Đào mương lên lượng là cách lập vườn ở vùng nào

Kỹ thuật lên liếp vườn cây ăn trái ở ĐBSCL

Kinh nghiệm làm vườn Comments Off on Kỹ thuật lên liếp vườn cây ăn trái ở ĐBSCL

Chia sẻ

Thực tiễn mấy chục năm qua, chưa có một loại trái cây nào lại giữ được mức tiêu thụ và giá cả ổn định mà biên độ dao động lại rất lớn, nên không thể ai có thể yên tâm với một loại trái. Các cây ăn quả như cây có múi, sầu riêng, nhãn, chôm chôm… đều thích hợp với các điều kiện về thổ nhưỡng, thời tiết ở ĐBSCL.

Tiến bộ kỹ thuật mới cho phép nhà vườn khai thác nhanh nên đã rút ngắn thời gian của một chu kỳ vườn cây, như với cam sành thì với việc sử dụng giống ghép, trồng mật độ cao nên thời gian từ trồngđến cho thu hoạch ổn định đã rút ngắn từ 6 năm xuống còn 3 năm và họ cũng chỉ cần thu hoạch 3 – 4 năm. TBKT cũng cho phép trồng xen nhiều loại cây trên cùng một chân đất.

Thực tiễn điệp khúc trồng– chặt là trở ngại cho việc xây dựng một vùng trái cây lớn, hàng hóa chất lượng cao, cho đầu tư của nhà nước về hạ tầng và chuyển giao TBKT nhưng lại là sản phẩm tất yếu, sản phẩm tích cực cho kiểu SXnhỏ, manh mún của nông dân cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.

1. Kỹ thuật lên liếp

Ảnh minh họa

Khác với các vùng miền khác, ĐBSCL là vùng đất thấp nên hầu hết đều phải lên liếp. Hiện nay các tiểu vùng đều đã có đê bao, bờ bao chống lũ nên mặt liếp nên được tôn cao ngang với mặt bờ bao.

Phần lớn liếp ở ĐBSCL chỉ cách mặt nước khoảng 0,6 m, là chưa đạt mà cần phải nâng thêm để đạt tối thiểu 1 m. Độ lớn của liếp thông thường khoảng 6 m và độ rộng của mương khoảng 3 m, giữa các liếp nên có các rãnh nhỏ thoát nước mặt liếp xuống mương để giúp cho việc rửa phèn được dễ dàng.

Rất nhiều bà con băn khoăn về hướng liếp, sao cho cây nhận được nhiều ánh sáng nhất. Lý thuyết trên có xuất xứ từ các nước ôn đới, nơi mà mặt trời thường ít khi lên đến đỉnh đầu, còn các nước xích đạo, cận xích đạo như VN thì việc đấy không cần thiết vì các cây trồng không thể che nhau khi mặt trới lên cao.

Cái chú ý nhất về hướng liếp là phải theo hướng gió, để không khí theo các mương mà làm cho vườn thoáng, ít bị nấm bệnh tấn công. Hướng gió chủ yếu của các tỉnh ĐBSCL là gió Tây Nam.

Ngoài ra việc trồng cây chắn gió cũng là cần thiết, nhưng vì là địa phương ít gió bão nên hàng cây chắn gió cũng chỉ nên vừa phải.

Hầu hết tầng đất canh tác ở ĐBSCL thường chỉ 0,6– 1,0 m, bên dưới đó là tầng phèn, bởi vậy việc đào mương lên liếp phải tuân thủ nguyên tắc không được đưa lớp đất nhiễm phèn lên làm đất mặt.

Nên tiến hành theo kiểu cuốn chiếu, lớp đất mặt của mương đầu tiên cần được để riêng và sử dụng đất phía dưới đắp lấy độ cao, sau đó chồng lớp đất mặt lên, sao cho vừa đảm bảo cao trình của liếp, vừa đảm bảo tầng đất mặt không bị nhiễm phèn có độ dày tối thiểu 0,6 m.

