Cách tính công suất quạt hút công nghiệp

Thông số kỹ thuật là một trong những dữ kiện đánh giá chất lượng của thiết bị đó ra sao, phù hợp sử dụng cho nhu cầu như thế nào. Chính vì thế, đối với quạt công nghiệp, không chỉ riêng nhà cung cấp thiết bị cần phải nắm được các ý nghĩa của thông số kỹ thuật để có thể đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng, mà ngay cả người dùng cũng cần hiểu cơ bản về những thông tin này để biết cách sử dụng sao cho không vượt quá khả năng của quạt, từ đó thiết bị sẽ hoạt động lâu bền hơn. Ngoài ra, ý nghĩa các thông số còn khẳng định chất lượng quạt có đạt tiêu chuẩn hay không, từ đó giúp khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp, giảm bớt nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng.

Các thông số kỹ thuật nên quan tâm ở đây là công suất – một trong những thông số giúp ta hiện thực hoá đo lường được mức sử dụng năng lượng của quạt ra sao, có giúp tối ưu hoá chi phí cho người dùng hay không. Vậy công thức tính công suất quạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Công suất quạt là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện của thiết bị quạt công nghiệp và được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. Đây là thông số của motor dùng để đo lường sự tiêu thụ điện năng, khi công suất càng lớn thì điện năng tiêu thụ càng nhiều. Do vậy, có thể hiểu công suất quạt là thông số biểu thị cho chúng ta biết được lượng tiêu thụ điện năng của thiết bị là bao nhiêu. Nói cách khác, nó sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong một tháng, để từ đó tính ra số tiền điện mà gia đình phải chi trả. 

Quạt công nghiệp An Phú Quý

Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa điện 1 pha và 3 pha

Công suất thường được ký hiệu là P và đơn vị tính là [W hoặc KW]. Theo đó, công suất quạt được xác định bằng công thức: P = A.t

Trong đó

A: là công thực hiện [ N.m hoặc J]

t: là thời gian thực hiện công [s]

Để tính được lượng điện năng tiêu thụ [W/h hoặc KW/h] mỗi tháng, trước tiên, người dùng cần nắm rõ chỉ số công suất tiêu thụ điện năng của quạt [được ghi trên nhãn của quạt] và thời gian sử dụng sản phẩm. Ví dụ, trên các thiết bị điện, chúng ta vẫn thường thấy ghi 1000W, 2000W… vậy chỉ số đấy có nghĩa là gì? Đó chính là lượng điện tiêu thụ của thiết bị trong một giờ tương đương với 1000W hay 2000W. Khi đó, tương ứng với thời gian thiết bị hoạt động mà ta thực hiện công thức nhân hai con số với nhau sẽ xác định được lượng điện năng tiêu thụ.

  • Công suất được coi là thước đo hoạt động của động cơ quạt, để người dùng có thể xác định được động cơ đó chạy khoẻ hay yếu, có đáp ứng nhu cầu sử dụng trong từng môi trường cụ thể hay không. 
  • Bên cạnh đó, đây cũng là thông số giúp xác định điện năng tiêu thụ cho người dùng. Với công suất ghi trên nhãn dán của quạt, việc tính toán lượng điện tiêu thụ trong gia đình cũng trở nên dễ dàng hơn, người dùng sẽ lựa chọn được dòng quạt có công suất phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng điện của môi trường làm việc và sinh hoạt gia đình.
  • Hiểu rõ được công suất sử dụng điện của thiết bị quạt sẽ giúp chúng ta cân đối tài chính và có kế hoạch thu chi hợp lý nhằm tiết kiệm ngân sách.

Do vậy, trước khi mua quạt hay bất cứ thiết bị điện nào để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, bạn nên tìm hiểu công suất của thiết bị đó để có thể hạch toán được chi phí điện năng và lợi ích thu về sao cho phù hợp nhất, tránh lãng phí, thừa thãi khi công suất quá lớn phục vụ môi trường quá nhỏ. Với những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng mỗi chúng ta đều là người tiêu dùng thông minh và hiện đại nhất.

