Cách xem hạn sử dụng son 3ce

Son môi là công cụ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ.

Một đôi môi ngọt ngào cùng một màu son thích hợp sẽ giúp phái nữ trông xinh đẹp và quyến rũ hơn.

Thế nhưng, ít ai biết son môi cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Son môi chứa nhiều thành phần gây hại bao gồm các kim loại nặng như chì, thủy ngân, antimon.

Ngoài ra, dụng cụ làm đẹp này còn chứa nhiều chất bảo quản như formaldehyd, dầu khoáng và paraben – những chất được cho là có liên quan đến sự phát triển của các căn bệnh ung thư.

Vậy bạn có biết trong son môi của mình có chứa những hóa chất độc hại nào chưa?

Son môi ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Chì là một trong những thành phần độc hại chủ yếu trong son môi.

Chất này có thể tác động đến hệ thần kinh cũng như hệ nội tiết của cơ thể dù chỉ với liều lượng nhỏ.

Các hóa chất trong son môi cũng thường gây dị ứng, sưng tấy, mụn rộp ở môi và vùng da xung quanh, khô môi, nứt môi,… Ngoài ra, son môi còn chứa một số thành phần độc hại khác có thể ung thư.

Hàm lượng chì trong son môi ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thế nào?

Không phải son môi nào cũng chứa chì.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy loại kim loại nặng này ngày càng phổ biến trong các sản phẩm dành cho môi.

Một điều nữa bạn cần lưu ý là giá thành của son môi không phải là yếu tố quyết định xem loại son môi đó có chứa chì hay không.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra trong 400 cây son được kiểm nghiệm thì tất cả đều đã bị nhiễm chì với mức nhiễm chì từ 0,9 ppm tới 3,06 ppm [ppm: một phần triệu].

Các chuyên gia y tế cho biết, không có ngưỡng chì nào an toàn cho cơ thể.

Vì vậy, hàm lượng chì chứa trong son môi dù ít hay nhiều gì cũng không hề an toàn.

Nếu là tín đồ của son môi, chắc hẳn bạn đã nhận ra rằng hầu như không có loại son môi nào liệt kê thành phần chì trong chúng.

Trên thực tế, chì không phải là chất độc duy nhất trong son môi mà bạn cần quan tâm.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong các loại son môi thông thường và son bóng còn có chứa 9 loại kim loại nặng khác bao gồm crôm, cadimi, mangan, nhôm…

Điều gì sẽ xảy ra khi nuốt phải các chất nhuộm màu trong son môi?

Chất nhuộm màu trong son môi thường chứa các hóa chất độc hại gây kích thích da, môi bị thâm hoặc thậm chí có thể gây bệnh bạch bì [do các tế bào melanocyte bị tổn thương].

Lý do tại sao những hóa chất độc hại [bao gồm chì] lại không được liệt kê trên thành phần của các loại son môi bởi vì chúng không phải là thành phần trực tiếp của son môi mà chúng chỉ chứa trong các chất nhuộm màu và chất nền để làm ra sản phẩm này.

Các hóa chất độc hại trong son môi có thể hấp thụ vào cơ thể khi bạn nuốt chúng.

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết khi dùng các loại son thông thường hay son bóng thì có thể bạn đã hấp thụ lượng nhôm, cadimi, crôm, mangan,… vượt quá mức quy định mà cơ thể chấp nhận trong một ngày.

Các nhà nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng son môi từ 2 đến 14 lần mỗi ngày thì đồng nghĩa với việc họ đang nuốt hoặc hấp thụ khoảng 87 mg son môi.

Tuy không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng dùng son môi mỗi ngày, nhưng họ vẫn dùng chúng trong suốt cuộc đời của mình.

Điều này có nghĩa là chì cũng như các hóa chất độc hại khác sẽ tích lũy và ảnh hưởng đến cơ thể.

Vì vậy, bạn nên lưu ý phải tẩy trang môi trước khi đi ngủ để làm giảm việc hấp thụ các chất độc hại trên vào cơ thể.

