Cách nhận biết các loại main máy tính

Cách Nhận Biết Nhà Sản Xuất Và Model Của Mainboard

Trong một số trường hợp, người sử dụng muốn tìm hiểu xem Bo mạch chủ [Mainboard, Motherboard] trong máy vi tính của mình có Nhãn hiệu là gì và của Nhà sản xuất nào? Số hiệu [Model] của nó là gì? Tuy nhiên không phải lúc nào người sử dụng cũng được biết điều này vì có thể máy do người khác lắp ráp hoặc được mua nguyên bộ.

Sau đây là một số cách để nhận biết được thông tin về Nhà sản xuất và Số hiệu của Bo mạch chủ. Trong bài viết này sẽ lấy Bo mạch chủ hiệu Gigabyte, Model GA-EP45-EXTREME.

Các cách nhận biết thông tin về Nhà sản xuất và Số hiệu của Bo mạch chủ

Xem trên hộp đựng Bo mạch chủ

  • Tất cả các hộp đựng Bo mạch chủ đều có ghi rõ thông tin về Nhãn hiệu của Nhà sản xuất và Số hiệu của Bo mạch chủ. Thông tin này phải trùng với thông tin trên Bo mạch chủ.                                         

Xem trên sách hướng dẫn kèm theo Bo mạch chủ

  • Trên sách hướng dẫn cũng có in thông tin về Nhãn hiệu của Nhà sản xuất và Số hiệu của Bo mạch chủ. Tuy nhiên Thông tin này có thể còn có thêm những số hiệu khác do sách hướng dẫn có thể được dùng chung cho các Bo mạch chủ khác nhau.

Xem trên màn hình đầu tiên khi máy vi tính khởi động trong chế độ hiển thị Logo

  • Đây là màn hình hiển thị đầu tiên ngay khi bật máy vi tính. Trong một số trường hợp không hiển thị màn hình này là do Bo mạch chủ đời cũ hoặc do không được thiết lập hiển thị Logo [Quick Boot] trong BIOS.    

Xem trên màn hình đầu tiên khi máy vi tính khởi động trong chế độ hiển thị thông số

  • Đây là màn hình hiển thị các thông số của máy khi khởi động. Nếu khi khởi động máy tính không hiện lên màn hình thông số này mà hiển thị Logo thì hãy nhấn phím Tab trên bàn phím để chuyển qua màn hình này. Nếu không xem kịp thì hãy nhấn phím Pause [Break] trên bàn phím để dừng màn hình lại, sau khi xem xong nhấn bất kỳ phím nào để tiếp tục. Trong một số trường hợp, thông số này có thể sẽ nằm bên dưới.  

Xem trên Bo mạch chủ

  • Hầu hết các bo mạch chủ đều có in Số hiệu [Model]. Nếu không thể xem được thông tin này bằng các cách trên thì hãy mở nắp thùng máy và tìm xem trên Bo mạch chủ.                                                                               

                                                      

  • Trong trường hợp này ta nhận thấy GA là viết tắt của GIGABYTE là nhãn hiệu [tên] của Nhà sản xuất.
  • Thông tin về Số hiệu [Model] phải chính xác, chỉ cần thêm hoặc bớt một chữ số thì nó là của Bo mạch chủ khác. [Thí dụ: GA-EP45 EXTREME khác với GA-EP45T EXTREME]
  • Tất cả các thông tin về Số hiệu [Model] in trên hộp, sách, Bo mạch chủ và màn hình hiển thị của cùng một Bo mạch chủ thì đều phải giống nhau.
  • Ngoài ra còn có một số phần mềm tiện ích có chức năng kiểm tra BIOS có thể cho biết các thông tin này.

Theo buaxua.vn 

Trung tâm TIN HỌC KEY rất hân hạnh được chia sẻ với các bạn kiến thức về phần cứng máy tính. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn đọc.

Nếu bạn quan tâm đến khóa học sửa chữa máy tính bạn vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY để xem chi tiết về khóa học và NHẤP VÀO ĐÂY để gửi thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến với chúng tôi.

Trung tâm TIN HỌC KEY

ĐC: 203-205 Lê Trọng Tấn – Sơn Kỳ - Tân Phú – TPHCM

ĐT: [028] 22 152 521

Web: key.com.vn

Trong cấu tạo của một chiếc máy tính, mainboard là một trong những chi tiết phần cứng quan trọng bậc nhất không thể thiếu được. Trong trường hợp mainboard của bạn không may bị hư hỏng thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm tra main máy tính sống hay chết. Vậy làm thế nào để kiểm tra main máy tính đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà?

Người dùng hãy tham khảo một số thông tin hướng dẫn liên quan đến mainboard và các xác định mainboard có bị hư hỏng hay không dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết mainboard có bị hư hỏng hay không

Một trong những điều tối quan trọng khi kiểm tra main máy tính sống hay chết chính là người dùng cần phải biết sử dụng VOM kim hoặc số. VOM chính là thiết bị cần thiết để giúp xác định mainboard máy tính liệu có bị hư hỏng.