2. Các chú ý khi tái canh

Đất những vườn cây ăn quả lâu năm thường bị suy kiệt và chua nên việc tái canh những vườn này phải đòi hỏi phải công phu và phụ thuộc vào điều kiện về tài chính, lao động của từng gia đình cụ thể. Nếu có điều kiện thì nên tiến hành một lúc, nếu không thì nên chia thành từng lộ tiến hành trong khoảng 2 – 3 năm để gia đình có thu nhập.

Sau khi cắt cây, móc gốc rễ nên xới xáo sâu toàn bộ kết hợp bón vôi, phân hữu cơ để tạo độ thoáng khí, giảm độ chua và nâng độ phì cho đất. Nếu có điều kiện nên trồng các cây ngắn ngày khác trong khoảng 1 – 2 năm trước khi trồng lại cây ăn quả.

Để rút ngắn thời gian, trong lúc trồng cây ngắn ngày nên mua giống về dưỡng. Cũng có thể sử dụng gốc cây cũ để ghép chuyển đổi giống mới bằng cách cưa ngang thân cây đợi cho lên cành mới và tiến hành ghép bo giống mới vào cành mới. Cũng có thể ghép xen kẽ từng lứa, đợi sau khi cây mới có thu hoạch mới cắt ghép tiếp.

Bồi bùn hàng năm, bón vôi, lân, phân hữu cơ và sử dụng cân đối phân khoáng với lượng vừa đủ là những việc làm cần thiết để vườn cây tái canh có đủ năng lực SX. Trong việc sử dụng phân lân nên ưu tiên sử dụng phân lân nung chảy.

Trong việc sử dụng phân khoáng để thúc nên ưu tiên sử dung phân đạm có hoạt chất Agrotain, sử dụng phân lân có hoạt chất Avail để giảm thất thoát, chống độc cho cây và môi trường hoặc tùy từng thời kỳ mà sử dụng NPK Đầu trâu chuyên dùng sẽ vừa đảm bảo được độ phì cho đất, vừa nâng cao được chất lượng trái cây.

Nguồn :nongnghiep.vn

Bài viết liên quan:

  1. Cách xử lý ra hoa nghịch vụ trên cây ăn trái đúng kỹ thuật
  2. Kỹ thuật bao trái cây trồng bằng giấy
  3. Nghệ thuật kinh doanh trái táo sáng tạo ở Đức
  4. Các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác dứa

Chia sẻ

Giải pháp khắc phục sự suy thoái đất liếp vườn cây ăn trái

ĐTO - Tiềm năng kinh tế của mặt hàng trái cây ở Đồng Tháp rất lớn. Để mặt hàng này phát triển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng xoài gắn với liên kết tiêu thụ. Tại đây, Giáo sư Tiến sĩ [GS.TS] Nguyễn Bảo Vệ đã chia sẻ cho nhà vườn tỉnh nhà về “sự suy thoái đất liếp vườn cây ăn trái và biện pháp khắc phục”. Sau đây là một số nội dung tham luận của Giáo sư tại hội thảo.


GS.TS Nguyễn Bảo Vệ phát biểu tại hội thảo

Nhận diện đất liếp vườn bị suy thoái

Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cộng với các yếu tố ánh nắng, ẩm độ không khí, đất đai, nguồn nước thuận lợi cho sản xuất rất nhiều loại cây ăn trái như xoài, cam, quýt ... Trong đó có nhiều loại trái cây có tính cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, ĐBSCL là vùng đất thấp, hàng năm có mùa nước nổi, bị úng ngập vào mùa mưa, vì vậy để trồng cây ăn trái, nhà vườn phải đào mương lên liếp. Đào mương để thoát nước trong mùa mưa và dẫn nước tưới vào mùa khô, còn lên liếp là để nâng cao tầng đất mặt và làm dày tầng canh tác. Do vậy, liếp luôn ở địa hình cao. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với việc đê bao khép kín không được phù sa bồi đắp lại trồng thâm canh làm cho đất liếp vườn mau suy thoái.