Khi nhận thấy mình đang có thói quen tô son khoảng 14 lần mỗi ngày thì bạn hãy giảm cường độ này ngay lập tức để tránh tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại thông qua việc sử dụng son môi.

Đừng bao giờ cho trẻ dùng son môi bởi vì cơ thể trẻ em đặc biệt rất nhạy cảm với các kim loại độc hại này.

Ngoài ra, hãy chú ý hạn sử dụng của loại mỹ phẩm mà mình đang dùng bạn nhé.

Làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, tuy nhiên, chị em cần lưu ý về thành phần và cách sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp của mình để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Tác hại từ son môi khiến bạn giật mình

Son là một trong những món đồ trang điểm không thể thiếu của nhiều chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, việc sử dụng những thỏi son chứa chì trong khi mang thai có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại son trôi nổi chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ.

Đối với mẹ bầu, thói quen sử dụng son không chọn lọc gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với hệ thần kinh của thai nhi.

Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn tác hại của son chứa chì.

Tác hại của chì với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Phản ứng tiêu cực

Chì có khả năng phản ứng lại những phân tử và protein làm sinh ra những tác động nguy hiểm.

Chì tích luỹ trong xương còn có thể đi vào máu khi bạn mang thai, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe em bé sau này.

Ảnh hưởng đến thần kinh

Chì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

Quá nhiều chì có thể gây tổn thương cho sự phát triển não bộ của thai nhi và kết quả trẻ sẽ gặp phải những vấn đề về hành vi ứng xử sau này.

Chì còn tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ sinh ra có chỉ số IQ thấp hay não phát triển không bình thường.

Mẹ bầu dùng quá nhiều son chứa chì có nguy cơ bị sẩy thai và gặp nhiều vấn đề phức tạp khi sinh con.

Tác hại của các thành phần khác trong son môi

Chất hóa dầu

Các nhà sản xuất son còn thêm vào thành phần hóa dầu làm cho tác hại của cây son tăng lên gấp bội.

Son chứa oxyclorua bismuth, parabens và một loại dầu khoáng có khả năng làm bít tắc lỗ chân lông và formaldehide mang nguy cơ tiềm ẩn, gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

Dầu khoáng

Dầu khoáng có trong son cũng là tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông.

Nó còn khiến môi trở nên khô và nứt nẻ.

Những dòng mỹ phẩm có thành phần dầu khoáng đều có chung tác hại đó là khiến người sử dụng chúng nổi mụn nhọt mức độ nghiêm trọng.

Chất tự nhiên

Những thành phần tự nhiên thường có trong các thỏi son là bơ ca cao, chiết xuất lô hội, dầu jojoba, sáp candellila, oxit sắt, ultramarine và tocopherol.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ là không phải thành phần nào cũng phù hợp vì có thể gây ra dị ứng.

Son sẽ theo thức ăn vào đường tiêu hóa, mẹ bầu càng nên cẩn thận hơn.

Vì ưu tiên hàng đầu lúc này là mang lại điều tốt đẹp nhất cho con yêu, mẹ bầu cần tạm tránh sử dụng son trong suốt thai kỳ.

Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đọc kỹ thông tin trên bao bì, nhãn mác trước khi mua một thỏi son dùng trong thai kỳ.

Mách mẹ cách lựa chọn thỏi son an toàn

Những loại mỹ phẩm như son bóng, son lì làm gia tăng mối bận tâm về sự có mặt của mangan, cadimi, chromium trong thành phần son.

Những chất này làm tăng nguy cơ khiến các cơ quan trong cơ thể của thai nhi bị tổn thương và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho cả mẹ và thai nhi.

Bạn cũng không nên hoang mang quá độ khi bạn phải từ bỏ hoàn toàn thói quen sử dụng son môi.

Có rất nhiều dòng sản phẩm không có chứa kim loại và các hóa chất độc hại.

