Cách vượt qua khó khăn trong học tập

Sal Khan là người đã sáng lập Khan Academy – là một trong những trường học online đầu tiên và lớn nhất thế giới hiện nay. Câu chuyện bắt đầu khi Khan cố gắng giúp Nadia, cháu của mình, vượt qua những khó khăn khi học Toán.

Bài viết sau kể lại câu chuyện mà chính Khan đã chia sẻ trong quyển “The One Word School House” do chính Khan viết. Tôi xin lược dịch những ý chính của câu chuyện, hy vọng có thể giúp cho những ai đang cố gắng giúp đỡ con em của mình vượt qua những khó khăn trong học tập, và những học sinh đang gặp những khó khăn trong học tập lấy lại sự tự tin.

Nadia gặp khó khăn trong môn Toán và Sal Khan muốn giúp đỡ

Vào năm 2004, Nadia học lớp 6, gặp khó khăn trong việc học Toán và đạt điểm thấp trong những bài thi ở lớp mặc dù đã cố gắng nhiều. Nadia bắt đầu cảm thấy mất tự tin và cho rằng mình không có khả năng học Toán. Khan quyết định giúp Nadia vượt qua khó khăn.

Lần đầu làm người dạy học, Sal Khan không có bất cứ kiến thức nào về những lý thuyết sư phạm. Cho nên Khan bắt đầu việc giúp Nadia học Toán mà không theo bất cứ thói quen hay định kiến nào. Tình huống ở đây không phải chỉ là “outside of the box” mà là “there is no box”.

Nghĩ về việc dạy học, Khan không biết những lý thuyết sư phạm, chỉ dựa vào những kinh nghiệm bản thân khi còn đi học. Khan nhớ lại ở thời đi học, có một số giáo viên làm Khan rất hứng thú trong việc học, một số khác thì không.

Khan muốn việc dạy học cho Nadia phải an toàn về mặt tư tưởng [safe], phù hợp riêng với cá nhân [personal], thoải mái [comfortable], và kích thích sự suy nghĩ [though-provoking].

Khan muốn những bài học phải là sự chia sẻ ý kiến một cách chân thật, và được truyền tải như là những đoạn đối thoại cùng học sinh, học sinh được nhìn nhận như một người có bản chất là thông minh [fundamentally smart] nhưng chẳng qua là chưa hiểu một cách đầy đủ những tư liệu.

Khan không muốn Nadia phải cố gắng học thuộc hay chỉ học được những kiến thức một cách cục bộ [compartmentalize]. Việc học sẽ dễ hơn nếu như Nadia hiểu những khái niệm cơ bản ẩn đằng sau của Toán học và sợi chỉ xuyên suốt kết nối ý tưởng này với ý tưởng khác.

Nadia gặp khó khăn ở đâu?

Việc đầu tiên hết là tìm ra điểm kiến thức mà Nadia gặp khó khăn. Nadia hiện đang gặp khó khăn ở kiến thức về chuyển đổi các đơn vị [như m và km, g và kg,...]

Tại sao lại là phần này? Nadia không biết và Khan cũng không biết. Có rất nhiều lý do cho việc này. Có thể Nadia nghỉ học một buổi quan trọng, bị mất tập trung, hoặc buồn ngủ, hoặc giáo viên vội vàng khi dạy bài học này,...

Nadia học ở 1 trường khá tốt, sỉ số lớp học cũng ít. Người ta vẫn bị ám ảnh rằng sỉ số lớp ít nói lên chất lượng của giáo dục, không ai phản bác việc lớp càng ít thì chất lượng càng tăng. Tuy nhiên chỉ duy nhất sỉ số lớp ít không phải là phép màu giải quyết mọi vấn đề.

Chúng ta bỏ qua nhiều sự thật căn bản về cách mà mỗi người học tập. Mỗi người học tập với cách học khác nhau, tốc độ khác nhau. Có người học nhanh một cách trực giác, có người ngấu nghiến kiến thức cho đến khi hiểu. Nhanh hơn không có nghĩa là thông minh hơn, chậm hơn càng không có nghĩa là dở hơn. Hơn nữa, nhanh hơn cũng không có nghĩa là hiểu sâu hơn. Tốc độ học chỉ là phong cách học mà thôi, không liên quan đến khả năng trí tuệ.

Luận điểm và niềm tin của Sal Khan

Khan sắp xếp lại những suy nghĩ của mình về cách mà một người học tập, Khan đi đến 2 điểm chính đầu tiên:

  • Bài học nên được dạy theo tốc độ học của học sinh, chứ không phải theo một thời khoá biểu ngẫu nhiên nào đó.
  • Những khái niệm cơ bản cần phải được hiểu thật sâu sắc để có thể tiến bộ trong những khái niệm xa hơn [advanced].

Vì Khan và Nadia ở khác thành phố, việc dạy học được tiến hành qua Yahoo Doodle.

Khan vẫn không nghi ngờ gì Nadia là một cô bé rất sáng lạn, qua những tiếp xúc thường ngày khi thỉnh thoảng ghé thăm, Khan nhận thấy Nadia rất sáng tạo và giỏi phân tích, Nadia có khả năng chia nhỏ vấn đề một cách logic để giải quyết như những ứng cử viên sáng giá đến từ những trường top về kỹ sư và kinh doanh. Vậy tại sao Nadia bị mắc kẹt ở bài tập chuyển đổi đơn vị? Giống như là khi đến vấn đề này, đầu óc Nadia bị ngừng hoạt động.

Tâm lý của Nadia, Sal Khan đã giúp Nadia lấy lại tự tin như thế nào?

Khan nói với Nadia “Nadia, cháu đã từng làm tốt những việc còn khó hơn thế, nên cháu cũng sẽ làm tốt phần này thôi”. Nhưng Nadia không nghe Khan, còn nghĩ rằng Khan chỉ nói dối.

