Cách tính lương giáo viên trường tư thục

  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
Type your search query and hit enter:
All Rights ReservedView Non-AMP Version
Type your search query and hit enter:
  • Homepage
  • Tình huống
  • Luật Lao Động
Luật Lao Động

Cách tính tiền lương giáo viên theo quy định mới từ ngày 20/03/2021

Cách tính tiền lương giáo viên theo quy định mới từ ngày 20/03/2021

Cách tính thu nhập theo lương, phụ cấp là một trong những vấn đề mà rất nhiều giáo viên thắc mắc. Vậy theo quy định mới cách tính tiền lương giáo viên có gì thay đổi? Câu hỏi trên sẽ được Luật sư X làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Luật Việc làm 2013;
  • Luật Bảo hiểm y tế 2008,
  • Nghị quyết số 128/2020/QH14;
  • Nghị định số 38 /2019/NĐ CP;
  • Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT;
  • Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT;
  • Thông tư số03/2021/TT-BGDĐT;
  • Thông tư số04/2021/TT-BGDĐT;
  • Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

Tiền lương là gì?

Tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người lao động nhận được do làm việc bất luận là lương bổng; phụ cẩp; tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác đề trả cho họ theo ngày, giờ, tháng hoặc theo sản phẩm.

Theo đó, lương giáo viên sẽ là khoản thù lao mà giáo viên nhận được theo thành quả công việc. Trong bài viết này chỉ đề cập đến giáo viên tại các trường công lập. Vì giáo viên dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là viên chức nên tiên lương của viên chức sẽ được pháp luật quy định cụ thể.

Cách tính lương tiền giáo viên hiện nay

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng Mức đóng các loại bảo hiểm.

Trong đó các hệ số được định nghĩa như sau:

Mức lương cơ sở

Mức Lương cơ sở Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác; tính các mức hoạt động phí; tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này.

Theo quy định của pháp luật, tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 quy định; trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở. Do vậy, mức lương cơ sở năm 2021 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38 năm 2019 của Chính phủ.

Hệ số lương giáo viên

Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương [lương cơ bản] và mức lương tối thiểu. Hệ số lương là một trong các yếu tố cơ bản của thang, bảng lương.

Gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo vừa ban hành 04 Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy tại các trường công lập.

Theo đó, từ ngày 20/3/2021, khi 04 Thông tư này có hiệu lực, giáo viên sẽ được áp dụng hệ số lương như sau:

Giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non hạng III [mã số V.07.02.26] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

  • Giáo viên mầm non hạng II [mã số V.07.02.25] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
  • Giáo viên mầm non hạng I [mã số V.07.02.24] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

[Theo Điều 8 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT]

Giáo viên tiểu học

  • Giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
  • Giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.28] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
  • Giáo viên tiểu học hạng I [mã số V.07.03.27] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

[Theo Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT]

Giáo viên trung học cơ sở

Giáo viên trung học cơ sở hạng III [mã số V.07.04.32] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Giáo viên trung học cơ sở hạng II [mã số V.07.04.31] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

Giáo viên trung học cơ sở hạng I [mã số V.07.04.30] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

[Theo Điều 8Thông tư số03/2021/TT-BGDĐT]

Giáo viên trung học phổ thông

Giáo viên trung học phổ thông hạng III [mã số V.07.05.15] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Giáo viên trung học phổ thông hạng II [mã số V.07.05.14] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

Giáo viên trung học phổ thông hạng I [mã số V.07.05.13] được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

[Theo Điều 8Thông tư số04/2021/TT-BGDĐT]

Các loại phụ cấp được hưởng

Phụ cấp có thể hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công việc; điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động chưa được tính đến; tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương. Ngoài ra, phụ cấp còn có thể là các khoản bổ sung khác như tiền ăn ca; tiền xăng xe, tiền điện thoại,
Theo quy định hiện hành, giáo viên có thể được hưởng các loại phụ cấp sau:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên

Phụ cấp ưu đãi theo nghề cũng mang ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn. Căn cứ vào từng đối tượng công chức, viên chức mà được hưởng các loại phụ cấp khác nhau.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì mức ưu đãi được hưởng theo nghề của các đối tượng trên được tính theo công thức:

Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, căn cứ Quyết định 244/2005/QĐ-TTG, giáo viên sẽ được tính phụ cấp ưu đãi theo tỉ lệ 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45, 50% tùy từng vị trí làm việc, nơi công tác.

Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân

Theo Điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH nêu rõ, phụ cấp đặc thù áp dụng với:

  • Nhà giáo dạy tích hợp: Là nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học;
  • Nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên:
  • Nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp đặc thù được quy định tại Nghị định 113/2015/NĐ-CP .

Mức phụ cấp đặc thù = 10% [mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]]

Phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật

Căn cứ vào Nghị định 113/2015/NĐ-CP. Giáo viên dạy học cho người khuyết tật sẽ được hưởng 02 loại phụ cấp là phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi công việc.

Trong đó, giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật và giáo viên dạy trong lớp hòa nhập cộng đồng sẽ có cách tính riêng với 02 loại phụ cấp trên.

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Khi giáo viên giảng dạy; công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; các xã đặc biệt khó khăn như: ở vùng đồng bào dân tộc; niềm núi, ven biển, hải đảo, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp thì sẽ được hưởng thêm phụ cấp công tác.

Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định. Các đối tượng này sẽ được hưởng một số phụ cấp như: Phụ cấp thu hút; công tác lâu năm; trợ cấp chuyển vùng; một lần; thanh toán tiền tàu xe

Phụ cấp thâm niên [được hưởng đến 01/7/2022]

Giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm [60 tháng] giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]; từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Tuy nhiên, theo Công văn 8982 ngày 27/7/2020, giáo viên sẽ chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên đến 01/7/2022, sau đó sẽ không còn chế độ phụ cấp thâm niên nữa.

Mức đóng các loại bảo hiểm

Căn cứ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức đóng bảo hiểm của giáo viên như sau:

  • Hưu trí tử tuất: 8%;
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
  • Bảo hiểm y tế: 1,5%

Trong đó, theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Xem thêm:

Quy định về thời gian làm việc của giáo viên?

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên

Giáo viên vùng cao được hưởng chế độ thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Cách tính lương tiền giáo viên theo quy định mới như thế nào?

Tiền lương giáo viên theo quy định mới được tính theo công thức :
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng Mức đóng các loại bảo hiểm.

Đối tượng nào được áp dụng cách tính tiền lương giáo viên theo bài viết này?

Trong bài viết này chỉ đề cập đến giáo viên tại các trường công lập. Vì giáo viên dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là viên chức nên tiên lương của viên chức sẽ được pháp luật quy định cụ thể.

Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên tính như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì mức ưu đãi được hưởng theo nghề của các đối tượng trên được tính theo công thức:
Mức phụ cấp ưu đãi = 1,49 triệu đồng x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Trong đó, căn cứ Quyết định 244/2005/QĐ-TTG, giáo viên sẽ được tính phụ cấp ưu đãi theo tỉ lệ 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45, 50% tùy từng vị trí làm việc, nơi công tác.

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn.

Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Sư X, mời quý khách liên hệ tới hotline 0833.102.102

Đánh giá bài viết
0 ra khỏi 5 Thêm đánh giá
{{average}} [{{percent}}] {{votes}} Phiếu bầu

Cảm ơn bạn đã đánh giá {{rating}} Sao!

Looks like something went wrong. Please try to rate again. {{error}}
Next Cách tính lương, phụ cấp cho giáo viên hợp đồng theo quy định mới »
Previous « Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Leave a Comment
Share

    Related Post

  • Thời gian nhận bảo hiểm thất nghiệp tại bưu điện
  • Lưu ý quan trọng khi nhảy việc sau Tết
  • Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?

Recent Posts

  • Quyết định

Quyết định362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 của Bộ Nông nghiệp

Quyết định362/QĐ-BNN-TCLN năm 2022 công bố thủ tục hành chính được thay thế về lĩnh

  • Quyết định

Quyết định80/QĐ-BTC năm 2022 của Bộ Tài chính

Quyết định80/QĐ-BTC năm 2022 công bố danh mục chế độ báo cáo định kỳ trong

  • Dịch vụ luật sư

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không

Bộ Y tế, Bộ tài chính đã đưa ra quy định mới là cho phép

  • Luật Đất Đai

Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không

Trong thực tiễn hiện nay lối, ngõ đi chung được sử dụng một cách bất

  • Dịch vụ luật sư

Mã số đăng ký kinh doanh là gì

Sổ đăng ký kinh doanh là sổ sách được lưu giữ tại cơ quan đăng

  • Dịch vụ luật sư

Hướng dẫn tra cứu vi phạm giao thông bắc ninh

Để hỗ trợ chủ xe, lái xe, Trung tâm đăng kiểm phương tiện GTVT tỉnh

All Rights ReservedView Non-AMP Version

Video liên quan

Chủ Đề