Nếu tìm kiếm trên mạng, bạn có thể thấy vô số dòng son an toàn không chứa chì.

Đáng mừng là bạn có rất nhiều lựa chọn cho một thỏi son nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, không chứa kim loại để có thể vừa thỏa sức làm đẹp vừa bảo đảm sức khỏe cho con yêu.

Trên đây là một số chia sẻ giúp mẹ bầu lưu ý khi sử dụng son môi.

Mẹ cần cân nhắc sáng suốt để chọn lựa những sản phẩm son môi an toàn tại các cửa hàng uy tín [tham khảo Mỹ phẩm Coco Shop] để vừa bảo vệ thiên thần nhỏ trong bụng vừa giữ được hình ảnh tươi trẻ trong mắt gia đình và đồng nghiệp nhé!

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Mẹ bầu dùng son môi: Đẹp 1 mà hại đến 10!

Việc sử dụng son môi giúp phái đẹp chúng ta trông rạng rỡ và xinh đẹp hơn.

Tuy nhiên, son môi cũng chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dị ứng son môi xảy ra nếu cơ thể phản ứng với những thành phần có trong son và các sản phẩm dưỡng môi. 

Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng dị ứng với son môi để biết cách chữa trị thích hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Dị ứng son môi là gì?

Dị ứng son môi [hay dị ứng do tiếp xúc với son môi] là tình trạng vùng da ở môi bị kích ứng gây ra phản ứng dị ứng.

Có hai trường hợp dị ứng thường gặp:

  • Dị ứng cấp tính: Các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi sử dụng son môi.

    Tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ khác nhau ở mỗi người và dị ứng có thể lan ra cả mặt và cổ.

  • Dị ứng mạn tính: Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng nếu vẫn tiếp tục duy trì tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Dị ứng son môi có những triệu chứng gì?

Tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với các chất gây dị ứng mà tình trạng dị ứng ở mỗi người là khác nhau. Những triệu chứng thường gặp của tình trạng dị với ứng son môi bao gồm:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên.

    Thông thường, một số loại son có chứa capsaicin – hợp chất có chiết xuất từ dầu bạc hà hoặc hồ tiêu có tác dụng làm cho môi căng mọng.

    Tuy nhiên, nếu loại son bạn đang dùng không có những thành phần này và môi bị kích ứng, rất có thể bạn bị dị ứng với các thành phần khác có trong son.

  • Ngứa: Tương tự như các tình trạng dị ứng thường gặp, dị ứng son môi cũng gây ngứa ngáy dữ dội.

    Môi sẽ không bị ngứa ngay mà thường là sau khi sử dụng son từ 1-2 giờ.

    Tình trạng ngứa ngáy có thể diễn tiến nặng hơn.

    Trong trường hợp này, cần ngưng sử dụng son, rửa ngay với nước và tiếp tục theo dõi tình trạng dị ứng.

  • Sưng viêm: Xảy ra sau khi vùng da ở môi bị ngứa, có kèm theo cảm giác bỏng rát.

    Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với chất gây dị ứng.

    Tình trạng sưng viêm có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng.

    Nếu vùng da bị ngứa và bỏng rát lan đến miệng và cổ họng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị ngay vì tình trạng sưng viêm cổ họng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Bong tróc và chảy dịch: Triệu chứng này thường hiếm gặp và chỉ được phát hiện khi quan sát kỹ.

    Khi lau son môi và phát hiện vùng da ở môi bị trầy xước kèm theo dịch tiết ra quanh chỗ xước, có thể son môi đang phá hủy vùng da ở môi.

  • Vấn đề về dạ dày – ruột: Đây là triệu chứng ít gặp nhưng khi sử dụng trong thời gian dài, phụ nữ thường sẽ nuốt một lượng không nhỏ son môi.

    Nếu có những phản ứng lạ sau khi sử dụng son, bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng liên quan đến dạ dày và ruột sau đó.

  • Vấn đề về hô hấp: Hen suyễn, nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau đầu nhẹ là những triệu chứng khác do dị ứng với son môi gây ra.

