Cách gói album

Các loại hàng hóa như đĩa thủy tinh, ly, tách, đèn, ảnh hay khung ảnh,… cần phải được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển. Để bảo đảm hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển bạn nhất định cần biết cách đóng gói hàng dễ vỡ được chia sẻ ngay dưới đây.

1. Những lưu ý khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ 

Hàng hóa dễ vỡ đều chịu lực kém, dễ bị hư hỏng do va đập trong quá trình vận chuyển. Chính vì lẽ đó mà khi đóng gói phải đặc biệt lưu ý những điều sau:

1.1 Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo đồ được an toàn đến tay của người nhận thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giấy chuyên dụng, thùng carton, các loại vật liệu độn, băng keo,…

Lựa chọn phụ kiện đóng gói hàng dễ vỡ phù hợp

Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ thì không nên lựa chọn giấy mỏng, vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém.

1.2 Không bỏ qua việc bảo quản hàng hóa

Trước khi đóng gói phải lựa ra món đồ nào cần được bọc bằng túi bóng khí gói hàng hay là có cần chèn thêm giấy chèn lót hàng hay màng xốp hơi không.

Và các món đồ cũng nên được sắp xếp riêng rẽ tránh để không bị va đập gây vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ.

Bọc cẩn thận hàng hóa dễ vỡ trước khi xếp vào thùng

1.3 Dùng băng keo để dán kín hộp lại

Lưu ý cuối cùng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là nên dùng băng keo để dán bên ngoài thùng. Không nên dùng dây thừng, dây vải,… để buộc hàng hóa.

Dùng băng keo dán kín hộp để cố định hàng hóa

1.4 Lựa chọn địa chỉ cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín

Bên cạnh 3 lưu ý trên thì đây cũng là 1 lưu ý hết sức quan trọng. Hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín và đáng tin cậy để tối ưu chi phí và bảo vệ hàng hóa tốt nhất bạn nhé!

Gợi ý cho bạn một trong những đơn vị đóng gói uy tín nhất hiện nay chính là Công ty TNHH sản xuất thương mại Gumato.

Với nhiều năm kinh nghiệm Gumato đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những loại phụ kiện tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Gumato, đơn vị cung cấp phụ kiện đóng gói uy tín, chất lượng

2. Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ cho từng loại hàng hóa

2.1 Cách đóng gói bát đĩa

Đĩa thủy tinh trông rất sang trọng và bắt mắt nhưng lại rất dễ vỡ. Vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro khi đóng gói dĩa, đĩa cần thực hiện những bước sau:

  • Dùng giấy báo bọc hết toàn bộ đĩa rồi dán băng keo lại.
  • Lót giấy chèn đã bóp nhàu có độ mỏng nhất định hoặc xốp bong bóng ở đáy thùng.
  • Xếp dĩa theo chiều dọc. Tuyệt đối không cố nhồi nhét dĩa vào trong thùng quá nhỏ để tránh bị chèn ép gây vỡ trong quá trình di chuyển và vận chuyển.
  • Lót thêm lớp chống sốc cao khoảng 5cm phía trên sau khi đã xếp toàn bộ đĩa vào thùng.
Cách đóng gói hàng dễ vỡ là đĩa, dĩa

2.2 Cách đóng gói hàng dễ vỡ – ly, tách

Để đóng gói hàng hóa dễ vỡ như ly, tách bạn có thể dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại rồi đặt giấy nhàu vào giữa ly, giúp giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống. Hoặc bạn cũng có thể dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong.

Dùng các bọc bong bóng để bảo vệ hàng dễ vỡ

Dù là cách đóng gói đĩa thủy tinh ở trên hay cách đóng gói hàng dễ vỡ như ly, tách thì bạn cũng phải nhớ đặt giấy chèn ở đáy thùng carton hoặc dùng khăn thì càng tốt.

Bạn nên lựa chọn thùng carton có kích thước trung bình và đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó mới đặt ly nhỏ lên. Trong quá trình sắp xếp nên bỏ xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ khoảng trống nhằm tránh va chạm.

2.3 Đóng gói tranh ảnh

Với tranh ảnh có kích thước nhỏ thì chỉ cần thực hiện đúng như cách đóng gói đĩa là được. Nhưng nếu kích thước lớn hơn 90cm thì bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống.

