Cách cầm máu bằng mí chính

TRANG CHỦ > Kiến thức Y khoa > Quy trình kỹ thuật > Quy trình kỹ thuật khoa Mắt

KHÂU PHỤC HỒI BỜ MI

[Cập nhật:27/11/2017]

KHÂU PHỤC HỒI BỜ MI

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

- Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu [thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl].

3. Người bệnh

- Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt.

Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám [tương đương với vị trí tuyến bờ mi]. Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid [Ví dụ: maxitrol 4l/ngày].

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân [Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn].

Giảm phù, chống viêm [Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày].

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.

[Lượt đọc: 3275]

Tin tức liên quan

  • KHÂU DA MI ĐƠN GIẢN
  • PHẪU THUẬT LÁC THÔNG THƯỜNG
  • CHÍCH DẪN LƯU TÚI LỆ
  • KHÂU CÒ MI, THÁO CÒ
  • CẮT BỎ CHẮP CÓ BỌC
  • LẤY DỊ VẬT GIÁC MẠC SÂU
  • PHẪU THUẬT MỘNG ĐƠN THUẦN
  • CẮT BỎ TÚI LỆ
  • RỬA TIỀN PHÒNG [MÁU, XUẤT TIẾT, MỦ, HÓA CHẤT]
  • TIÊM NỘI NHÃN [KHÁNG SINH, ANTI VEGF,CORTICOID]
  • Tiêu điểm
    • Bí thư Tỉnh uỷ gặp mặt tri ân các cán bộ, thầy thuốc tiêu biểu ngành Y tế Quảng Ninh nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

    • Hành trình mang lại cuộc sống mới cho cựu thanh niên xung phong bị u mắt ác tính

    • Phẫu thuật kịp thời cứu bệnh nhân Covid-19 bị vỡ cột sống do tai nạn lao động

    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh siết chặt các biện pháp phòng dịch trước ''bão'' Covid-19

    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đưa vào hoạt động phòng khám tư vấn, điều trị hậu Covid-19

    • Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị vỡ khối chửa ngoài tử cung trong khu cách ly Covid-19

    • Valentine đặc biệt của các ''chiến sĩ áo trắng'' Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong khu cách ly Covid-19

    • Phẫu thuật điều trị ung thư niêm mạc má cho bệnh nhân gần 80 tuổi

  • Tin đọc nhiều
    • Bí thư Tỉnh uỷ gặp mặt tri ân các cán bộ, thầy thuốc tiêu biểu ngành Y tế Quảng Ninh nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

    • Kỹ thuật ECMO cứu sống người bệnh

    • Hành trình mang lại cuộc sống mới cho cựu thanh niên xung phong bị u mắt ác tính

    • Phẫu thuật kịp thời cứu bệnh nhân Covid-19 bị vỡ cột sống do tai nạn lao động

    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh siết chặt các biện pháp phòng dịch trước ''bão'' Covid-19

    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đưa vào hoạt động phòng khám tư vấn, điều trị hậu Covid-19

    • Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị vỡ khối chửa ngoài tử cung trong khu cách ly Covid-19

    • Valentine đặc biệt của các ''chiến sĩ áo trắng'' Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong khu cách ly Covid-19

    • Phẫu thuật điều trị ung thư niêm mạc má cho bệnh nhân gần 80 tuổi

    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh trở lại làm việc sau Tết với tinh thần tập trung cao

  • Quảng cáo
  • Video clip
  • 10 thành tựu nổi bật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2022
    Ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID lần đầu tiên tại Quảng Ninh
    Ứng dụng Robot cầm tay công nghệ 4.0 trong phẫu thuật nội soi
    Phẫu thuật nang đường mật ''khổng lồ'' cho sản phụ người dân tộc
    10 dấu ấn nổi bật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2020
    Xem danh sách
  • Hỏi đáp trực tuyến
  • Giãn tuyến sữa có gây ung thư vú?

    Đã sinh mổ có thể sinh bình thường được không?

    Một năm sau chửa trứng đã nên có thai chưa?

    Hỏi về nguyên nhân tiểu ra máu

    Hỏi về hiện tượng mất kinh - Cách điều trị

    Để sinh con khỏe mạnh và thông minh

  • Liên kết web

Video liên quan

Chủ Đề