngừa tim đập nhanh nhờ bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch.

Cách giảm tim đập nhanh bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học không những giúp ổn định nhịp tim mà còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Ngoài những loại thực phẩm cung cấp chất điện giải nên bổ sung như ở trên, bạn cũng cần tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, thực phẩm giàu caffeine…

Cần phải làm gì khi bị tim đập nhanh hồi hộp

Vì sao tim đập nhanh hồi hộp?

Bên cạnh những tác động từ cảm xúc như vui, buồn… bạn hãy cảnh giác với các nguyên nhân dưới đây:

  • Bệnh tại tim: Tăng huyết áp, biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh ngoài tim: Nhiễm trùng, cường giáp, sốt, mất máu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Do bệnh làm ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị – dây thần kinh có chức năng điều chỉnh nhịp tim và điều tiết dịch dạ dày. Khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích dây thần kinh này gây tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở.
  • Rối loạn thần kinh tim, nhịp xoang nhanh: Tình trạng rối loạn thần kinh tim khiến người bệnh thường hay lo lắng quá mức làm tim đập nhanh, đánh trống ngực rõ rệt, run tay chân… Thần kinh tim kích thích quá mức có thể làm nút xoang phát nhịp tim nhanh hơn, gọi là nhịp nhanh xoang.
  • Rối loạn hệ thống điện tim: Hệ thống điện trong tim bị rối loạn gây ra triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp. Tình trạng này xuất phát từ buồng tim phía trên và dưới như bệnh rung nhĩ, ngoại tâm thu nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất…

Chứng tim đập nhanh hồi hộp ở người không bị bệnh tim mạch thông thường chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi tự biến mất nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chứng tim đập nhanh hồi hộp ở những người có bệnh lý về tim mạch có thể gây ra biến chứng trầm trọng nếu không được kiểm soát tốt.

1. Cách làm giảm nhịp tim: Hãy uống đủ nước

Nước là thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu nước dẫn đến giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể. Lúc này, tim của bạn buộc phải đập nhanh hơn để bù lại, từ đó gây tăng nhịp tim và huyết áp. Ngoài ra, thiếu nước thường đi kèm thay đổi nồng độ chất điện giải trong máu nên cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn.

Vì vậy, bạn nên uống đủ 2 lít nước một ngày và nên uống từng ngụm nhỏ, kể cả khi không khát. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước, tránh nguy cơ tim đập nhanh và đánh trống ngực.

2. Làm mát cơ thể là một cách giảm nhịp tim hiệu quả

Nhiệt độ môi trường tăng cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến bề mặt da, hỗ trợ quá trình tiết mồ hôi và làm mát cơ thể, từ đó gây tăng nhịp tim. Vì vậy, cách làm tim đập chậm lại lúc này chính là di chuyển đến những nơi có bóng râm và làm dịu cơ thể bằng cách mặc đồ thoáng mát, ăn nhiều rau xanh và cố gắng uống đủ nước.

3. Cách trị tim đập nhanh tại nhà: Bổ sung chất điện giải

Kali, canxi, natri, magie là các chất điện giải liên quan đến hoạt động co bóp của cơ tim. Việc rối loạn nồng độ các chất điện giải cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Do vậy, bổ sung nước kèm với đầy đủ các chất điện giải là một cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản.

Bạn nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều kali như bơ, chuối, cam, nước dừa. Bổ sung magie thông qua các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc, yến mạch. Sữa, phô mai, tôm, cua là những thực phẩm giàu canxi vô cùng thiết yếu. Với natri, bạn nên bổ sung bằng các sản phẩm từ sữa, thịt, hải sản… tránh bổ sung natri bằng muối hay bột canh vì có thể làm tăng huyết áp.

1. Như thế nào là tim đập nhanh ?

Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim cao, loạn nhịp so với nhịp tim bình thường. Nhịp đập tim cao hơn so mức bình thường được gọi là nhịp tim nhanh [nhịp xoang nhanh]. Tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân như: Rung, hồi hợp, đánh trống lồng ngực. Tình trạng này thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn có mạch đập từ 60 đến dưới 100 lần/phút được xem là bình thường.

2. Nhịp tim an toàn là bao nhiêu?

Nhịp tim chuẩn ở mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, thể trạng:

  • Nhịp tim người trưởng thành dao động 60 - 100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Nếu vượt quá ngưỡng 100 nhịp/phút thì là tình trạng nhịp tim nhanh.
  • Nhịp tim của vận động viên chuyên nghiệp, người tập thể thao đều đặn nằm ở khoảng 40 - 50 nhịp/phút.
  • Nhịp tim người trên 60 tuổi khoảng 60 - 80 nhịp/phút. Nếu đập trên 80 nhịp/phút sẽ gây ra các triệu chứng khó thở, hồi hộp... đây là trường hợp tim đâp nhanh cần được trị liệu.

3. Nhịp tim đập nhanh có triệu chứng gì?

Khi có các triệu chứng này, bệnh nhân cần khám bác sĩ và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, ngừng tim.

  • Khó thở, hụt hơi cần phải rướn người lên để thở.
  • Lo lắng, hồi hộp, bồn chồn
  • Nhịp tim đập nhanh; lỗi nhịp; ngực đập thình thịch; cổ, họng, lồng ngực rung lên.
  • Đau đầu, đau thắt ngực, choáng ngất, chóng mặt.

Người bị tim đập nhanh dễ bị đau thắt ngực

Video liên quan

Chủ Đề