Theo Giáo sư, qua khảo sát thực tế, dễ nhận thấy rõ nhất thực trạng đất liếp vườn cây ăn trái bị suy thoái là chất hữu cơ trong đất giảm mạnh. Khi nhiệt độ, ẩm độ cao và đất không bị ngập nước là điều kiện tốt cho vi sinh vật phân hủy nhanh chất hữu cơ của đất liếp. Bên cạnh đó, việc bổ sung chất hữu cơ lại bị hạn chế do xác bã thực vật có trên mặt liếp dễ bị rửa trôi xuống mương vườn. Hai yếu này đã làm nghèo chất đạm cơ hữu, khả năng giữ nước và khí dưới ngưỡng bình thường của đất.

Ngoài ra, với lượng mưa nhiều hàng năm kết hợp với lượng nước tưới dư thừa trong mùa nắng đã làm đất liếp mau nén dẽ, cản trở nước tưới thấm vào đất. Hiện tượng này còn gây cho rễ thiếu không khí thở dẫn đến hệ lụy cây kém phát triển, năng suất thấp.

Do chiều rộng của liếp vườn thường chỉ khoảng từ 4-8m nên khi mưa dầm hoặc tưới nhiều, nước chảy tràn làm trôi lớp đất mặt xuống mương vườn. Lâu dần liếp vườn càng ngày thấp và đất trở nên kém màu mỡ cũng gây nên tình trạng thoái hóa đất liếp.

Với địa hình cao của đất liếp làm cho dưỡng chất theo nước xuống mương vườn khiến các nguyên tố base như Ca, Mg, K ít đi, làm giảm độ bảo hòa base. Do đó, đất vườn lâu năm thường có độ pH thấp. Một số dưỡng chất vi lượng như Zn, Mn nằm trong ngưỡng thiếu hụt để cung cấp cho cây trồng.

Quan trọng hơn, khi đất liếp bị suy thoái cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân trên cây ăn trái ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Giải pháp cho nhà vườn

Từ những thực trạng trên, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ đưa ra một số giải pháp làm chậm tiến trình suy thoái đất liếp vườn cây ăn trái, nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Cụ thể, nhà vườn cần bón phân hữu cơ cho đất liếp với liều lượng từ 1-2kg/m2 phân hữu cơ vào đầu mùa nắng. Trước khi bón, dùng cuốc răng cào nhẹ mặt liếp để giúp đất giữ được phân hữu cơ [nếu đất liếp không có cỏ]. Nên bón phân hữu cơ đã phân hủy và tưới thêm nấm Trichoderma để ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất.

Quản lý tốt cỏ trong vườn cũng là giải pháp làm giảm thoái hóa của đất liếp. Theo lý giải của Giáo sư, cỏ vườn có ích trong việc hạn chế sự rửa trôi lớp đất mặt, giữ xác bã thực vật và hạn chế sự đóng váng trên mặt liếp. Rễ cỏ còn làm đất thông thoáng và khi chết là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất. Vào mùa mưa dầm, cỏ là những bơm sinh học giúp tầng đất sâu mau khô ráo. Do đó, không nên diệt cỏ mà chỉ cắt thấp khi cỏ vườn phát triển quá cao.

Nhà vườn cần nuôi dưỡng trùn đất và áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt. Trùn đất có nhiệm vụ cày hang giúp đất thông thoáng và xáo trộn chất hữu cơ vào đất liếp. Riêng việc áp dụng giải pháp tưới nhỏ giọt hạn chế được lượng nước tưới dư thừa, hạn chế sự rửa trôi lớp đất mặt và trực di dưỡng chất, ít tốn công lao động, hạn chế sự phát tán bệnh, giảm thất thoát phân bón...

Khi đất bị suy thoái, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước sẽ kết dính đóng váng khi khô khiến đất trở nên bí chặt, kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, đất trở nên già cỗi, bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm, lúc đó không thể khôi phục lại sức sống của đất. Bón vôi là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chận tiến trình suy thoái này, giảm ngộ độc sắt [Fe], nhôm [Al] và măngan [Mn] cho cây trồng, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt. Hàng năm, vào đầu mùa mưa nên bón khoảng 300-500kg/ha phân vôi để cung cấp Ca cho đất.