    Người bị hen suyễn và mắc các bệnh về hô hấp nên tránh sử dụng son môi.

    Trong những trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ – đe dọa đến tính mạng.

  • Sốc phản vệ: Tuy là triệu chứng hiếm gặp nhưng sốc phản vệ vẫn có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng nặng với loại mỹ phẩm này.

    Khi có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, những cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ dần ngưng hoạt động.

    Sốc phản vệ có thể gây đột quỵ, những bệnh ung thư hiếm gặp và thậm chí tử vong.

Nguyên nhân

Trong quá trình sản xuất son, các thành phần gây kích ứng phổ biến đã dần được lại bỏ nhưng vì lợi ích thẩm mỹ nên nhiều thành phần gây kích ứng khác vẫn được nhà sản xuất thêm vào.

Những thành phần này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng với son môi và các sản phẩm dưỡng môi.

Bên cạnh sáp, dầu thầu dầu là loại dầu phổ biến nhất được sử dụng để tạo ra son môi.

Trong thầu dầu có chứa hàm lượng lớn axit ricinoleic – là tác nhân chủ yếu gây ra phản ứng dị ứng cho vùng da ở môi.

Ngoài ra, son môi còn chứa các thành phần kim loại nặng như niken [dùng để làm ống đựng son môi], chất tạo mùi và tạo màu… gây ra kích ứng vùng da ở môi.

Cách chữa dị ứng son môi

Trước khi điều trị dị ứng với son môi, việc giảm thiểu triệu chứng dị ứng cần được ưu tiên sớm nhất.

Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để giảm triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Cẩn thận lau vết son tránh làm vùng da bị dị ứng nặng thêm.

    Tránh dùng nước tẩy trang có chứa alcohol và các chất dễ gây kích ứng.

  • Uống thuốc chống dị ứng có chứa antihistamine như Benadryl, để giảm triệu chứng dị ứng.

    Nếu tình trạng nặng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

  • Chườm đá có thể giúp giảm đau và ngứa
  • Dùng nha đam để làm dịu vùng da bị kích ứng
  • Tránh sử dụng các loại kem dưỡng môi có chứa thành phần dễ gây kích ứng da.

Lưu ý là nếu việc áp dụng các cách giảm thiểu triệu chứng trên mà tình trạng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Điều này giúp bạn nhận được cách chữa dị ứng son môi hiệu quả nhất.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Dị ứng son môi: Những điều phái đẹp nhất định phải biết

Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn.

Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có thể chọn son môi đẹp mà không gây hại cho môi nhé!

Mỗi ngày khi bạn tô son, chắc hẳn bạn chỉ đắn đo màu nào hợp với bộ váy bạn đang mặc hay không.

Thậm chí khi mua son môi mới, bạn cũng chỉ chú tâm đến giá thành và tiếng tăm của thỏi son mà thôi.

Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc son môi của bạn làm từ nguyên liệu gì hay loại son bạn đang dùng có thật sự an toàn? Hàng triệu phụ nữ không hề biết, vật dụng luôn thường trực trong túi xách này lại có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại.

Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và lựa chọn được loại son môi tốt hơn.

Trong son môi có gì?

Nói ngắn gọn, son môi là một ống sáp nén chứa dầu, phụ gia, sắc tố màu và chất dưỡng ẩm.

Tuy không thể đánh đồng tất cả son môi với nhau, nhưng một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, kim loại độc, đặc biệt là kim loại chì, được dùng rất nhiều trong son môi.

Năm 2007, một nghiên cứu ở Mỹ phát hiện 61% trong số 33 loại son môi được kiểm định có nồng độ chì từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm.

[ppm là thang đo lượng chì trong môi trường].

Các loại son môi đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay như son môi 3CE, son Mac, son môi Maybelline,..

đều có chứa một lượng chì không nhỏ, rất dễ gây khô môi dù là son kem, son tint hay son matte.

Trung bình, mỗi cô gái sử dụng son môi 2 lần một ngày.

