Cách trị ngứa chân tại nhà

Ngứa chân tay là triệu chứng thông thường của mề đay, viêm da, chàm tổ đỉa… Nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý bên trong. Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục các cơn ngứa sẽ kéo dài khó chịu, vùng da tay chân bị tổn thương và tác động tiêu cực đến chất lượng sống.

Ngứa chân, ngứa da tay là những biểu hiện phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai. Mức độ, hình thái và tình trạng ngứa tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Mặc dù là triệu chứng thông thường, nhưng ngứa chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ngoài da hoặc bệnh bên trong cơ thể. Vậy ngứa chân là bệnh gì? Ngứa tay là bệnh gì? Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa chủ yếu.

1. Bệnh viêm da cơ địa

Khi có triệu chứng ngứa da tay, ngứa da chân, có thể bạn đã mắc bệnh viêm da cơ địa – một bệnh mãn tính. Ngoài triệu chứng ngứa, người bệnh còn có biểu hiện nổi mẩn đỏ, các nốt kích thước không đều nhau, sưng da, xuất hiện mụn nước, nứt da…

Cách trị ngứa chân tại nhà
Viêm da cơ địa gây ngứa chân tay khó chịu, nổi nhiều nốt đỏ không đều nhau.

2. Nổi mề đay mẩn ngứa

Mề đay là một bệnh da liễu thường gặp, phát sinh khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với dị nguyên như thức ăn, mỹ phẩm, thời tiết, lông động vật…

Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ có triệu chứng nổi mẩn đỏ hoặc hồng, kèm ngứa ở một số vùng như ngứa bắp chân, ngứa cổ tay, ngứa cổ chân hoặc ngứa khắp người. Các nốt ngứa phân bố không đều, nằm rải rác hoặc tập trung ở một vùng da nhất định.

3. Viêm da tiếp xúc

Đây cũng là một bệnh lý về da phổ biến, nguyên nhân là do da tiếp xúc trực tiếp với chất gây ngứa hoặc có hại như mỹ phẩm, hóa chất… Người bệnh sẽ có hiện tượng nổi mẩn màu hồng ở tay chân, ngứa dữ dội, sau vài giờ xuất hiện các nốt sẩn đỏ không đều nhau, nếu vỡ ra có dịch nước.

4. Bệnh chàm tổ đỉa

Người bệnh có triệu chứng nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, nốt sẩn màu đỏ, ngứa da khó chịu. Trong mụn có chứa dịch, nếu chà xát sẽ vỡ ra và gây xót, ngứa dữ dội. Sau đó các nốt sẽ đóng vảy, khô lại và có thêm các vết nứt.

Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa. Tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng phát triển khi chân, tay quá khô hoặc quá ẩm, tiếp xúc với kim loại, căng thẳng thần kinh…

Cách trị ngứa chân tại nhà
khi bị bệnh chàm tổ đỉa, trên tay và chân người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ và ngứa.

5. Bệnh ghẻ

Đây là một bệnh phát sinh do ký sinh trùng tên Sarcoptes scabiei gây ra. Những người sống trong môi trường ẩm thấp, bẩn hoặc vệ sinh kém thì rất dễ bị ghẻ ngứa.

Khi bị loại vi khuẩn này xâm nhập vào da, vùng da này sẽ xuất hiện mụn nước và sẩn đỏ, kèm ngứa chân, ngứa tay dữ dội. Đặc biệt, người bệnh sẽ ngứa nhiều ở kẽ tay, kẽ chân, lòng bàn tay… Triệu chứng ngứa nặng nề hơn vào ban đêm, vì khoảng thời gian này những con ký sinh trùng hoạt động mạnh và tiết dịch. Nếu không được kiểm soát, bệnh ghẻ sẽ lan rộng.

6. Nấm da

Nấm da tay, nấm da chân có triệu chứng đặc trưng là ngứa chân tay, kèm theo nổi mẩn đỏ, có mụn nước, xuất hiện vảy khô… Khi bị nấm men tấn công, tình trạng ngứa ngáy có thể lan nhanh từ tay chân sang các vùng da khác. Một số bệnh nấm da thường gặp gồm nấm kẽ, nấm lang ben, nấm hắc lào…

7. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng rối loạn da, hình thành từ vùng da chết không được đào thải. Biểu hiện của bệnh gồm ngứa chân, ngứa bàn tay, kẽ ngón chân tay, khuỷu tay, đùi, đầu gối… Các vùng da bị ngứa đỏ lan rộng dần, có phủ một lớp vảy trắng. Hiện chưa có biện pháp trị dứt điểm bệnh vảy nến.