Giải pháp kế tiếp cho nhà vườn là bồi bùn mương cho đất liếp. Bùn đáy mương chứa nhiều xác bã hữu cơ, dưỡng chất và phù sa có thể sử dụng để bón cho đất liếp. Bồi bùn mương bằng cách tráng một lớp mỏng bùn dầy khoảng 3-5 phân đều trên mặt liếp vào mùa nắng. Không sử dụng bùn phèn hoặc lấy đất cứng đáy mương bón cho liếp vườn, vì thường là phèn tiềm tàng.

Y Du [lược ghi]

1. Khảo sát vườn

1.1. Khảo sát đất vườn

1.1.1 Địa hình

- Điều tra hướng, vĩ độ, kinh độ, bình độ, độ dốc.[số liệu được cung cấp ở địa phương].

- Địa hình và cao độ có liên quan đến chiều sâu mực thủy cấp và khả năng thoát thủy của đất. Vùng đất cao không cần lên liếp, đất đồi thiết kế theo đường đồng mức tránh rữa trôi, xói mòn.

- khoảng cách nơi thành lập vườn với đường giao thông.[thuận tiện đường giao thông vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch và vận chuyển vật tư, phân bón].

- Diện tích có thể phát triển.

1.1.2. Khí hậu

- Thu thập số liệu bình quân hàng năm về nhiệt độ, vũ lượng, thời kỳ mưa tập trung trong năm.

- Lượng bốc hơi, ẩm độ đất, ẩm độ không khí. Các nét đặc biệt của thời tiết trong vùng[nếu có].

1.1.3. Đất

Vùng đất thấp như Đồng Bằng Sông Cửu Long[ĐBSCL] cần chú ý:

- Tầng phèn trong đất

Độ sâu xuất hiện tầng phèn quyết định chiều sâu của mương và cách lên líp, có 2 lọai tầng phèn tiềm tàng và tầng phèn hoạt động.

Tầng phèn tiềm tàng: Tuỳ loại đất mà tầng phèn tiềm tàng có những độ sâu khác nhau trong đất. Tầng này luôn ở tráng thái khử do bị bảo hoà nước quanh năm, mềm nhảo, có màu xám xanh hay xám đen. Không nên lấy tầng phèn này làm liếp trồng cây ăn quả [trái] vì rất chua khi đất khô và chứa nhiều độc chất Al và Fe.

Tầng phèn hoạt động: tương tự như phèn tiềm tàng, tuỳ theo loại đất mà có thể gặp tầng phèn này ở bất kỳ độ sâu nào.Tầng phèn này là do phèn tiềm tàng bị oxy- hoá , do bị thuỷ cấp trong đất bị hạ xuống.Tầng đất này có chứa những đốm phèn jarosit màu vàng rơm, nên rất dễ nhận diện. Đất rất chua và chứa nhiều độc chất hoà tan, không nên lấy làm liếp.

Vùng đất cao:

- Điều tra độ dầy tầng canh tác, lọai đá mẹ thành phần cơ giới của đất.

- Phân tích các chỉ tiêu nông hóa, thỗ nhưỡng của đất để có cơ sở đánh giá độ phì nhiêu của đất[ có thể xin số liệu ở địa phương hoặc khảo sát trực tiếp như đào phẫu diện quan sát, xác định pH, xác định thành phần cơ giới bằng phương pháp vê đất, các chỉ tiêu hóa lý cần thiết có phân tích nếu có điều kiện].

1.1.4. Sử dụng phân bón

- Nguồn phân bón trong khu vực lập vườn trồng cây có múi

- Tập quán sử dụng phân bón ở địa phương.