Con số này tăng lên đến 10 lần đối với son bóng hay son dưỡng.

Nồng độ chì càng tăng tỷ lệ thuận với số lượng độc tố vào trong người.

Cứ một lần thoa thì bạn dùng 10 mg [miligram] son và phần lớn trong đó đều bị bạn nuốt vào.

Theo bài toán này thì, trong một ngày một cô gái sẽ ăn đến 24 mg son môi! Còn với các nàng nghiện son, thì có khi một ngày cơ thể hấp thụ đến 87 mg sản phẩm.

Kết quả là, chỉ số nhôm, cadmium, crom, mangan vượt gấp 100 phần trăm mức cho phép.

Và những tác hại từ son môi sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu bạn không chọn son môi có đảm bảo an toàn.

Lựa chọn son môi vừa đẹp vừa lành mạnh

Khi đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm, làm sao để biết son môi nào tốt? Hầu hết các cô gái đều chỉ quan tâm đến màu sắc, cảm giác trên môi và giá cả.

Sau khi đã biết về sự thật đằng sau sự độc hại của son môi, bạn nên bắt đầu học cách chọn son môi “thông minh” hơn thay vì chỉ chọn lựa màu sắc.

Mặc dù son môi vô cùng da dạng về thể loại và màu sắc, chúng vẫn chứa một số thành phần cơ bản.

Và thành phần liệt kê ở trên chỉ là số ít trong danh sách các chất có trong một thỏi son.

Dưới đây là những thành phần bạn nên lưu ý khi mua son môi:

Thành phần nên tránh:

  • Chất làm mềm da làm từ dầu mỏ chẳng hạn như dầu khoáng và petrolatum;
  • Chất tạo mùi nhân tạo trong các thỏi son dán mác “hương nước hoa”, “hương thơm tự nhiên”;
  • Sáp tổng hợp và sáp dầu chẳng hạn như chất dầu không mùi và ozokerite;
  • Chất bảo quản tổng hợp như Formaldehyde, BHT và paraben;
  • Thuốc nhuộm nhân tạo.

    Các thuốc nhuộm nhân tạo được liệt kê trên nhãn bắt đầu với FD & C hoặc D & C, hoặc tên màu kèm số.

    Ví dụ: D & C Red 21 hoặc chỉ đỏ 21;

  • Các thành phần kim loại đã được “nano hóa” thành hạt nano.

Thay vào đó, hãy tìm thành phần lành mạnh hơn như:

  • Chất làm mềm tự nhiên như bơ hạt mỡ, bơ ca cao, bơ và nha đam;
  • Dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu thầu dầu, dầu hoa cúc, dầu jojoba, dầu ôliu và dầu hướng dương;
  • Thành phần sáp tự nhiên như candelilla, carnauba hoặc sáp ong;
  • Nước hoa tự nhiên như tinh chất vani và dầu gió;
  • Chất bảo quản tự nhiên như vitamin E, dầu cây trà, dầu neem và quế;
  • Màu son tự nhiên từ trái cây, rau quả và thành phần thực vật khác như củ nghệ, củ dền, cà rốt tím, dâu, lựu và calendula;
  • Titan dioxit, oxit sắt và mica là những kim loại tạo màu an toàn.

Nếu số lần thoa son lên đến 14 lần một ngày, hãy xem xét để cắt giảm hoặc lựa chọn những loại son lâu trôi hơn để thay thế.

Ngoài ra, các loại son không chỉ có công dụng trang điểm không đâu, bạn có thể lựa chọn các loại son trị thâm môi, hay son dưỡng môi có màu để vừa đẹp lại vẫn bảo vệ tốt cho môi nhé!

Một số các loại son môi hữu cơ được làm từ sáp ong và dầu gai dầu hoặc không sử dụng hoá chất nhuộm mà dùng màu tự nhiên.

