Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be

Cá hồi chứa một lượng dưỡng chất vô cùng lớn, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển toàn diện. Do đó cá hồi được các mẹ tin dùng và đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé. Bên cạnh cách nấu cháo cho bé ăn dặm thông thường, mẹ thường bổ sung món ruốc cá hồi cho bé để thay đổi khẩu vị. Cùng Chilux tham khảo ngay cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm cực hấp dẫn.

Cá hồi được biết đến là một loại siêu thực phẩm rất giàu dinh dưỡng tốt cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng không phải độ tuổi nào trẻ nào cũng có thể ăn được cá hồi. Nếu mẹ cho trẻ ăn cá hồi quá sớm có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, tích trữ nhiều kim loại nặng trong cơ thể bé. Như bạn đã biết, trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa đủ khoẻ mạnh để có thể tiêu hoá hết chất dinh dưỡng trong cá hồi. Do đó, thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng chưa cần thiết để bổ sung cá hồi.

Theo khuyến nghị từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, chỉ nên cho trẻ ăn cá hồi vào khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Do trẻ 7 tháng tuổi đã có hệ tiêu hoá phát triển, có khả năng hấp thụ được dưỡng chất tốt và ít bị dị ứng với cá hồi hay hải sản. Khi mới bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn từ từ từng chút một để cơ thể bé làm quen với thịt cá trắng. Và để ý phản ứng cơ thể của trẻ, nếu có biểu hiện lạ thì mẹ ngừng cho bé ăn ngay và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be
Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể ăn được cá hồi

Cá hồi từ lâu đã nổi tiếng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như: protein, Omega 3,6,9, DHA, EPA, Vitamin B12, B3, Vitamin D,…Với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, cá hồi mang lại một số lợi ích cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ như:

– Giúp bé thông minh hơn: Nhờ vào hàm lượng DHA có trong cá hồi giúp cho quá trình phát triển của tế bào não và hệ thần kinh. Khi được ăn cá hồi đúng cách, bé sẽ nhanh nhạy và thông minh hơn.

– Giúp bé có đôi mắt sáng và khoẻ hơn: Omega 3 và vitamin A có trong cá hồi sẽ giúp cho mắt bé thêm sáng khỏe. Ngăn ngừa các vấn đề thị lực trong đó có bệnh thoái hoá điểm vàng, nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa.

– Giúp xương chắc khoẻ: Trong cá hồi có làm lượng vitamin D, protein và omega 3 cao. Omega 3 có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và trao đổi chất, giúp hệ cơ xương của bé thêm chắc khỏe. Với những bé bị thiếu hụt vitamin D có nguy cơ loãng xương, gãy xương thì mẹ nên bổ sung cá hồi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Ở tháng tuổi thứ 7 cũng là thời điểm bé bắt đầu tập đi. Bên cạnh việc chọn mua cho con ghế ăn dặm cho bé thì kinh nghiệm mua xe tập đi an toàn, phát triển khung xương toàn diện, tránh tình trạng chân vòng kiềng cũng là điểm quan trọng bố mẹ cần quan tâm và lưu ý.

Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be
Lợi ích khi làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Thực phẩm cho bé ăn dặm thường được xây nhuyễn hoặc nghiền nhỏ, do đó Chilux sẽ hướng dẫn bạn cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm rất đơn giản.

+ 200gr phi lê cá hồi

+ 1 bịch sữa tươi không đường

+ ½ củ gừng

+ Dầu ăn

+ Bước 1 – Sơ chế: Rửa sạch phi lê cá hồi rồi ngâm cá vào tô sữa tươi không đường trong 30 phút. Ngâm cá hồi với sữa tươi sẽ giúp làm sạch và khử mùi tanh của cá. Gừng gọt vỏ băm nhỏ, thêm vào 1 muỗng canh nước ấm trộn đều.

+ Bước 2 – Hấp cá hồi: Sau khi lấy cá hồi ra, bạn để ráo nước và cho vào một chiếc dĩa to và rưới nước gừng đã ngâm lên miếng cá và bỏ vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Khi cá chín bạn dùng muỗng tán nhuyễn và bỏ vào máy xây thực phẩm xây nhuyễn

+ Bước 3 – Xao ruốc: Bạn cần chuẩn bị 1 chảo chống dính có lồng sâu. Bắc chảo lên bếp đợi chảo nóng thì cho cá nhuyễn vào đảo đều tay. Đồng thời cho mêm 1 muỗng cà phê dầu ăn. Đảo đều đến khi ruốc có độ tơi và khô lại chuyển qua màu vàng nhạt là được.