Khi làm bài tập, Nadia chỉ đoán đại đáp số mà không hề tư duy.

Khan nghiêm túc cho rằng mình đang làm hại Nadia hơn là giúp. Khan muốn đem trở về sự tự tin cho Nadia, nhưng hình như sự thật là đang làm nó tệ hơn.

Khan nhận ra đôi khi sự hiện diện của một người giáo viên lại làm học sinh tê liệt.

  • Ở góc nhìn của giáo viên: sự có mặt của mình là để giúp đỡ.
  • Ở góc nhìn của học sinh: sự có mặt của giáo viên mang lại sự khó khăn, làm học sinh không thể trốn tránh. Một câu hỏi được đặt ra, và chờ đợi một câu trả lời ngay lập tức, điều này đem lại sự áp lực. Học sinh không muốn làm thất vọng giáo viên, học sinh sợ bị phán xét, học sinh cảm thấy xấu hổ khi nói ra những điều mình không hiểu.

Nhận ra điều đó, Khan thay đổi chiến lược. Khan nói “Nadia, chú biết cháu có đủ khả năng, chú không ở đây để phán xét cháu. Chúng ta thay đổi luật một chút. Cháu không được đoán đại nữa. Chú chỉ muốn nghe 2 điều : một là cháu đưa ra một câu trả lời chắc chắn và tự tin, hai là cháu nói mình không hiểu và yêu cầu chú giảng bài lại. Và cháu cũng không cần phải làm đúng ngay lần đầu tiên”.

Không lâu sau đó, Nadia có bước đột phá, bài học về chuyển đổi đơn vị bắt đầu rõ ràng, và buổi học trở nên vui vẻ.

Sự tự tin của Nadia đã trở lại cùng với sự tiến bộ dần trong việc học tập. Và quan trọng nhất là Nadia đã không còn cảm thấy xấu hổ khi Nadia chưa hiểu bài và cần được giảng bài lại.

----------------------------------------------------------------------

Khi đọc được câu chuyện này từ quyển sách của Sal Khan, tôi cảm thấy mình được truyền nhiều cảm hứng. Và cũng đúng lúc đó một chị phụ huynh cũng nhờ tôi giúp cho con gái chị lấy lại căn bản môn Toán. Thật là trùng hơp. Tôi lập tức áp dụng điều mà mình học được từ Khan. Tôi cũng nói với em ấy vào buổi học đầu tiên:

- Anh ở đây không phải là để phán xét em mà là để giúp đỡ em.

Ngay sau buổi học đầu tiên, chị phụ huynh kể lại với tôi

- Hân nói với chị là Hân tự tin bài kiểm tra sắp tới sẽ được 8 điểm. Bình thường Hân ít nói lắm.

Và thực sự là sau đó em ấy đã lấy lại căn bản và đạt điểm 8 trong các bài kiểm tra. Điều quan trọng mà tôi học được là học sinh cần 1 người tin tưởng mình, sẵn sàng hỗ trợ mình để tự tin và tiến bộ, chứ không phải là 1 người phán xét so sánh mình với học sinh giỏi khác để làm nổi bật "sự kém cỏi" của học sinh. Đây là 1 trong những điều quan trọng nhất tôi luôn giữ trong tâm mỗi khi nghĩ đến vai trò làm 1 người dạy học.

Sal Khan cũng là niềm cảm hứng để tôi thành lập Học viện TẠI SAO với mong muốn giúp cho mỗi học sinh được học Toán theo nhịp độ riêng của bản thân.

-- Kiến Long -- Học viện TẠI SAO

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Trả lời:

– Xóm của Thảo là nơi cách xa trường nhất. Nhà Thảo nghèo, bố mẹ đau yếu. Thảo phải làm việc nhà giúp cha mẹ.

Trả lời:

– Ở lớp, Thảo tập trung học tập. Chỗ nào không hiểu, Thảo hỏi cô giáo và các bạn. Buổi tối Thảo học bài, làm bài và sang sớm xem lại các bài học thuộc.

Trả lời:

– Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và giúp đỡ cha mẹ.

a] Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.

b] Nhờ bạn giang bài để tự làm

c] Chép luôn bài của bạn.

d] Nhờ người khác làm bài hộ.

đ] Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.

e] Bỏ không làm.

Trả lời:

– Khi gặp một Bài khó em sẽ chọn các cách: a, b và đ.

– Lí do là em muốn tự mình cố gắng làm bằng được Bài đó, nếu không được thì sẽ nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp cho hiểu và tự làm Bài đó.

Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em có thể làm gì để giúp bạn?

Trả lời:

– Theo em, bạn Nam cần phải mượn vở ghi của các bạn trong lớp để chép lại bài đầy đủ và cố gắng làm Bài. Nếu không hiểu thì nên hỏi bài thầy cô và các bạn trong lớp.

– Em sẽ giúp bạn Nam những điều mà Nam chưa hiểu trong vở ghi và bài giảng trên lớp.

Trả lời:

– Chăm chỉ làm Bài về nhà

– Trên lớp chú ý nghe giảng, không hiểu thì hỏi bài cô giáo và bạn bè.

– Ngoài làm Bài đã giao thì còn làm them Bài ở sách giáo khoa, sách nâng cao.

Trả lời:

Những khó khăn có thể gặp phải Những biện pháp khắc phục
Không hiểu bài, không biết làm bài Nghỉ học quá nhiều Mất gốc kiến thức Hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè Nhờ bạn bè và cô giáo giúp đỡ Tự ôn lại kiến thức cơ bản và bổ sung kiến thức nâng cao

Trả lời:

Tấm gương về nghị lực của Thầy Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Video liên quan

Chủ Đề