Cách đóng gói hàng dễ vỡ như tranh ảnh rất đơn giản, bạn dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại là xong.

Dán lưu ý đặc biệt trên nắp thùng để nhân viên giao hàng cẩn thận

2.4  Cách đóng gói hàng dễ vỡ là bóng đèn

Với đèn thì phức tạp hơn một chút. Trước tiên bạn cần gói đèn bằng bịch ni lông, hay túi bóng khí.

Sau đó lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Cuối cùng là đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy chèn nhằm giảm khoảng trống.

3. Một số câu hỏi về quy cách đóng gói hàng hóa

3.1 Vật liệu đóng gói tốt nhất cho các mặt hàng dễ vỡ là gì?

  • Băng keo đóng gói rất hữu ích để bảo vệ hộp.
  • Một chiếc hộp có kích thước phù hợp.
  • Bọc bong bóng để bảo vệ vật phẩm.
  • Túi khí để lấp đầy không gian trống còn lại trong hộp.
  • Đóng gói đậu phộng cũng có thể được sử dụng để điền vào bất kỳ khoảng trống.
  • Vỏ xốp cũng có thể hữu ích.

3.2 Có thể viết “hàng dễ vỡ” lên một gói hàng?

Sử dụng nhựa xốp hoặc đệm để bảo vệ các mặt hàng của bạn, cũng đặt đệm bên trong các mặt hàng rỗng.

Đánh dấu gói hàng dễ vỡ hoặc đánh dấu hàng dễ hỏng trực tiếp trên các gói hàng có chứa thực phẩm hoặc các mặt hàng khác có thể làm hỏng.

Đóng gói cẩn thận là cách tốt nhất để bảo vệ các vật phẩm có giá trị của bạn chống lại thiệt hại.

3.3 Cách tốt nhất để gửi một hàng hóa dễ vỡ là gì?

Hãy bảo vệ hàng của bạn với bọc bong bóng

Nếu mặt hàng bạn đang vận chuyển có lỗ mở hoặc khoảng trống, hãy lấp đầy khoảng trống bằng một số giấy hoặc giấy bọc bong bóng.

Che mặt hàng dễ vỡ của bạn trong một lớp giấy. Sử dụng một ít băng keo Scotch để giữ nó đúng chỗ nếu cần. Thêm một hoặc hai lớp bọc bong bóng, đảm bảo bạn che tất cả các phần.

Hy vọng với những lưu ý trong cách đóng gói hàng dễ vỡ mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên chia sẻ tới bạn bè và người thân của mình nhé. Chúc các bạn gói hàng hóa thành công!

12/07/2017 5:41:43 CH

QUY ĐỊNH ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN

[Ban hành theo quy định của đối tác vận chuyển Sendo.vn]

1.  GIAO HÀNG NHANH

- Đóng gói trong hộp giấy carton, chèn kín và dán băng keo niêm phong.

- Đóng gói trong túi ni-lông/túi giấy, ôm sát vào hàng hóa và được dán băng keo niêm phong hàng hóa dễ vỡ phải được bọc trong túi nilong, và lót xốp, không xê dịch khi vận chuyển, Đóng gói bên ngoài bằng thùng carton hoặc thùng gỗ.

2.  GIAO HÀNG TIẾT KIỆM   

Giao Hàng Tiết Kiệm chỉ nhận hàng hóa từ người bán khi chúng đã được đóng gói, bảo quản đúng quy chuẩn, và giao hàng nguyên đai nguyên kiện, không đồng kiểm hàng hóa.Việc đóng gói chỉ đạt tiêu chuẩn khi đảm bảo các yêu cầu sau:

 ◾   Hàng hóa được đóng gói không bị di chuyển, xộc xệch dưới tác dụng của ngoại lực. Gói hàng phải được đóng gói chặt bằng băng keo, đảm bảo không rơi sản phẩm ra khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển.

 ◾   Các hàng hóa đặc biệt như chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, dễ nóng chảy...phải được đóng gói để áp dụng với điều kiện vận chuyển.

 ◾   Không nên sử dụng giấy, vải để đóng gói.Với các mặt hàng dễ bị bẩn, ướt, cần đặt vào túi nylon dán kín bằng băng dính trước khi đóng gói.