An Phú Quý đơn bị bán quạt công nghiệp chất lượng uy tín toàn quốc.

Mọi nhu cầu liên hệ theo số Hotline: 0967899132 hoặc Zalo: 0988.191.741

Skip to content

Hãy cùng An Phú Quý tìm hiểu hướng dẫn công thức tính lưu lượng của quạt thông gió cần dùng cho không gian như thế nào là phù hợp và vị trí lắp đặt quạt để quạt đạt được hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm điện. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

Hướng dẫn công thức tính lưu lượng của quạt thông gió

Bảng công thức tính thể tích phòng: 

Hướng dẫn công thức tính lưu lượng của quạt thông gió

Ta lấy ví dụ:

Một văn phòng làm việc có kích thước : Chiều dài 20 [m], chiều rộng 10[m], chiều cao 8 [m].
=> Thể tích phòng = 20x10x8 = 1600 [m2].

Có thể bạn quan tâm: 

Tg = X x V [m3/h]

Trong đó:

V : Thể tích

Tg : Tổng lượng không khí cần dùng [m3/h]

X : Số lần thay đổi không khí

N = Tg / Q [c]

Trong đó:

N : Số quạt cần dùng cho nhà xưởng

Tg : Tổng lượng không khí cần dùng [m3/h]

Q : Lưu lượng gió của quạt [m3/h]

Yêu cầu số lần thay đổi không khí trong 1 giờ:

Nơi công cộng đông đúc [ Nhà thi đấu , Siêu thị , Căn Tin, Nhà Sách,… ] : X = 30 đến 40 lần/giờ .

Trong Nhà Xưởng sản xuất có máy móc, thiết bị phát nhiệt độ [ May, Cơ Khí, Sản Xuất ,…] : X = 40 đến 60 lần/giờ .

Ví dụ : Với nhu cầu lưu lượng không khí thực tế là 259,2 m3/h [theo kết quả tính ở Bước 3]. Giả sử trong trường hợp này bạn lựa chọn quạt hút âm trần không nối ống gió thì nên lựa chọn sản phẩm quạt với lưu lượng gió: 470 [m3/h].

Xem thêm: Cách lắp quạt thông gió đơn giản

Hướng dẫn công thức tính lưu lượng của quạt thông gió

Lưu lượng gió sử dụng để thông gió được tính toán phụ thuộc vào mục đích thông gió. Mục đích đó có thể là khử các chất độc hại, thải nhiệt thừa, ẩm thừa phát sinh trong phòng, khử bụi…vv.

Các chất độc hại phát sinh thường gặp nhất là trong các nhà máy công xưởng sản xuất. Trong sinh hoạt các chất độc hại có thể phát sinh ở những khu vực đặc biệt như nhà bếp, khu vệ sinh. Các loại chất độc có hại trong công nghiệp có thể phát sinh bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Phát sinh do các phản ứng hoá học trong quá trình sản xuất, quá trình cháy nhiên liệu.
  • Phát sinh do quá trình vi sinh hoá. Bốc hơi từ bề mặt thoáng của các bồn, bể chứa hoá chất.
  • Bốc hơi từ bề mặt vật có sơn phủ các hoá chất độc hại. Rò rỉ từ thiết bị và đường ống.Xác định lưu lượng thông gió.

Lưu lượng thông gió được xác định theo công thức sau đây:

G = Yc – Yo [m3/h]

Trong đó G – Lượng chất độc hại tỏa ra phòng, g/h Yc – Nồng độ cho phép của chất độc hại [tham khảo bảng 12.1], g/m3

Yo – Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. Nồng độ chất độc thổi vào phòng rất nhỏ có thể bỏ qua.