Nếu muốn tránh xa tất cả các thành phần kiểm tra trên động vật, hãy tìm biểu tượng chú thỏ nhảy, từ “hoàn toàn từ thực vật” hay “không thử nghiệm trên động vật” trên bao bì, nhãn mác của son.

Đừng để bị lừa bởi từ “hữu cơ”.

Son môi hữu cơ vẫn có thể chứa một số thành phần tổng hợp, trừ khi chúng được dán nhãn cụ thể như 100% hữu cơ.

Khi đã chọn lựa những thương hiệu nổi tiếng, sẽ có rất nhiều hàng nhái lại mà những sản phẩm giả này còn độc hại hơn nhiều.

Do đó, hãy đảm bảo lựa chọn đúng son môi chính hãng từ những nhà cung cấp uy tín.

Các loại son môi handmade hiện nay tuy cũng được quảng cáo là son môi không chì nhưng thật sự nhà sản xuất có thể bỏ thêm những loại hóa chất gây hại khác, bạn cũng nên kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm trước khi ra quyết định mua.

Nếu được, học cách làm son môi tại nhà có thể vừa an toàn lại pha chế được màu son riêng cho bạn đấy!

Chắc hẳn chẳng ai muốn đẹp bên ngoài nhưng lại héo úa bên trong.

Thế nên, hãy luôn thận trọng trong việc chọn son môi an toàn cho bản thân. Hãy chọn son môi thật thông minh để bảo vệ sức khỏe mà vẫn thời trang nhé.

Bạn có thể tham khảo các cách dưỡng môi tự nhiên không cần mỹ phẩm ở bài viết 8 mẹo cực đơn giản cho đôi môi hồng tự nhiên.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

Một số trẻ gặp tình trạng môi khô, nứt, thậm chí là chảy máu.

Điều này khiến môi của trẻ bị đau và khó chịu.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều bà mẹ quyết định cho trẻ dùng son dưỡng môi.

Thế nhưng, son dưỡng môi cho trẻ nhỏ thực sự không phải là một sản phẩm an toàn như bạn nghĩ. 

Bố mẹ luôn lo lắng về những điều có thể xảy ra hoặc đang xảy ra với con mình, đặc biệt là những người mới lần đầu làm bố mẹ.

Đôi khi trẻ bị chảy mũi hay trượt chân té ngã cũng có thể khiến bố mẹ “lo sốt vó”.

Lần đầu tiên làm bố mẹ, bạn sẽ có rất nhiều nỗi lo “không tên” xuất hiện trong tâm trí, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết làm thế nào để giải quyết những gì đang xảy ra ở trẻ.

Trong số các vấn đề rắc rối của bé cưng, có tình trạng khô, nứt môi.

Nguyên nhân khiến môi trẻ bị khô và nứt

Có rất nhiều yếu tố khiến môi trẻ bị khô và nứt.

Đầu tiên có thể kể đến là thời tiết.

Không chỉ mùa lạnh mà những hơi nóng mùa hè hoặc sự thay đổi của thời tiết cũng có thể gây ra tình trạng này.

Đôi môi của trẻ sẽ trở nên khô, nứt nẻ và thậm chí là chảy máu.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ bị nứt môi còn có thể là do trẻ thường hay liếm môi.

Lớp da quá ẩm và mềm mại sẽ khiến môi dễ bị nứt.

Bên cạnh đó, cảm lạnh và nghẹt mũi cũng có thể là nguyên nhân.

Không những vậy, còn có một số nguyên nhân nghiêm trọng khác như mất nước hoặc dị ứng với thức ăn hoặc đồ vật mà trẻ tiếp xúc.

Nhiều người cho rằng điều này không quan trọng bởi môi trẻ sẽ tự lành lại theo thời gian.

Một số khác lại quá lo lắng và dùng son dưỡng môi cho trẻ em.

Tuy nhiên, những loại son này không phải là một lựa chọn tốt bởi nó không an toàn cho trẻ.

Trong son dưỡng môi cho trẻ em thường có chứa gì?

