Cách sử dụng cây lô hội

Lô hội còn có tên khác là Nha đam, lô hội được dùng trong chế biến món ăn, làm đẹp và làm thuốc. Lô hội có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, mát gan, giải độc, thông tiện (thông đại tiện), sát khuẩn, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương. Lô hội có thể giúp cơ thể chúng ta giảm quá trình lão hóa cũng như mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.  Sau đây là một số tác dụng của cây lô hội làm thuốc:

Lô hội trị viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, nếu ợ chua nhiều thêm  mai mực tán bột 10g chiêu với nước thuốc trên. Dùng 15-20 ngày là một liệu trình.

Lô hội trị bế kinh, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Lô hội trị tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Lô hội trị lở loét hậu môn, ghẻ lở: Ta dùng bài lô hội tán: lô hội 30g, cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.

Lô hội trị cam, sát trùng, hòa vị, chỉ tả: lô hội 40g, hạc sắt 40g, lôi hoàn 40g, mộc hương 40g, thanh đại 40g, thuyền thoái 20 cái, vu di 40g, xạ hương 4g. Các vị tán bột làm hoàn, ngày uống 2-4g.

Lô hội trị can đởm thực nhiệt: Gây ra do táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm thì dùng bài: Đương quy lô hội  hoàn: Lô hội 4g, đại hoàng 4g, thanh đại 4g, đương quy 6g, long đởm thảo 6g, hoàng cầm 6g, chi tử 6g, hoàng bá 6g, hoàng liên 6g, mộc hương 5,5g, xạ hương 0,3g ( để riêng). Các vị tán bột, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần.

Lô hội trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: Bài này có tác dụng thanh nhiệt, thông lâm…Lô hội 6g nghiền nát, cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang, nếu không có viên nang thì dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.

Lô hội chữa bỏng: Lá lô hội cắt thành từng khúc rồi xẻ mỏng, đắp vào da, nhựa lô hội bôi vào chỗ bỏng thì sẽ mát và lành nhanh.

Lô hội trị mụn nhọt: Giã nát lá tươi đắp lên mụn nhọt.

Lô hội trị nám da: Dùng lá lô hội tươi gọt bỏ toàn bộ phần vỏ, lấy phần gen bên trong, thoa trực tiếp vào vùng da bị nám, khoảng 15-20 phút sau thì rửa sạch bằng nước, có thể cho thêm một ít nước vo gạo vào cùng gen mang lại tác dụng cao.

Ngoài những công dụng trên lô hội còn có một số công dụng khác để các bạn tham khảo:

Trong cây lô hội chứa một số enzyme có thể giúp cơ thể chuyển hóa đường và chất béo, nó đồng thời cũng làm giảm viêm nhiễm.

Lô hội còn có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn rất tốt, nó củng cố khả năng miễn dịch của bạn và loại bỏ tất cả các chất độc trong cơ thể bạn.

Lô hội còn được biết đến với công dụng chữa khỏi loét miệng và làm sạch răng. Nhiều người dùng nó như một loại gel bôi.

Lô hội chứa rất nhiều vitamin B12 và các loại vitamin khác như E, C, A, B1, B2, B3 và B6.

Một số lưu ý như sau:

Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi.

Dùng liều quá cao có thể gây ngộ độc, với những biểu hiện như phân quá nhiều, yếu toàn thân, mạch chậm, thân nhiệt hạ thấp.

Lô hội có tác dụng tẩy mạnh vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng, người bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng.

Mặc dù cây lô hội có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho cơ thể, song việc sử dụng lô hội cũng như tất cả các vị thuốc khác cần lưu ý sử dụng đúng với tình trạng bệnh và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

vào 4 kinh: Can, Tỳ, Vị, Đại trường; có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện.

Lô hội thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường...

Lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa. sát trùng, giải độc; chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở.

Hoa lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị; chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, viêm đường hô hấp

Cách sử dụng cây lô hội

Lá lô hội thanh nhiệt, tiêu viêm.

2. Bài thuốc chữa bệnh bằng cây lô hội

2.1 - Hỗ trợ trị đái tháo đường: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang.

2.2 - Chữa nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).

  • Công dụng làm đẹp và chống viêm kỳ diệu của lô hội

  • Lô hội ngâm rượu trị được thấp khớp?

2.3 - Chữa ho có đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (Quảng Đông trung thảo dược).

2.4 - Chữa ho ra máu: Hoa lô hội 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).

2.5 - Chữa trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).

2.6 - Chữa đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

2.7 - Chữa tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Cách sử dụng cây lô hội

Vị thuốc bạch truật.

2.8 - Chữa viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15 ngày là một liệu trình.

2.9 - Chữa kinh bế, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần.

2.10 - Chữa bỏng: Lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.

2.11 - Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa vết thương bằng nước sạch 3-4 lần.

2.12 - Chữa Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.

2.13 - Chữa viêm da: Lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.

2.14 - Chữa quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần.

2.15 - Chữa viêm đại tràng mãn tính: Lộ hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml.

2.16 - Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau; kèm theo lá lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

  • Cách sử dụng cây lô hội

    Lô hội - Cây thuốc quýĐỌC NGAY

2.17 - Chữa táo bón: Lá lộ hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.

2.18 - Chữa mụn nhọt: Lá lô hội tươi, giã nát đắp lên mụn nhọt.

2.19 - Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.

2.20 - Chữa tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: Lô hội tươi 20g, đạm qua tử nhân 30 hạt, giã nát, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần (Phúc kiến dân gian thảo dược).

Sách Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư còn giới thiệu một số bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư có lô hội như sau:

2.21 - Hỗ trợ phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).

2.22 - Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.

2.23 - Hỗ trợ điều trị bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.

2.24 - Hỗ trợ điều trị u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.

Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.