Chi tiết cách kiểm tra bằng VOM như sau:

Bước 1: Bạn bắt đầu cắm nguồn vào mainboard và đo trong điều kiện chưa kích nguồn.

Bước 2: Tiến hành đo đạc các thông số bao gồm:

  • Dây màu tím yêu cầu phải đủ 5V, trường hợp chưa đủ chỉ số trên thì cần kiểm tra lại bộ nguồn rời có ổn chưa. Nếu phần nguồn rời không gặp vấn đề gì nhưng khi cắm vào main lại bị sụt áp thì nguyên nhân có thể do đã bị chạm tải ở vị trí nào đó. Một số vị trí thường gặp như: Chip NAM, LAN, Sound hay SIO... bạn có thể kiểm tra từng phần để xác định vị trí lỗi.
  • Dây màu xanh lá phải đảm bảo số chỉ hiệu điện thế là 5V hoặc trong khoảng từ 2,5V đến 5V, tùy thuộc main bạn đang sử dụng. Lưu ý, khi cắm nguồn nhưng không lên đủ 5V thì cần kiểm tra lại, bởi nếu số chỉ về 0V thì bắt buộc nguồn phải chạy. Tuy nhiên nếu chưa bật công tác mà nguồn đã chạy thì rất có thể phát sinh lỗi tự kích nguồn.

>> THAM KHẢO: 5 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản, dễ thực hiện

Cách kiểm tra main máy tính sống hay chết đơn giản nhất

1. Kiểm tra chi tiết chân A14 khe PCI với nguồn cấp 3V3

Cách kiểm tra main có bị hư không tiếp theo được chia sẻ chính là cách kiểm tra chân nguồn cấp trước 3V3 cho chipset Nam. Nếu nguồn mất đi 3V3 này thì chắc chắn chipset Nam sẽ không thể hoạt động, dẫn đến không kích nguồn lên được.

Lỗi mất 3V3 này được các chuyên gia máy tính nhận định là do máy của bạn đã bị chết IC 1117 hoặc bị chạm, chip Nam bị chết.

2. Kiểm tra chân kích nguồn ps_on

Sau khi kiểm tra xong chi tiết chipset Nam đã có 3V3 và thạch anh 32Mhz thì ngay sau đó chip Nam sẽ cấp trực tiếp đủ 5V kích cho 1 chân của nút công tắt PS_ON. Nếu 5V hiển thị này bị mất đi thường sẽ do lỗi SIO hoặc chip Nam gặp sự cố gây ra.

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các chi tiết và tiến hành tất cả cách kiểm tra main máy tính sống hay chết đã chia sẻ ở trên thì bước tiếp theo người dùng cần tiến hành kích nguồn máy tính lên. Trong trường hợp sau khi kích mà nguồn máy tính vẫn không lên được thì chỉ còn cách kiểm tra lại các bước thực hiện ở trên và kết luận có khả năng cao là máy tính của bạn đã bị hỏng main nhé!

3. Kiểm tra các chi tiết: Kích nguồn, quạt và máy không boot

Các bước kiểm tra bộ phận kích nguồn, máy boot và quạt máy tiến hành đơn giản theo các thông số suy định sau:

  • Đo nguồn RAM:
  • DDR1: Cần kiểm tra chân số 143 hoặc chân số 7 phải đạt số chỉ là 2V5;
  • DDR2: Cần đạt số chỉ là 1V8;
  • DDR3: Tại chân 51 phải có 1V5.

Trong trường hợp RAM mất nguồn thì lỗi có thể do FET chết hoặc chết IC giao động nguồn RAM từ bên trong.

  • Đo nguồn BUS RAM: Thông thường phải đạt số chỉ là 1V25 cho loại DDR1. Nếu Bus RAM mất nguồn thì có thể dẫn đến việc không cắm RAM và phát ra âm báo tít tít. Nhưng khi cắm RAM máy tính trở lại sẽ không phát ra tiếng động và ngừng chạy.
  • Với nguồn cấp Vcore cho CPU: Xác định mainboard hư hỏng bằng cách đo tại chân các cuộn dây giống nhau về xung socket gắn với CPU yêu cầu cần phải có số chỉ từ 1v1 đên 1v8. Trường hợp không có bộ cấp nguồn này thì CPU sẽ bị lạnh tanh và mainboard không hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy tính.

Nhìn chung việc kiểm tra main máy tính sống hay chết là cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo hoạt động ổn định trên thiết bị. Nếu bạn không may gặp sự cố liên quan đến mainboard mà không biết nó còn hoạt động hay không thì hãy thử áp dụng các biện pháp đã được chia sẻ ở trên nhé!

>> XEM THÊM: Có thể kiểm tra công suất máy tính bằng phần mềm không?

Video liên quan

Chủ Đề