Thành phần chính trong son dưỡng môi là arachidyl propionate, long não, hương thơm, linoleate isopropyl, myristate isopropyl, lanolin và một số thành phần khác.

Long não là thành phần thường thấy ở các loại son dưỡng môi.

Tuy nhiên, nếu trẻ nuốt phải một lượng nhỏ long não cũng có thể gây tử vong.

Không những vậy, long não còn gây kích ứng hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương sau khi trẻ nuốt phải.

Buồn nôn, nôn, động kinh là những triệu chứng phổ biến nếu trẻ bị ngộ độc long não.

Liệu son dưỡng môi có thật sự giúp ích trong việc điều môi khô, nứt? Bạn hãy để ý xem có phải sau vài phút thoa son dưỡng môi thông thường, môi bé lại khô lại và khiến bé phải thoa nhiều lần hơn.

Chất tạo hương là một thành phần quen thuộc trong các loại son dưỡng môi.

Thế nhưng, bạn có biết 95% các thành phần được sử dụng để tạo ra chất này là các hợp chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ như benzen, aldehyde và nhiều chất độc khác? Hiện nay, có rất ít sản phẩm có mùi thơm được tạo thành từ các loại mùi hương tự nhiên.

Việc thoa son dưỡng môi với các thành phần và hóa chất nhân tạo này sẽ rất nguy hiểm vì trẻ có thể nuốt phải một phần.

Mỡ lông cừu [lanolin] là một thành phần tự nhiên hơn so với các phần còn lại.

Nó có nguồn gốc từ lông cừu.

Sản phẩm này thường được tìm thấy trong chất bôi trơn, đánh bóng giày và các chất chống rỉ.

Ngoài ra, nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại mỹ phẩm như các loại kem chữa nứt núm vú, thường được các bà mẹ đang cho con bú sử dụng.

Mặc dù nó đã được chứng minh là hiệu quả nhưng hãy cẩn thận vì trẻ có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với thành phần này đấy.

Son dưỡng môi cho trẻ không phải là một lựa chọn an toàn.

Vậy tại sao bạn không tự làm loại son này ở nhà bằng các thành phần tự nhiên an toàn cho bé.

Công thức này rất dễ thực hiện nhưng bạn vẫn nên xem xét cẩn thận về các thành phần để đảm bảo rằng trẻ không bị dị ứng.

Công thức làm son dưỡng môi cho trẻ em đơn giản

Thành phần: Sáp ong, dầu dừa, mật ong, viên vitamin E và tinh dầu [tùy chọn].

  • Sáp ong là thành phần chính.

    Nó sẽ hoạt động như kem giữ ẩm nhưng vai trò quan trọng nhất mà của thành phần này là nó giúp tạo ra hình dáng của cây son để bạn dễ sử dụng hơn.

  • Dầu dừa không giúp làm mềm và làm ẩm môi mà nó giúp kích hoạt chất béo trên da, giúp giữ ẩm cho môi.
  • Mật ong giúp giữ nước cho da.
  • Vitamin E rất tốt cho làn da.

    Đây là loại vitamin mà da sử dụng nhiều nhất.

Chuẩn bị: 1 muỗng súp sáp ong, 1 muỗng súp dầu dừa, một ít mật ong và 2 viên vitamin E.

Cách làm: Làm tan chảy sáp ong, thêm dầu dừa, mật ong và 2 viên vitamin E.

Cho vào đồ đựng, để nguội và sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để làm, bạn vẫn không nên sử dụng son dưỡng môi mà nên sử dụng các loại sản phẩm từ tự nhiên như dầu dừa nguyên chất.

Nếu đang cho con bú thì bạn có thể thử cho bé bú thường xuyên hơn.

Điều này không chỉ giúp bé giảm cảm giác khó chịu hoặc mất nước mà còn giúp môi bé không bị khô.

Hãy sử dụng những sản phẩm phù hợp với trẻ.

Trước khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Son dưỡng môi cho trẻ em có thật sự an toàn?

Video liên quan

Chủ Đề