 ◾   Sử dụng băng dính để dán kín gói hàng, không dùng dây thừng, dây vải.

 ◾   Hóa đơn hay tài liệu hướng dẫn sử dụng cần để trong thùng hàng trước khi đóng gói, không dán bên ngoài thùng.

 ◾   Giao Hàng Tiết Kiệm từ chối bồi thường với hàng hóa hỏng hóc do lỗi từ phía người gửi [đóng gói không đảm bảo gây vỡ hỏng hàng hóa,...]; hay hàng hóa hỏng do đặc tính tự nhiên sản phẩm [dễ nóng chảy;...].

 ◾   Để đảm bảo vận chuyển nhanh và không bị nhầm lẫn trong quá trình giao hàng, trên gói hàng nên có 2 thông tin sau:

       ✅  Thông tin người nhận [Tên/Số điện thoại/ Địa chỉ khách hàng] 

       ✅  Mã vận đơn của Giao Hàng Tiết Kiệm

3. VNPOST 

a] Đối với mặt hàng Tivi, bếp gas, chất lỏng: 

 

b] Quy cách chung đối với mặt hàng khác: 

4. VIETTEL POST 

a] Hàng hóa thông thường:

 

 

b] Hàng điện tử, linh kiện điện tử giá trị cao:

 

c] Phụ tùng ô tô, cơ khí:     

   ◾  Bọc đệm các cạnh sắc, góc nhọn và gờ cạnh của các bộ phận như các tấm kim loại hoặc lưới kim loại.

   ◾  Bọc hoặc gói các bề mặt gia công cơ khí chính xác của các bộ phận như ren và đầu nối.

   ◾  Bảo vệ các bộ phận dễ hỏng do móp méo, trầy xước hoặc mài mòn bằng một lượng vật liệu đệm lót phù hợp sau đó đặt phụ tùng vào hộp đựng cứng chắc.

c.1. Hàng hóa có nội dung là máy, động cơ, bộ phận chuyền động và cách bộ phận khung gầm.

          ◾  Rút sạch và làm khô các bộ phận có chứa dầu nhớt trước khi vận chuyển hoặc đảm bảo kiện hàng không bị rò rỉ khi sắp xếp ở mọi hướng.

          ◾  Giúp giảm thiểu hư hỏng và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người xếp dỡ bằng việc đóng gói phù hợp cho các bộ phận ôtô và thiết bị cơ khí.

 c.2. Hàng hóa có nội dung là bánh xe, bánh răng, bánh đà

          ◾   Lót đệm toàn bộ các bề mặt, các bánh xe có lớp xi mạ, sơn hoặc có họa tiết dễ bị hư hỏng do trầy xước hoặc mài mòn. Bọc các bánh xe không có họa tiết một cách phù hợp bằng tấm plastic có dán bằng keo.

          ◾   Bọc các bánh răng, bánh đà với đủ vật liệu đệm như tấm xốp, tấm xốp hơi hoặc hạt xốp để chèn kín các khoảng hở trong thùng bìa carton hai hoặc ba lớp, tùy thuộc vào trọng lượng của các bộ phận xe. 

c.3. Hàng hóa có nội dung là gối, lò xo, giảm xóc, thanh cân bằng, càng chữ A, hệ thống thoát khí, nhíp 

c.4. Hàng hóa có nội dung là mâm xe, vành hoặc khuôn 

d] Hàng hóa có nội dung là chất lỏng , chất bột

 Việc đóng gói các loại hàng hóa dạng chai, lọ.. chứa chất lỏng, chất bột [các loại không nằm trong danh mục hàng cấm gửi ] cần được thực hiện như sau: 

e] Cách gói bọc đối với bưu gửi có nội dung là màn hình tivi

 e.1 Vận chuyển hoàn toàn bằng xe VTP

    e.1.2 Màn hình phẳng

    - Bước 1: Chèn xốp dầy 3-5cm vào mặt trước và sau màn hình lấp đầy khoảng trống bên trong hộp cartong chứa màn hình tivi của nhà sản xuất. Trường hợp không có đủ phụ kiện, vỏ hộp của nhà sản xuất thì thực hiện như sau:

      +  Dùng xốp bọt bọc kín màn hình.