Khí CO2 phát sinh trong phòng chủ yếu là do hoạt động sống của cơ thể con người thải ra. Ngoài ra CO2 có thể sinh ra do các phản ứng đặc biệt khác. Trong phần này chỉ tính đến lượng CO2 phát sinh do con người thải ra.
Lưu lượng không khí thông gió cần thiết để thải khí CO2 do con người toả ra tính trong 1 giờ được xác định như sau:

L = Vco2 : ß-a [m3/giờ/người] 

Trong đó:

  • Vco2 – là lượng CO2 do con người thải ra : m3/h.người
  • β – Nồng độ CO2 cho phép, % thể tích. Thường chọn β = 0,15
  • a – Nồng độ CO2 trong không khí môi trường xung quanh, % thể tích. Thường chọn a=0,03%.
  • L- Lưu lượng không khí cần cấp, m3/h.người
    Lượng CO2 do 01 người thải ra phụ thuộc vào cường độ lao động, nên lưu lượng thông gió thải CO2 cũng phụ thuộc vào cường độ lao động.

Ẩm thừa phát sinh trong phòng do nhiều nguyên nhân và đã được giới thiệu tính toán trong chương 3, đó chính là lượng ẩm thừa. Căn cứ vào lượng ẩm thừa có thể xác định lưu lượng thông gió thải ẩm thừa như sau :

Trong dó:

  • Wt – Lượng hơi nước toả ra phòng, kg/h
  • dmax – Dung ẩm cực đại cho phép của không khí trong phòng, kg/kg
  • do – Dung ẩm của không khí thổi vào phòng, kg/kg
  • ρKK – Khối lượng riêng của không khí, kg/m3

Nhiệt thừa tính toán thông gió có khác với nhiệt thừa tính toán điều hoà không khí do chế độ nhiệt điều hoà và thông gió có khác nhau. Đối với chế độ điều hoà nhiệt độ trong phòng khá thấp, nhưng đối với thông gió, do gió cấp không qua xử lý lạnh nên yêu cầu về nhiệt độ phòng trong trường hợp này phải cao hơn.

Hiện nay vẫn chưa có các số liệu tiêu chuẩn về chế độ nhiệt thông gió. Vì vậy một cách gần đúng chấp nhận lấy nhiệt thừa QT tính toán theo chế độ điều hoà để tính thông gió và do đó lưu lượng thông gió tính được sẽ cao hơn yêu cầu, có thể coi đó là hệ số dự trữ.
Lưu lượng gió thải nhiệt :

Trong đó:

  • QT- Lượng nhiệt thừa trong phòng, kCal/h
  • Ir, Iv – Entanpi của không khí thổi vào và hút ra phòng, KCal/kg. Trạng thái không khí hút ra chính là trạng thái không khí trong phòng.

Lưu lượng không khí thông gió nhằm mục đích thải bụi phát ra trong phòng được xác định theo công thức:

Gb = Sc – So

Trong đó: Gb – Lượng bụi thải ra phòng, g/h Sc – Nồng độ bụi cho phép trong không khí, g/m3

So – Nồng độ bụi trong không khí thổi vào, g/m3

Khi thông gió theo yêu cầu điều kiện vệ sinh nói chung mà không vì một mục đích cụ thể nào đó thì người ta tính lưu lượng gió thông gió dựa vào bội số tuần hoàn. Bội số tuần hoàn là số lần thay đổi không khí trong phòng trong một đơn vị thời gian.

K = L : V [lần/giờ]

Trong đó: K – Bội số tuần hoàn, lần/giờ L – Lưu lượng không khí cấp vào phòng, m3/h

V – Thể tích gian máy, m3

Trên đây là hướng dẫn công thức tính lưu lượng của quạt thông gió do công ty TNHH đầu tư TMDV An Phú Quý cung cấp. Tự hào là nhà thầu uy tín chuyên thi công lắp đặt, thiết kế cung cấp, bảo dưỡng sữa chữa thi công hệ thông thông gió cho các công trình lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Để được tư vấn thêm về quạt thông gió, quý khách hàng hãy liên hệ theo hotline: 0967899132 để được hỗ trợ.

Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để nhân viên của chúng tôi gọi điện và xác nhận đơn hàng cho quý khách

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để Nhân viên của chúng tôi gọi điện tư vấn cho Quý khách!

Video liên quan

Chủ Đề