+ Bước 4 – Thành phẩm: Bạn có thể lấy ruốc cá hồi để nấu cháo ăn dặm cho bé. Nếu không ăn hết, bạn có thể để ruốc vào hũ đậy kín bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be
Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản

Tham khảo thêm: Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng dinh dưỡng và dễ làm

Khi chế biến các món ăn cho bé ăn dặm cùng cá hồi, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo được dinh dưỡng tối đa và tránh một số tác dụng phụ không đáng có.

– Khi chế biến cá hồi, mẹ cần lưu ý phải lọc thật sạch xương cá ra ngoài, tốt nhất mẹ nên mua cá hồi dạng phi lê để tránh để bé bị hóc xương.

– Mẹ có thể cho thêm dầu thực vật vào khẩu phần ăn của bé để bổ sung thêm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể

– Nên chọn cá hồi có độ tươi cam, tránh chọn những miếng cá hồi có màu tái xám, nhạt.

– Khi chế biến cá cá hồi cho bé ăn dặm dưới 12 tháng tuổi, mẹ hạn chế nêm gia vị như: đường, muối, hạt nêm để giảm thiểu nguy cơ của các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp.

Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp cá hồi với các loại rau củ khác vào thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm. Ví dụ như: cháo cá hồi bí đỏ, cháo cá hồi rau mồng tơi, cháo cá hồi rau cải bó xôi,..rất bổ dưỡng cho bé.

Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be
Các món ăn cho bé ăn dặm cùng cá hồi

Vậy là chỉ cần một vài bước đơn giản mẹ đã biết cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn. Chilux hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ biết thêm về cách chế biến cá hồi hợp lý và có thể xây dựng đa dạng thực đơn cho bé ăn dặm phát triển toàn diện.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cá hồi giàu chất dinh dưỡng nhất trong các loài cá, việc kết hợp thịt cá hồi với các loại rau quả thích hợp như bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, rau cải,… không chỉ làm tăng vị ngon cho món cháo cá hồi ăn dặm, mà còn giúp bé tiêu hóa tốt. Nhu cầu của trẻ em về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, omega 3, omega 6, omega 9 rất cao và trong cá hồi đều có những dưỡng chất này. Bổ sung cá hồi vào thực đơn cho bé khoảng 2-3 lần/tuần là cách các mẹ giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực và thần kinh. Sau đây là hướng dẫn cách nấu cháo cá hồi với rau cải bó xôi cho bé ăn dặm!

Cho bé ăn cháo cá hồi có tác dụng gì?

Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, Omega 3, Omega 6, Omega 9 càng cao. Những dưỡng chất này đều có trong cá hồi, vì vậy cho bé ăn cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần là cách các mẹ giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh. Dưới đây là một số lợi ích khi bé ăn cá hồi:

  • + Giúp bé thông minh hơn
  • + Đẩy lùi rối loạn tăng động, mất tập trung (ADHD)
  • + Cho bé đôi mắt khỏe và sáng hơn
  • + Giúp cơ bắp của bé chắc khỏe
  • + Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • + Tóc óng mượt và da mịn màng hơn

Cháo cá hồi nấu với rau gì ngon nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cá hồi giàu chất dinh dưỡng nhất trong các loài cá, việc kết hợp thịt cá hồi với các loại rau quả thích hợp như bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, rau cải… không chỉ làm tăng vị ngon cho món cháo cá hồi ăn dặm, mà còn giúp bé tiêu hóa tốt.

Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be

Cháo cá hồi rau cải đậu bắp, Cháo cá hồi và cải bó xôi, Cháo cá hồi nấu với bí đỏ, Cháo cá hồi hạt sen, ngoài ra, các mẹ cũng có thể kết hợp thêm các loại rau khác để đổi vị cho bé như: Rau dền, cà chua, rau mồng tơi, cà rốt hoặc khoai tây. Cháo cá hồi có thể nấu với một số loại rau củ sau: bí đỏ, củ dền, rau dền, rau cải bó xôi, rau cải xanh, cà rốt, hành – thì là, rau ngót.

Cháo cá hồi nấu củ dền: Cháo cá hồi nấu với củ dền có màu sắc bắt mắt và hương vị ngọt đậm đà, kích thích vị giác của bé. Trong củ dền có lượng chất sắt dồi dào nên bổ sung củ dền vào khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ phòng ngừa tình trạng thiếu máu bởi vì từ tháng thứ 6, trẻ sẽ mất đi lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong củ dền sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn đấy.

Cháo cá hồi nấu đậu xanh: Đậu xanh cũng rất giàu protein, chất xơ cần thiết thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin A dồi dào sẽ giúp cho bé có đôi mắt sáng khỏe mạnh. Tuy nhiên đối với các bé 6 tháng tuổi thì các mẹ khoan vội mà cho bé ăn đậu xanh nhé vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn yếu mà từ tháng thứ 8 mới nên cho bé ăn đậu xanh cà vỏ.