      +  Chèn xốp dầy 3-5 cm xung quanh màn hình [mặt trước, mặt sau và 4 xung quanh].

      +  Lưu ý phụ kiện bọc và gói riêng.

  - Bước 2: Dùng xốp dầy 3-5cm bao xung quanh hộp cartong, cuấn bao tải dứa/ màng bọc xung quanh và dán biểu tượng hàng dễ vỡ lên mặt trước và mặt sau.

e.1.3 Màn hình cong

  - Bước 1: sử dụng hộp, phụ kiện của nhà sản xuất để bảo quản

  - Bước 2: Dùng xốp dầy 3-5cm bao xung quanh hộp cartong, cuấn băng dính/ màng bọc và dán biểu tượng hàng dễ vỡ lên mặt trước và mặt sau.

  - Bước 3: Đóng khung gỗ và ốp gỗ ép mặt trước và sau màn hình. Dán biểu tượng hàng dễ vỡ lên mặt trước và sau thùng hàng.

e.2 Vận chuyển một phần hoặc toàn bộ qua xe xã hội, đường hàng không

  - Bước 1: sử dụng hộp, phụ kiện của nhà sản xuất để bảo quản

  - Bước 2: Bọc 01 lớp nilong/ xốp bọt kín xung quan [để chống thấm].

  - Bước 3: Dùng xốp dầy 3-5cm bao xung quanh hộp cartong, cuấn băng dính/ màng bọc và dán biểu tượng hàng dễ vỡ lên mặt trước và mặt sau.

  - Bước 4: Đóng khung gỗ và ốp gỗ ép mặt trước và sau màn hình. Dán biểu tượng hàng dễ vỡ lên mặt trước và sau thùng hàng.

f] Bưu gửi là hàng hoá có nội dung là hàng mau hỏng[ vắc xin, thực phẩm...]

 - Phải ghi rõ nội dung hàng hoá, điều kiện, thời gian bảo quản [ chỉ chấp nhận nếu đảm bảo điều kiện bảo quản, và thời gian bảo quản lớn hơn thời gian toàn trình].

 - Ghi chú, dãn nhãn mác hàng mau hỏng lên các mặt thùng / hộp để lưu ý trong quá trình vận chuyển.

Phải có vật liệu chống thấm/ hút ẩm bao quanh phù hợp với điều kiện bảo quản [túi nilong, giấy, chất hút ẩm…] để đảm bảo an toàn cho các bưu gửi đi cùng.

 - Hộp thùng phải bao gói đủ chắc chắn để khi chồng lên nhau hoặc va chạm không bị móp.

f.1 Hàng hóa có nội dung là cá ngựa khô

- Bước 1: dùng túi nilong kính bọc cá ngựa, dán kín băng dính không để phồng khí bên trong và đảm bảo không ngấm nước.

- Bước 2: Dùng hộp sốp dầy 5cm để bao gói, dán tem vỡ niêm phong vào mép hộp.

- Bước 3: cuấn băng dính trong xung quanh mép hộp 02 – 03 vòng, cuấn băng dính theo chữ thập quanh thùng [vuông góc với vòng cuấn trước] để giữ cho nắm và thân hộp xốp không bị tuột.

f.2 Hàng hóa có nội dung là vắc xin

- Bước 1: dùng túi nilong bọc kín hộp đựng vắc xin.

- Bước 2: đặt vắc xin vào giữa thùng xốp đựng đá khô/ ướt để bảo quản, cuấn băng dính trong xung quanh mép hộp 02 – 03 vòng, cuấn băng dính theo chữ thập quanh thùng [vuông góc với vòng cuấn trước] để giữ cho nắm và thân hộp xốp không bị tuột.

+ Bảo quản bằng đá khô: thùng xốp phải có lỗ để khí CO2 thoát ra ngoài tỏng quá trình vận chuyển.

+ Bảo quản bằng đá ướt: đá ướt phải đựng trong túi nilong, cuấn kín trước khi đặt vào trong thùng xốp

  • Bước 3: dán nhãn hàng ướt, ghi chú thời gian bảo quản tối đa của vắc xin đặt trong thùng để khâu sau kiểm tra và bổ sung thêm đá khô/ ướt bảo quản.

🌷 Trân trọng cảm ơn! 🌷

Video liên quan

Chủ Đề