Cách tính thời hạn trong tố tụng hình sự

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, không quá 24 giờ, cơ quan tiếp nhận tin tố giác, tin báo tội phạm phải tiến hành phân loại tội phạm và không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được tin thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết.

Đối với các trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài tối đa 2 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác về tội phạm. Sau đó nếu vẫn chưa kết thúc quá trình kiểm tra này thì có thể đề nghị gia hạn nhưng không quá 2 tháng kể từ ngày hết hạn.

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố. Như vậy, tối đa không quá 4 tháng kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định có khởi tố vụ án hay không.

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn điều tra được quy định như sau:

- Với tội ít nghiêm trọng: Không quá 2 tháng

- Với tội nghiêm trọng: Không quá 3 tháng

- Với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: Không quá 4 tháng

Ngoài ra, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn điều tra và thời hạn được quy định như sau:

- Tội ít nghiêm trọng: Chỉ 1 lần không quá 2 tháng

- Tội nghiêm trọng: Có thể 2 lần, lần 1 không quá 3 tháng, lần 2 không quá 2 tháng.

- Tội rất nghiêm trọng: Có thể 2 lần, tổng thời hạn không quá 8 tháng

- Tội đặc biệt nghiêm trọng: Có thể 4 lần, tổng thời hạn không quá 16 tháng

Đặc biệt, với Tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể gia hạn thêm 1 lần nữa không quá 4 tháng.

Xem thêm: Cách xác định thời hạn điều tra vụ án hình sự

Cách tính thời hạn giải quyết vụ án hình sự [Ảnh minh họa]


Giai đoạn truy tố trong hình sự

Thời hạn truy tố được quy định cụ thể tại Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, thời hạn Viện kiểm sát ra quyết định có truy tố hay không được quy định như sau:

- Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng: 20 ngày

- Tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: 30 ngày

Ngoài ra, nếu cần có thể gia hạn thời gian truy tố không quá 10 ngày với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, không quá 15 ngày với tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày với tội đặc biệt nghiêm trọng.

Giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, thời hạn Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định có đưa vụ án ra xét xử không được quy định như sau:

- Tội ít nghiêm trọng: 30 ngày

- Tội nghiêm trọng: 45 ngày

- Tội rất nghiêm trọng: 2 tháng

- Tội đặc biệt nghiêm trọng: 3 tháng

Ngoài ra, đối với các vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 30 ngày với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.

Trên đây là thời hạn để giải quyết một vụ án hình sự theo quy định mới nhất. Để tìm hiểu thêm các quy định khác về hình sự, theo dõi tại đây.

Nguyễn Hương

Tính thời hạn là một chế định quan trọng được quy định tại điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Trong tố tụng hình sự, thời hạn là một chế định rất quan trọng, nó liên quan đến rất nhiều chế định khác như điều tra, tạm giữ, tạm giam, chuẩn bị xét xử... Quy định thời hạn một cách hợp lí sẽ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài sản và công sức của Nhà nước và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tính thời hạn như sau:

“1.Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.

Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.

Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.

2.Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn được tính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giam giữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.”

Thời hạn quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta được tính theo giờ, ngày và tháng. Ví dụ, khoản 4 Điểu 110 [Giữ người trong trường hợp khẩn cấp] quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn; Điều 118 [thời hạn tạm giữ] trong khoản 1 quy định thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt vê trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú; Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Điều luật quy định đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Đây là một quy định rất quan trọng bởi lẽ, trong khoảng thời gian nói trên, một số hành vi và hoạt động tố tụng không được tiến hành trừ trường hợp có lí do không thể trì hoãn. Ví dụ, không được hỏi cung vào ban đêm, không được khám nhà, bắt người vào ban đêm...].

Thời hạn quy định trong điều luật này được tính theo dương lịch. Theo lịch, không phải tất cả các tháng đều có 30 ngày mà có những tháng có 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày. Luật quy định khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn kết thúc vào ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. Trong thực tế, thời điểm hết thời hạn có thể trùng với ngày nghỉ [bao gồm ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày lễ mà theo Hiến pháp là ngày được nghỉ việc]. Trong trường hợp này thì thời điểm hết thời hạn là ngày tiếp theo ngày nghỉ [tức là ngày thứ hai của tuần làm việc hoặc ngày đầu tiên tiếp theo của ngày lễ].

Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và từ lợi ích của người bị truy tố về hình sự, điều luật quy định khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, tạm giam phải ghi rõ trong lệnh tạm giữ, tạm giam, thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc. Trong trường hợp trong lệnh tạm giam chỉ ghi ngày bắt đầu tạm giam và thời hạn tạm giam được tính bằng tháng thì một tháng được tính là 30 ngày.

Trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định có hai hình thức gửi đơn hoặc giấy tờ, tài liệu. Đó là gửi trực tiếp cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và gửi qua đường bưu chính. Trong trường hợp đơn, giấy tờ hoặc tài liệu được gửi qua đường bưu chính thì thời hạn bắt đầu được tính theo thời gian ghi trên đầu của bưu chính nơi gửi.

Trong thực tế, các bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam không thể gửi đơn từ, giấy tờ, tài liệu theo một trong hai hình thức nói trên mà bắt buộc phải gửi qua khâu trung gian là cơ sở giam giữ. Trong trường hợp này, thời hạn gửi tài liệu hoặc giấy tờ, đơn từ được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam, Bộ Công an ra các quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận đơn từ, giấy tờ, tài liệu của Ban giám thị các trại giam, trại tạm giam khi các trại viên có nhu cầu gửi đơn từ, giấy tờ hoặc tài liệu tới những người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected]

Video liên quan

Chủ Đề