Cách trị ngứa chân tại nhà
Bệnh vảy nến không chỉ xuất hiện ở đầu và cổ, mà còn lan xuống tay chân.

8. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Đây là một dạng bệnh lý tự miễn, nguyên nhân do hệ thống miễn dịch phản ứng, chống lại các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng của lupus hệ thống như xuất hiện hồng ban ngứa ở tay, chân và có thể lan ra khắp cơ thể.

9. Ngứa chân tay do suy giáp

Người bị suy tuyến giáp hoặc mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ có các dấu hiệu như ngứa chân, ngứa da tay, da khô, rụng tóc, tăng cân, mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh… Một số trường hợp còn có triệu chứng suy nhược cơ thể, khó thở, tức ngực. Người bệnh cần thăm khám để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

10. Bệnh suy thận

Khi chức năng thận bị suy giảm, việc đào thải chất độc kém sẽ khiến độc tố tích tụ bên trong cơ thể. Lúc này, chất độc sẽ phát ra bên ngoài, khiến làn da bị ngứa ngáy, nhất là chân và tay. Đặc biệt, người bệnh thường bị ngứa chân khi ngủ. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra những triệu chứng khác như da sưng phù, cơ thể suy nhược, mệt mỏi…

11. Bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu tăng cao, khiến các chất độc trong cơ thể nhanh chóng tác động với dây thần kinh, gây ra triệu chứng ngứa da chân, ngứa da tay. Kèm theo đó là các dấu hiệu như khô cổ, khát nước, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon… Nếu bị tiểu đường, người bệnh cần khám và chữa sớm, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

12. Nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý trên, ngứa chân tay còn do những nguyên nhân khác gây ra như:

  • Do tâm lý, căng thẳng quá độ
  • Bệnh về gan
  • Bệnh về máu
  • Sốt phát ban
  • Xơ mật tiên phát
  • Bệnh tay chân miệng…

Triệu chứng ngứa chân, tay

Tùy theo nguyên nhân, bệnh lý mà người bệnh có giác ngứa chân tay khó chịu, kèm theo các triệu chứng khác. Cụ thể:

  • Những cơn ngứa có thể lan rộng ra các vùng khác, ngứa bắp chân, ngứa cổ chân, cổ tay, khuỷu tay…
  • Nổi nốt mẩn đỏ, có thể tập trung thành từng mảng hoặc rải rác, các nốt có kích thước khác nhau.
  • Các mảng đỏ có viền, sưng tấy.
  • Có mụn nước, bên trong có dịch, nếu vỡ sẽ gây ngứa rát.
  • Da khô, có vết nứt, da có vảy trắng bong tróc.
Cách trị ngứa chân tại nhà
Ngoài triệu chứng ngứa, tùy theo nguyên nhân mà người bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu khó chịu khác

Ngứa chân tay có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị ngứa chân tay đều do các bệnh da liễu gây ra như nấm, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay… Có khoảng 5% trường hợp bệnh nhân do các bệnh như vảy nến, viêm da cơ địa, vảy nến.

Các bệnh lý này không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng mà chỉ khiến người bệnh khó chịu. Triệu chứng ngứa theo thời gian sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài, âm ỉ và ngày càng dữ dội sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt.

Hơn nữa, nếu gãi nhiều da của bạn sẽ bị tổn thương, trầy xước, khiến vi khuẩn xâm nhập và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, về lâu dài sẽ để lại sẹo.

Một số ít trường hợp ngứa da chân, da là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể. Do đó người bệnh không nên chủ quan, khi thấy tay chân có biểu hiện bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để khám.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bệnh nhân thấy có các dấu hiệu dưới đây, cần đến ngay bác sĩ để khám và tìm ra nguyên nhân:

  • Cơn ngứa chân, ngứa tay ngày càng tăng và dữ dội. Ngứa kéo dài và thường xuyên. Dù đã tìm biện pháp khắc phục nhưng không thuyên giảm.
  • Các nốt mẩn ngứa lan từ tay, chân ra khắp cơ thể.
  • Xuất hiện nhiều mụn nhỏ, vết đỏ tại vùng tay và chân.
  • Ngứa chân tay kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao trong thời gian dài.
  • Da có dấu hiệu bị sưng tấy, nhiễm trùng, có mủ hoặc có vết loét.