1.1.5. Khả năng kết hợp trong sản xuất

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Nuôi trồng thủy sản, nuôi ong…

1.1.6. Tình hình xã hội

Dân cư, nguồn lao động…

1.1.7. Thị trường tiêu thụ và khả năng vận chuyển

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng vận chuyển…

1.2. Khảo sát nguồn nước

- Chú ý ngập lũ hàng năm vào mùa mưa và sông rạch bị mặn trong mùa nắng[vùng đất thấp]

- Cần chú trọng nguồn nước tưới vào mùa nắng[vùng cao]

- Điều tra nguồn nước và trữ lượng, khả năng khai thác.

- Dự trù nguồn nước cho sinh hoạt, canh tác

- Lượng phù sa trong nước, nước ô nhiễm[nếu có].

1.3. Khảo sát thực bì

Những loại cây được trồng và mọc hoang. Lưu ý những cây chỉ thị đất, cây có thể làm gốc ghép, làm phân xanh.

1. Bón vôi cho cây ăn quả

Đất vườn canh tác ở ĐBSCL phần lớn đều bị chua, can-xi, ma-giê và lân hữu dụng thấp, hàm lượng sắt và nhôm tự do lại cao [Khoi và Tri, 2003; Võ Thị Gương và ctv., 2004] bởi vì hầu hết đất ĐBSCL đều có tầng phèn hay tầng sinh phèn nằm ở dưới sâu, nên khi đào mương lên liếp, nhà vườn đã đưa tầng này lên làm đất canh tác. Ngoài ra, địa hình cao của đất liếp làm cho dưỡng chất theo nước trực di xuống sâu, nhất là các nguyên tố như Ca, Mg, K nên làm giảm độ bảo hòa base, chính vì vậy đất liếp vườn cây ăn quả ở ĐBSCL đều bị chua [Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011].

Ở đất chua, khoáng sét trong đất bị phá hủy, mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt, kém thông thoáng. Nếu để tình trạng suy thoái kéo dài, đất trở bạc màu, sức sản xuất kém, năng suất và chất lượng của cây trồng giảm. Bón vôi là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tiến trình suy thoái này, giảm ngộ độc sắt, nhôm và măngan cho cây trồng, phục hồi cấu trúc đất làm đất thông thoáng, thấm nước tốt.

Bón vôi trên đất liếp còn cung cấp can-xi cho cây ăn quả. Can-xi là một dưỡng chất trung lượng nên cây trồng cần nhiều can-xi để làm vững chắc vách tế bào. Khi thiếu can-xi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, can-xi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn [Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010]. Can-xi được cây hấp thụ qua tiến trình hút nước, đồng thời can-xi không chuyển vị trong cây nên cây cần hấp thu can-xi trong suốt quá trình sinh trưởng. Ngoài tác dụng cải tạo đất và cung cấp can-xi cho cây, vôi còn khử được tác hại của mặn, ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.

Liều lượng vôi bón cho cây ăn quả nhiều ít tùy thuộc vào độ chua của đất và tuổi của liếp, đất chua nhiều và lâu năm bón nhiều hơn. Trung bình hàng năm nên bón 500 kg/ha vôi cho đất liếp trồng nhãn vùng đất phù sa gần sông [Nguyễn Bảo Vệ, 2012] hoặc 2 năm bón một lần cho đất liếp trồng quýt Đường với liều lượng 1 tấn/ha trên vùng đất phèn xa sông [Trần Huỳnh Nguyên Huy, 2011; Châu Kim Thoa, 2012] cho thấy cây phát triển tốt hơn. Vôi được bón vào đầu mùa mưa, bằng cách rải đều trên mặt liếp, xới nhẹ cho vôi trộn đều vào lớp đất mặt. Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng: [a] Bột đá vôi [CaCO3]: được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi; Loại này tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá; [b] Vôi nung [CaO]: được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.0000C; Loại này tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước; [c] Vôi tôi [Ca[OH]2]: được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng khối lượng của nó, lúc đó vôi tả rathành bột, sinh nhiệt [khoảng 1500C] và bốc hơi; Dạng vôi nầy tác dụng khá nhanh.

Video liên quan

Chủ Đề