Cách hạch toán và xử lý hàng hóa hư hỏng

Trình tự thủ tục xử lý hàng hóa vật tư hư hỏng

- Tình huống: Thủ tục xử lý sản phẩm bị hư hỏng do tồn kho lâu ngày, hết hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng do bị biến đổi quá trình sinh hóa và lỗi thời theo quy định bao gồm những hồ sơ nào?

- Trả lời:

+ Trường hợp công ty có vật tư, hàng hóa tồn kho bị hư hỏng, mất phẩm chất... đã trích lập dự phòng thì phải thực hiện thủ tục thanh lý và xử lý tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 228 ngày 7-12-2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho... Cụ thể, doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế. Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).

+ Về xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

+ Trường hợp vật tư, hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường (chưa trích lập dự phòng) thì công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu thực hiện đúng các điều kiện về thủ tục hồ sơ theo quy định tại khoản 2.1, Điều 6 Thông tư số 123 ngày 27-7-2012 của Bộ Tài chính.

+ Phần thu nhập từ thanh lý tài sản nếu có (được xác định bằng (=) doanh thu thu được do thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc thanh lý tài sản) được tính vào thu nhập khác khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định tại khoản 5, Điều 7 Thông tư 123.

- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

+) Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả số hàng thiếu đó:

Nợ TK – 156: Số hàng thiếu. Có TK – 1381: Số hàng thiếu

+) Trường hợp xử lý hàng kiểm kê kho:

- Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường) Nợ TK 1388 - Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý) Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp) Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

- Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (số phải bồi thường) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý) Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Nếu theo TT 200) Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu theo TT 200) Có các TK 152, 153, 155, 156 Có các TK 111, 112.

Chú ý: Số hàng thiếu này Nếu các bạn cho vào chi phí thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN cuối năm.

Lưu ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng thiếu:

- Nếu giá trị bồi thường cao hơn:

Cách hạch toán và xử lý hàng hóa hư hỏng
Nợ TK – 111, 112, 152, 153, 156...: (Gồm cả thuế) Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn.

- Nếu giá trị bồi thường thấp hơn: Nợ TK – 632, 811: Phần giá trị không được bồi thường Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường

2. Cách hạch toán hàng Thừa chờ xử lý:

- Khi phát hiện thừa hàng hóa, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán như sau:

- Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý: Nợ TK: 152, 153, 156, 211 : Số hàng thừa Có TK - 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

  1. Nếu trả lại người bán: Nợ TK – 3381: Số hàng thừa Có TK - 152, 153, 156: Số hàng thừa
  1. Nếu không tìm được nguyên nhân: Nợ TK – 3381: Số hàng thừa Có TK - 711: Số hàng thừa (Hoặc Có TK: 3388)

Chúc các bạn thành công! Bạn muốn học kế toán thực tế: Kê khai thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm có thể tham gia: Khóa