Để tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm, sinh thiết, xét nghiệm máu, cạo da…

Cách trị ngứa chân tay hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa ngứa chân tay hiệu quả. Người bệnh cần xác định mức độ, nguyên nhân gây ngứa để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Cách khắc phục tại nhà

Với những trường hợp bị ngứa do bệnh da liễu, mức độ bệnh nhẹ, mọi người có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giảm khó chịu.

  • Ngâm chân, tay với nước muối ấm

Nước muối có tác dụng giảm ngứa, sát trùng và ngăn viêm nhiễm. Do đó, khi bị ngứa da chân, da tay, mọi người nên sử dụng nước muối ấm để ngâm khoảng 15 phút.

Cách trị ngứa chân tại nhà
Ngâm rửa với nước muối ấm sẽ giúp bạn giảm khó chịu
  • Chườm mát

Nếu có biểu hiện ngứa kèm nóng rát ở lòng bàn tay, bàn chân thì có thể chườm mát để giảm triệu chứng. Mọi người dùng túi lạnh hoặc cho viên đá vào khăn mỏng, sau đó chườm lên da. Chú ý chỉ chườm khoảng 10 – 15 phút để tránh gây bỏng lạnh.

  • Dùng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa, giảm bong tróc và cung cấp độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, sử dụng kem dưỡng ẩm cũng có tác dụng phục hồi tổn thương, ngăn thâm sẹo. Mỗi ngày bạn nên bôi 2 – 3 lần lên da tay, da chân bị ngứa.

  • Khắc phục ngứa chân tay bằng lô hội (nha đam)

Lấy 1 lá nha đam và đem rửa sạch. Cắt lớp vỏ bên ngoài, lấy phần thịt bên trong thái mỏng. Vệ sinh chân, tay sạch sẽ và lau ráo nước. Đắp trực tiếp phần gel nha đam đã thái mỏng lên vùng da tay, da chân tổn thương. Để khoảng 15 phút cho tinh chất nha đam ngấm vào da, sau đó rửa lại với nước lạnh.

  • Cách chữa ngứa da chân, tay bằng gừng tươi

Lấy 1 hoặc 2 củ gừng tươi, rửa sạch để loại bỏ đất và bụi bẩn. Cạo lớp vỏ bên ngoài và thái gừng thành từng lát mỏng. Lấy các lát gừng đắp trực tiếp lên da tay, chân. Hoặc bạn có thể giã nát gừng, lọc lấy nước cốt và bôi lên da, nấu nước gừng để xông… Giúp giảm ngứa da hiệu quả.

Cách trị ngứa chân tại nhà
Gừng có tính ấm, giúp kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả
  • Sử dụng lá mướp

Lấy khoảng 2 – 3 lá mướp tươi, đem rửa sạch. Tốt nhất ngâm lá với nước muối loãng khoảng 10 phút để để loại bỏ tạp chất, bụi và vi khuẩn và vớt ra để ráo nước. Vò nát lá mướp, cho thêm 1 ít muối hạt. Chà xát hỗn hợp lên vị trí tay, chân bị ngứa hoặc đắp khoảng 15 phút. Sau đó rửa chân, tay lại với nước sạch. Mỗi ngày sử dụng lá mướp khoảng 2 hoặc 3 lần.

  • Bài thuốc chữa ngứa chân tay từ lá trầu không

Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, để ráo nước và vò nát. Đun khoảng 2 lít nước đến khi sôi, rồi cho lá trầu đã vò vào đun thêm khoảng 10 phút. Đổ nước lá ra chậu, hòa thêm nước vào cho đến khi nước lá ấm. Dùng nước lá trầu để ngâm và rửa da tay, chân bị ngứa.

Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh còn có thể tham khảo cách trị ngứa chân tay tại nhà bằng các thảo dược khác như: Là trà xanh, lá khế, tỏi, yến mạch…

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp này chỉ giúp giảm ngứa tạm thời, không trị bệnh dứt điểm. Hiệu quả ít hay nhiều tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Sử dụng thuốc Tây y

Đây là cách trị ngứa da chân tay phổ biến, được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi phương pháp này có ưu điểm giảm nhanh triệu chứng, thao tác đơn giản, tiện lợi sử dụng.