Cháo cá hồi nấu rau mồng tơi: Ăn cháo cá hồi nấu rau mồng tơi vừa giúp bé mát người mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột nhờ lượng carotenoid, polysaccharide phi tinh bột và chất nhầy cao. Ngoài ra, rau mồng tơi còn giúp ngăn ngừa loãng xương và thiếu máu cho trẻ nhờ lượng vitamin B, A, C, riboflavin, folate và sắt. Hãy cùng chuyên mục món ngon của Dichvuhay.vn tham khảo các cách nấu cháo cá hồi ăn dặm kết hợp rau củ khi bé được 10 tháng tuổi ở bài viết dưới đây.

Cách nấu cháo cá hồi với cải bó xôi cho bé 8 tháng tuổi

Cải bó xôi chứa nhiều khoáng chất như canxi, magiê và phốt pho, có vai trò quan trọng làm xương rắn chắc và khỏe mạnh. Sắt và kali có trong cải bó xôi đóng vai trò quan trọng trong việc giữ máu và hệ tuần hoàn hoạt động tốt, giàu vitamin cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể bé đủ nước.

Tuy nhiên cải bó xôi là loại rau có thể gây dị ứng, vì vậy bạn có thể cho bé ăn thử một phần nhỏ để xem phản ứng của con. Nếu thấy bé có bất kỳ phản ứng gì thì ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Và để thực hiện nấu món cháo cá hồi với cải bó xôi cho bé ăn dặm, chúng ta hãy chuẩn bị một số nguyên liệu sau.

  • + Cá hồi phi lê: 30gr
  • + Cháo trắng vừa đủ
  • + Hành củ khô: 1 nhánh
  • + Rau cải bó xôi: Tùy theo chế độ ăn của con nhưng không nên quá 30gr
  • + Dầu ăn (có thể chuẩn bị thêm dầu vừng, dầu oliu), nước mắm.

Cách nấu cháo cá hồi rau cải bó xôi

  • + Bước 1: Rửa sạch cá hồi bằng nước muối pha loãng hoặc có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • + Bước 2: Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
  • + Bước 3: Rau cải bó xôi chọn những cọng non, rửa sạch sau đó băm nhuyễn hoặc xay tùy theo khả năng nhai nuốt của trẻ.
  • + Bước 4: Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào đảo đều lên. Khi sắp bắc cháo ra thì nêm vài giọt nước mắm.
  • + Bước 5: Múc cháo ra bát, cho thêm 1-2 giọt dầu vừng hoặc dầu oliu trộn đều vào cháo để tạo hương vị thơm ngon, át đi mùi tanh của cá hồi.

Cháo cá hồi bí đỏ cho bé 7 tháng ăn dặm

Không phải ngẫu nhiên mà bí đỏ lại được các bà mẹ chọn để chế biến thường xuyên cho bé. Axit glutamine có trong bí đỏ sẽ giúp phản ứng chuyển hóa các tế bào thần kinh và não giúp não bộ bé phát triển tốt hơn, ngoài ra hàm lượng vitamin C có trong bí đỏ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, nhờ lượng khoáng chất canxi, kali, natri,… dồi dào sẽ giúp xương của bé hình thành và phát triển chắc khỏe hơn.

Cách nấu cháo với ruốc cá hồi cho be

Mặc dù bí đỏ có nhiều công dụng tốt nhưng các mẹ cũng đừng nên cho bé ăn quá nhiều mà chỉ 2-3 lần/tuần thôi, nếu ăn nhiều quá thì hàm lượng carotine lớn trong bí sẽ không được đào thải kịp có thể sẽ gây vàng da, vàng lòng bàn tay, bàn chân đấy.

Bí đỏ là thực phẩm rất tốt cho trẻ, trong bí đỏ có chứa chất xen lu lô, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành chất vitamin. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên nấu cháo bí đỏ với cá hồi cho bé ăn mỗi tuần 1 lần thôi nhé, vì ăn nhiều bí đỏ sẽ làm bé bị vàng da đấy. Để thực hiện nấu món cháo ăn dặm ngon bổ dưỡng từ cá hồi kết hợp bí đỏ, chúng ta hãy chuẩn bị một số nguyên liệu sau. Nguyên liệu gồm:

  • + 300gram gạo tẻ, 1 nắm nhỏ gạo nếp.
  • + Cá hồi tươi ngon, bí đỏ.
  • + Hành lá, hành khô, gia vị,…

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bé như sau:

