Ta có mấy cách viết một tập hợp kê tên các cách viết đó mỗi cách lấy một ví dụ minh họa

Môn Toán Lớp 6 1. Ta có mấy cách viết một tập hợp? Kể tên các cách viết đó, mỗi cách lấy một ví dụminh hoa. 2. Định nghĩa tập hợp con. 3. Viết công thức Nhân hai lũy thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số? Lấy ví dụ minh hoạ? 4. Lũy thừa bậc n của a là gì? Lấy ví dụ minh hoạ? 5. Thứ tự thực hiện phép tính của biểu thức có ngoặc và biểu thức không ngoặc

6. Các quy tắc tìm x Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, … để đặt tên cho tập hợp. Thông thường, có hai cách viết tập hợp là: LIỆT KÊ CÁC PHẦN TỬ của tập hợp, và CHỈ RA TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG cho các phần tử của tập hợp.

Video: Cách viết tập hợp bằng hai cách.

Hai cách viết tập hợp

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

Có thể viết [mô tả] một tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của nó theo ba quy ước sau:

  • Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy ” ; “
  • Mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
  • Thứ tự liệt kê tùy ý.

Sau đây là một số bài tập ví dụ: [Các em hãy suy nghĩ và tự giải, sau đó Click vào nút ĐÁP ÁN để biết câu trả lời].

Câu hỏi 1: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 9.

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}

Câu hỏi 2: Viết tập hợp B gồm tên các tháng [dương lịch] có 30 ngày.

B = {Tháng Hai; Tháng Tư; Tháng Sáu; Tháng 9; Tháng 11}

Câu hỏi 3: Viết tập hợp C gồm tên các tháng của quý II.

C = {Tháng Tư; Tháng Năm; Tháng Sáu}

Lưu ý:

Một năm gồm có 4 quý:

  • Quý I gồm có: Tháng Một, Tháng Hai, Tháng Ba.
  • Quý II gồm có: Tháng Tư, Tháng Năm, Tháng Sáu.
  • Quý III gồm có: Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Chín.
  • Quý IV gồm có: Tháng Mười, Tháng Mười Một, Tháng Mười Hai.

Câu hỏi 4: Viết tập hợp C gồm các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”.

Lưu ý

Trong từ “NHA TRANG”, chữ A và chữ N xuất hiện hai lần. Tuy nhiên, khi viết tập hợp, ta chỉ liệt kê chúng một lần mà thôi.

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Trong Câu hỏi 1 ở trên, thay vì liệt kê các phần tử để viết tập hợp A, ta cũng có thể viết tập hợp A bằng cách nên tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp như sau:

A = {n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 9}

Câu hỏi 5: Cho D là tập hợp gồm các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Hãy viết tập hợp D bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

D = {n | n là số tự nhiên lẻ và n > 30}

Câu hỏi 6: Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

Ta thấy 0; 2; 4; 6; 8 là các số tự nhiên chẵn và nhỏ hơn 9. Đó cũng là tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E.

Vậy: E = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 9}.

Câu hỏi 7: Cho tập hợp X = {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.

a] Hãy kiểm tra xem trong những số: 5; 9; 2; 4; 13; 12, số nào là phần tử thuộc tập hợp X, số nào không thuộc X.

b] Gọi G là tập hợp các số tự nhiên chẵn thuộc tập hợp X. Hãy viết tập hợp G theo hai cách.

a] 5 ∈ X, 9 ∈ X, 2 ∉ X, 4 ∈ X, 13 ∉ X, 12 ∈ X.

b] Các số tự nhiên chẵn thuộc tập hợp X là: 4; 6; 8; 10; 12.

Vậy ta có thể viết tập hợp G theo hai cách như sau:

  • Liệt kê các phần tử: G = {4; 6; 8; 10; 12};
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử: G = {n | n là số tự nhiên chẵn thuộc X}.

Minh họa tập hợp bằng hình vẽ

Ngoài hai cách thường dùng để viết tập hợp như phần trên, người ta còn minh họa tập hợp bằng một vòng kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín, còn phần tử không thuộc tập hợp đó được biểu diễn bởi một chấm bên ngoài vòng kín.

Cách minh họa tập hợp bằng hình vẽ như thế này được gọi là biểu đồ Ven, do nhà toán học người Anh Giôn Ven [John Venn, 1834 – 1923] đưa ra.

Bạn nên xem: Dạng bài tập về CÁCH VIẾT TẬP HỢP.

Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Viết tập hợp các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 20.

Bài tập 2: Viết tập hợp các tháng [dương lịch] có 30 ngày.

Bài tập 3: Viết tập hợp các tháng của quý II và quý III.

Bài tập 4: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 12.

a] Hãy viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

b] Gọi B là tập hợp gồm các số tự nhiên lẻ thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B.

c] Hãy viết tập hợp C gồm các số tự nhiên có một chữ số trong tập hợp A.

d] Hãy tìm những số tự nhiên vừa thuộc tập hợp B, vừa thuộc tập hợp C.

e] Hãy viết tập hợp E gồm các số tự nhiên thuộc tập hợp A và chia hết cho 3.

Bài tập 5: Cho tập hợp X = {0; 3; 6; 9; 12}. Hãy viết lại tập hợp X bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

nêu cách viết một tập hợp kể tên các cách viết đó mỗi cách lấy một ví dụ minh họa

mình đang cần gấp nhé ^-^

1.1. Khái niệm tập hợp Tập hợp là một trong các khái niệm cơ bản của Toán học.

Khái niệm tập hợp không được định nghĩa mà chỉ được mô tả qua các ví dụ: Tập hợp các học sinh của một lớp học, tập hợp các cầu thủ của một đội bóng, tập hợp các cuốn sách trên một giá sách, tập hợp các số tự nhiên,... Mụn toán học nghiên cứu các tính chất chung của tập hợp, không phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng cấu thành nên tập hợp được xem là cơ sở của Toán học hiện đại, và được gọi là lí thuyết tập hợp.

Khác với nhiều ngành Toán học khác mà sự phát triển là kết quả có được từ những cố gắng không mệt mỏi của nhiều tài năng toán học, cuộc đấu tranh với “vô cực” và tiếp theo đó, sự sáng tạo nên lí thuyết tập hợp là công trình của chỉ một người: Gioócgiơ − Căngtơ [Georg Cantor 1845 − 1918], nhà toán học Đức gốc Do Thái

. Các đối tượng cấu thành một tập hợp được gọi là các phần tử của tập hợp đó. Người ta thường kí hiệu các tập hợp bởi các chữ A, B, C, X, Y, Z,... và các phần tử của tập hợp bởi các chữ a, b, c, x, y, z, ...

Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a A [đọc là a thuộc tập hợp A]. Nếu a không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a A [đọc là a không thuộc tập hợp A]. Có hai cách xác định một tập hợp: z Cách thứ nhất là liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp. Tập hợp A gồm bốn số tự nhiên 1, 3, 5, 7 được viết là: A = {1, 3, 5, 7}.

Tập hợp B gồm ba phần tử là các chữ a, b, c được viết là: B = {a, b, c}. z Cách thứ hai là nêu lên một tính chất chung của các phần tử của tập hợp, nhờ đó có thể nhận biết được các phần tử của tập hợp và các đối tượng không phải là những phần tử của nó. Chẳng hạn,

Ví dụ 1.1 : Cho tập hợp C các ước số của 8. Khi đó, các số 1, 2, 4, 8 là những phần tử của C, còn các số 3, 5, 6, 13 không phải là những phần tử của C. Người ta thường viết: C = {x : x là ước số của 8}, 

Video liên quan

Chủ Đề