Tùy vào nguyên nhân, mức độ ngứa da, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Có thể là là thuốc uống, thuốc bôi, tiêm hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị ngứa chân tay gồm:

  • Thuốc chống ngứa bôi ngoài da.
  • Thuốc kháng Histamin giảm ngứa và dị ứng.
  • Thuốc kháng viêm Corticoid.
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng khuẩn.
  • Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần…
Cách trị ngứa chân tại nhà
Thuốc Tây giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây tác dụng phụ, muốn sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, thuốc Tây y dễ gây tác dụng phụ, nhờn thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy mọi người không nên sử dụng bừa bãi. Chỉ dùng khi có kê toa của bác sĩ da liễu. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, nếu thấy điều gì bất thường thì nên ngưng sử dụng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong điều trị ngứa da bởi hiệu quả và tính an toàn cao. Y học cổ truyền cho rằng, ngứa da có nguyên nhân từ bên ngoài (phong hàn, phong nhiệt) và yếu tố nội sinh (chức năng ngũ tạng suy giảm). Do đó, Đông y tập trung điều trị từ gốc, vừa loại bỏ triệu chứng, vừa trừ căn nguyên gây bệnh.

Nguyên tắc trị ngứa tay chân của Đông y là trừ phong, giải độc, thanh nhiệt, đồng thời cải thiện gan, thận và nâng cao sức khỏe. Từ đó cho hiệu quả điều trị lâu dài và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông y an toàn cho sức khỏe nhờ chiết xuất từ tự nhiên. Những vị thuốc có dược tính cao, giúp trị ngứa chân tay dứt điểm.

Bài thuốc số 1: Sài đất, Kim ngân, Cam thảo, Bồ công anh và dược liệu Thương nhĩ tử.

Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào ấm cùng 5 bát nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc còn 3 bát. Chia 3 phần, uống vào 3 buổi sáng, trưa và tối. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Cách trị ngứa chân tại nhà
Thuốc Đông y chữa bệnh từ gốc, hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe

Bài thuốc số 2:

  • Thổ phục linh
  • Ý dĩ
  • Sinh thạch cao
  • Kinh giới
  • Phòng phong
  • Bạch tiêu bì
  • Vỏ bí đao
  • Thuyền thoái
  • Sinh địa
  • Cam thảo

Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với khoảng 750ml nước. Đun đến khi còn khoảng 250ml thì tắt lửa. Sử dụng nước thuốc uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 3: Xà sàng tử, Thương nhĩ tử, Dạ giao đằng, kết hợp thêm Bạch tật lê và một số vị thuốc gia giảm theo chỉ định của thầy thuốc.

Rửa sạch tất cả dược liệu, cho vào nồi đun cùng 5 lít nước. Sau đó lọc nước thuốc, hòa với nước lạnh cho ấm. Sử dụng để ngâm rửa tay chân khoảng 30 phút. Mỗi ngày ngâm 2 lần. Một thang thuốc có thể dùng 2 ngày.

Thuốc Đông y được kê đơn, gia giảm thành phần tùy theo cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người. Vì vậy, bệnh nhân nên đến các phòng khám Đông y để được thầy thuốc bắt mạch, bốc thuốc phù hợp.

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh giúp bạn khỏi hẳn ngứa chân tay, không lo tái phát

Trong khi hầu hết các bài thuốc đều cho tác dụng loại bỏ triệu chứng, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh với cơ chế điều trị toàn diện được đánh giá cao. Bài thuốc được nghiên cứu, bào chế bởi các lương y dòng họ Đỗ Minh – đơn vị có hơn 150 năm khám chữa bệnh bằng YHCT, từng đạt cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017; “Top 20 thương hiệu nổi tiếng” năm 2020.

Cách trị ngứa chân tại nhà

Là bài thuốc được bào chế 100% từ thảo dược nên Mề đay Đỗ Minh mang đến sự an toàn, yên tâm cho người bệnh. Đồng thời tác động vào các cơ quan bị tổn thương để phục hồi, dứt điểm mề đay, bảo vệ làn da, sức khỏe.

Bài thuốc chiếm được niềm tin từ người dùng và đánh giá cao từ chuyên gia nhờ các yếu tố:

Dùng thảo dược sạch, tự nhiên theo tiêu chuẩn GACP-WHO

Hơn 50 thảo dược được kết hợp trong bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chứa hoạt chất kháng viêm, giảm mề đay, ngứa da đã được nghiên cứu, ứng dụng trong hầu hết các bài thuốc đông y được lưu truyền lại. Có thể kể đến:

  • Đơn đỏ: Giúp thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, lợi tiểu trị mẩn ngứa, các bệnh về da,
  • Diệp hạ châu: Tác dụng lợi tiểu, thanh can, lương huyết, tán ứ, giải độc…
  • Kim ngân hoa: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ, kháng khuẩn, kháng virus..