  • + Bước 1: Cá hồi mua về mẹ rửa sạch với chút dấm, đem chần với nồi nước sôi có thả vài lát gừng để khử bớt mùi tanh của cá. Sau đó, mẹ gỡ riêng phần thịt cá và phần xương.
  • + Bước 2: Cho gạo, xương cá vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi rồi sau đó hạ nhỏ lửa để nồi cháo sôi lăn tăn cho nhừ.
  • + Bước 3: Bí đỏ, hành rửa sạch. Bí đỏ thái miếng vuông, hành lá thái nhỏ.
  • + Bước 4: Phần thịt cá mẹ đem sao khô thành ruốc cá với một chút muối, chút nước mắm và chút xíu đường. Ruốc sao đến khi thấy không còn hơi nước bốc lên, đảo thấy nhẹ tay và phần thịt cá nhìn bông lên thì tắt bếp.
  • + Bước 5: Khi thấy gạo trong nồi đã nhừ, nở hết thì vớt xương cá ra, cho bí đỏ vào nồi đun cho sôi lại rồi vặn nhỏ lửa để cháo và bí nhừ. Cháo bí đỏ cá hồi nhừ thì đảo đều, ngoáy nhẹ nhàng để cháo được nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Cháo cá hồi cà rốt cho bé biếng ăn

Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, ngoài các món cháo tôm, cháo thịt thì các mẹ hãy thay đổi khẩu vị cho bé bằng món cháo cá hồi kết hợp rau chân vịt nấu với phô mai cùng cà rốt đảm bảo bé sẽ thích mê cho mà xem. Để thực hiện nấu được món cháo ăn dặm bổ dưỡng này, các mẹ hãy chuẩn bị một số nguyên liệu sau.

Cá hồi cà rốt là một trong những món ăn dặm phổ biến mang lại nhiều dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc cho bé ăn cháo cá hồi cà rốt trong quá trình ăn dặm còn giúp cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để trẻ ăn ngon hơn và khỏa mạnh. Để nấu cháo cá hồi với cà rốt mẹ cần chuẩn bị:

  • + Cá hồi 1 miếng vừa đủ
  • + Cà rốt cắt miếng vừa đủ
  • + Hành củ 1 nhánh
  • + Rau chân vịt vừa đủ
  • + Pho mai 1 viên

Cách nấu cháo cá hồi cà rốt kết hợp với phô mai:

  • + Bước 1: Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc mẹ có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • + Bước 2: Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.
  • + Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì
    nghiền nhuyễn
  • + Bước 4: Rau chân vịt chọn những cọng non, rửa sạch. Cho vào trần qua với nước luộc cà rốt sôi.
  • + Bước 5: Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau chân vịt vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu, 1 viên phomai vào dằm nhỏ.

Cháo cá hồi cho bé ăn dặm không bị tanh

Trong thịt cá hồi rất giàu omega 3, protein tốt cho sự phát triển trí não và tryptophan, selen, vitamin A, một số vitamin nhóm B, vitamin D, magie và photpho rất tốt cho sự phát triển thể chất, sức đề kháng của trẻ nhỏ. Bắt đầu từ tháng thứ 10, mẹ có thể cho bé ăn thịt cá bằng cách chế biến những món cháo cá hồi bổ dưỡng cho bé ăn dặm.

Cá hồi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp DHA, omega-3 giúp trí não của bé phát triển. Để nấu cháo cá hồi không bị tanh thì cá hồi mua về làm sạch, rửa với muối để khử mùi tanh của cá. Rửa cá lại bằng nước sạch.

Cho cá hồi vào đun sôi với nước, thêm vài lát gừng nhỏ để khử mùi tanh.

Cá chín, vớt ra tách riêng phần thịt và phần xương, Phần xương cá hồi, tiếp tục cho vào ninh khoảng 15 phút sau đó lọc bỏ xương để lấy nước dùng. Gạo vo sạch, cho vào nồi nước dùng và nấu nhừ. Phần thịt cá hồi sau khi được tách riêng thì băm nhuyễn, cho phi thơm cùng với hành, sau đó nêm gia vị vừa ăn cho bé.

Sau khi cháo chín, cho cá hồi đã phi thơm vào đảo đều, cho thêm một ít hành lá băm nhuyễn, nêm lại cho vừa ăn và tắt bếp. Khi ăn, múc cháo ra chén, có thể thêm một chút dầu mè hoặc phô mai cho bé ngon miệng. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có một món cháo cá hồi cực kì thơm ngon mà lại giàu chất dinh dưỡng cho bé ngay tại nhà.

Nên cho trẻ ăn hải sản nói chung và cá hồi nói riêng bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, nếu cả gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản thì có thể bắt đầu muộn hơn. Ngoài ra theo thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, viện dinh dưỡng quốc gia thì khi chế biến nên chọn mua cá tươi bởi vì cá ươn có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ có thể sẽ làm bé nhiễm trùng đường ruột, hơn nữa khi nấu cá cho bé thì cần phải lóc xương và nấu thật kỹ.