Ngoài ra còn rất nhiều thành phần quen thuộc khác như nhân trần, cà gai, tơ hồng xanh, sài đất, xích đồng…

Cách trị ngứa chân tại nhà

Toàn bộ được chọn lọc từ các vườn trồng đạt chuẩn GACP-WHO do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường và thu mua bởi người đi rừng lâu năm (là dược liệu quý có điều kiện sinh trưởng ở vùng núi cao Tây Bắc). Dược liệu sạch, không độc tố gây hại, dược tính cao, phù hợp với mọi cơ địa. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cũng cam kết không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không trộn tân dược, không chất bảo quản đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Cơ chế trị bệnh toàn diện, loại bỏ ngứa da chân tay tận gốc

Bởi mề đay, ngứa da hình thành do yếu tố bên trong do đó muốn bệnh dứt điểm hẳn cần phải tác động cả trong lẫn ngoài. Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã tuân thủ theo nguyên tắc đó vừa loại trừ tác nhân gây bệnh, vừa triệt tiêu triệu chứng, phục hồi vùng da bị tổn thương. Đồng thời, bài thuốc cũng bổ sung nhiều thành phần giúp tăng cường đào thải độc tố, bổ khí huyết giúp dưỡng tâm an thần, nhuận sắc, tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể toàn diện.

ĐỌC THÊM: Review chi tiết hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được chuyên gia khuyên dùng

Cách trị ngứa chân tại nhà

Tiện dụng, phù hợp với người dùng hiện đại

Bởi xu hướng dùng thuốc đông y chữa mề đay, ngứa da ngày càng tăng, nhưng do việc đun sắc lỉnh kỉnh tốn thời gian mà người bệnh thường bỏ dở giữa chừng. Hiểu được điều này, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tối ưu thuốc thành dạng cao dùng trực tiếp.

Mỗi loại sẽ được đóng lọ với nhãn mác, hướng dẫn sử dụng rõ ràng. Bởi các lọ thuốc nhỏ gọn nên mọi người có thể dễ dàng sử dụng tại nhà, công sở, nơi làm việc hay thậm chí mang đi du lịch, công tác. Đây cũng là điểm sáng giúp bài thuốc Mề đay Đỗ Minh trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh.

Thành công với hàng ngàn người dùng mỗi năm

Mề đay Đỗ Minh không “kén” đối tượng sử dụng như nhiều bài thuốc đông y khác. Từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân bị bệnh về tiêu hóa, chức năng gan, thận suy yếu… đều có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, lương y nhà thuốc.

Mỗi năm, đơn vị đã tiếp đón hàng ngàn bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó khoảng 96% người bệnh đã dứt điểm sau 2-4 tháng kiên trì dùng thuốc Mề đay Đỗ Minh.

Phản hồi thực tế từ người bệnh:

Cách trị ngứa chân tại nhà

Cách trị ngứa chân tại nhà

Đặc biệt, bài thuốc còn được nữ diễn viên nổi tiếng Nguyệt Hằng tin tưởng sử dụng và thành công thoát khỏi mẩn ngứa sau sinh.

Video: Nữ diễn viên Nguyệt Hằng chia sẻ kết quả dùng thuốc Mề đay Đỗ Minh

Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngứa chân tay và mề đay nổi mẩn hãy liên hệ chuyên gia nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn phác đồ điều trị bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh.

  • Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội | Hotline: 0963 302 349
  • Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh |Hotline: 0938 449 768
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Ngứa chân tay ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Nếu biết cách ăn uống hợp lý kết hợp với phương pháp điều trị phù hợp, tình trạng ngứa chân, ngứa tay sẽ mau chóng biến mất. Vì vậy, người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ, đúng cách và khoa học.

Thực phẩm nên ăn:

Các loại cá biển: Cá thu, cá hồi, cá ngừ… Chứa lượng Omega 3 lớn, giúp kháng viêm, giảm triệu chứng ngứa ngáy và dị ứng hiệu quả.

  • Rau xanh, trái cây tươi: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, có tác dụng thanh lọc cơ thể, tăng hệ miễn dịch và nuôi dưỡng làn da. Bên cạnh đó, rau và trái cây còn chứa chất chống oxy hóa cao, giúp ngăn lão hóa, phục hồi tế bào da hư tổn, giảm viêm và mẩn ngứa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, các loại đậu… Có tác dụng giảm sưng đỏ, mẩn ngứa, giúp da mịn hơn.
  • Các thực phẩm có tính kháng viêm: Tỏi, dầu hạt lanh, gừng, dầu anh thảo… Những thực phẩm này giúp chống viêm, giảm ngứa hiệu quả.
  • Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất dồi dào. Không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, sữa chua còn làm dịu những tổn thương ngoài da, tăng độ ẩm và cải thiện tình trạng khô ráp, ngứa da.
  • Thịt nạc lợn: Trong loại thịt này có nhiều khoáng chất và protein tốt cho da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung một lượng thịt vừa đủ trong ngày.
Cách trị ngứa chân tại nhà
Người bị ngứa chân tay nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega để triệu chứng nhanh chóng được đẩy lùi

Thực phẩm nên kiêng:

  • Kiêng đồ ăn giàu đạm: Thịt bò, trứng gà, thịt dê, thịt cừu, thịt chó… Chúng có thể kích thích Histamin phát triển, gây dị ứng mẩn ngứa ở da.
  • Hải sản: Tôm, bề bề, ghẹ, cua… Đây là nhóm thực phẩm gây dị ứng cao, vì vậy nếu bị ngứa chân tay, bạn không nên ăn hải sản.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Đậu phộng, sữa bò…
  • Thức ăn nhiều muối và đường sẽ giảm khả năng phục hồi của da, khiến những cơn ngứa dữ dội hơn.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng có thể làm tăng ngứa ngáy, kích thích hoạt động của bã nhờn, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Chất kích thích, đồ uống có cồn, bia, rượu, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga…

Cách phòng ngừa ngứa da chân, da tay

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa chân tay, ngứa bắp chân, ngứa cổ tay, mọi người cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các vấn đề sau đây:

  • Giữ vệ sinh tay chân, cơ thể, nhất là ở kẽ tay và kẽ chân. Vì đây là các vị trí vi khuẩn dễ trú ngụ, hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh, nấm và ký sinh trùng thuận lợi phát triển.
  • Sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với bụi bẩn, đất… Cần rửa sạch tay bằng xà bông. Nếu làm vườn hoặc tiếp xúc với hóa chất, cần đi găng tay và đeo ủng.
  • Tránh để da tay, da chân tiếp xúc với hóa chất độc hại, kim loại… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên đeo đồ bảo hộ để tránh tình trạng da tay chân bị tổn thương.
  • Khi thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể, mang tất và găng tay.
  • Dưỡng da tay thường xuyên, nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Chọn giày dép vừa kích cỡ, chất liệu mềm, thoáng và thấm hút mồ hôi tốt. Vệ sinh giày dép thường xuyên, thay tất mỗi ngày để vi khuẩn và nấm không có cơ hội phát triển. Hạn chế đi tất và giày chật trong thời gian dài. Sau khi thay tất, cần rửa chân sạch với xà phòng.
  • Nếu da chân đổ nhiều mồ hôi, bạn có thể sử dụng sản phẩm thấm hút dầu để giữa bàn chân khô thoáng.
  • Khi tay, chân bị côn trùng cắn, tiếp xúc với nhựa cây, cần làm sạch da với nước mát để hạn chế tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy và có mụn mủ.
  • Lựa chọn xà phòng, sữa tắm, nước rửa tay lành tính, độ pH cân bằng. Tránh dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh bởi chúng có thể làm khô da, ăn mòn da, khiến da dễ bị kích ứng.
  • Uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để da được cấp ẩm và khỏe mạnh. Đồng thời giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hạn chế các bệnh mãn tính tái phát.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ nghỉ đều đặn, hạn chế căng thẳng và stress. Mỗi ngày nên luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe.
  • Thăm khám định kỳ, nhất là đối với những người có tiền sử mắc bệnh da liễu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hiện tượng ngứa chân tay và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Ngứa mu bàn tay bàn chân là bệnh gì? Cách xử lý hiệu quả
  • Ngứa gót chân: Nguyên nhân và hướng điều trị tốt nhất
  • Chia sẻ kinh nghiệm chữa ngứa da, mẩn ngứa sau 3 tháng với Mề đay Đỗ Minh

XEM NGAY

Cách trị ngứa chân tại nhà

Cách trị ngứa chân tại nhà

Cách trị ngứa chân tại nhà