Thông tư hướng dẫn chuyển xếp lương mới

Theo đó, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đưa ra một số ý kiến giải đáp liên quan đến chuyển hạng, xếp lương giáo viên như sau:

1. Khi bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, không căn cứ vào các nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng được bổ nhiệm.

Cụ thể, nhiệm vụ được quy định tại tiêu chuẩn từng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trong các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT là những công việc giáo viên phải thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng [nếu nhà trường được giao và giáo viên được hiệu trưởng phân công triển khai nhiệm vụ].

Sau khi bổ nhiệm, hiệu trưởng cơ sở giáo dục giao nhiệm vụ đối với những giáo viên này và giáo viên đó phải thực hiện nhiệm vụ của mình.

Giải đáp về chuyển hạng, xếp lương giáo viên theo 4 Thông tư mới [Ảnh minh họa]


2. Về bổ nhiệm và xếp lương giáo viên mầm non [GVMN] 

Theo đó, GVMN hạng II [mã số V.07.02.04] chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III [mã số V.07.02.26].

Sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II [mã số V.07.02.25] thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GVMN hạng II [mã số V.07.02.25] mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.

Bên cạnh đó, việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV và đảm bảo nguyên tắc: Được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào thì xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp đó.

3. Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập, giáo viên chưa có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học thì chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo.

4. Về bổ nhiệm giáo viên THCS

Giáo viên THCS hạng III [mã số V.07.04.12] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II [mã số V.07.04.32] nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III [mã số V.07.04.32], trong đó có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo.

Bên cạnh đó, với trường hợp giáo viên THCS hạng III [mã số V.07.04.12], có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và bằng Đại học các chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, GDCD, QLGD [ngoài sư phạm] phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS thì mới đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng III.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Danh sách hạng của giáo viên các cấp mới nhất 2021

Theo đó, Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-BNV hướng dẫn cụ thể cách xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành hành chính như sau:

- Ngạch Chuyên viên cao cấp [mã số 01.001]: Áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 [A3.1], có hệ số lương từ 6,2 - 8,0 [tương đương với mức lương từ 9,238 - 11,92 triệu đồng/tháng];

- Ngạch Chuyên viên chính [mã số 01.002]: Áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 [A2.1], có hệ số lương 4,4 - 6,78 [tương đương với mức lương từ 6,556 - 10,102 triệu đồng/tháng];

- Ngạch Chuyên viên [mã số 01.003]: Áp dụng bảng lương công chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 - 4,98 [tương đương mức lương từ 3,486 - 7,42 triệu đồng/tháng];

- Ngạch Cán sự [mã số 01.004]: Áp dụng bảng lương công chức loại A0, có hệ số lương 2,1 - 4,89 [tương đương mức lương từ 3,129 - 7,286 triệu đồng/tháng];

- Ngạch Nhân viên [mã số 01.005]: Áp dụng bảng lương công chức loại B, có hệ số lương từ 1,86 - 4,06 [tương đương mức lương từ 2,771 - 6,049 triệu đồng/tháng].

Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT- BNV.

Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch cản sự, ngạch nhân viên theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi, bổ sung Thông tư 11/2014/TT-BNV và Thông tư 13/2010/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trong thời hạn 05 năm nay, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch cán sự, ngạch nhân viên [mới]. Khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự, ngạch nhân viên [mới] thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch. Trường hợp công chức không hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức thì thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bên cạnh bảng lương mới của giáo viên, còn có nhiều quy định liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên từ ngày 20/3/2021. Mời các bạn tham khảo để nắm rõ Cách chuyển xếp lương mới giáo viên từ 20/3/2021 như thế nào?

  • Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
  • Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021

Cách chuyển xếp lương mới giáo viên mới nhất

  • 1. Cách chuyển hạng giáo viên từ cũ sang mới
    • Chuyển hạng đối với giáo viên mầm non
    • Chuyển hạng đối với giáo viên tiểu học
    • Chuyển hạng đối với giáo viên trung học cơ sở
    • Chuyển hạng đối với giáo viên trung học phổ thông
  • 2. Cách chuyển xếp lương mới giáo viên từ tháng 3/2021

1. Cách chuyển hạng giáo viên từ cũ sang mới

Chuyển hạng đối với giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:

Hạng cũ

Hạng mới

Điều kiện chuyển hạng

Hạng IV

[Mã số V.07.02.06]

Hạng III

[Mã số V.07.02.26]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III mới [trong đó không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III]

Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 6 Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT

Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đạo tạo.

[Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng nếu chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên.

[Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT]

Hạng III [mã số V.07.02.05]

Hạng III

[Mã số V.07.02.26]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III mới [phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III].

[Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT]

Hạng II

[mã số V.07.02.04

Hạng II

[mã số V.07.02.25]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng II mới [phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II].

[Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT]

Hạng III

[Mã số V.07.02.26]

Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng II mới.

Lưu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng II mà không cần thi/xét thăng hạng.

[Khoản 3 Điều 7 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT]

Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư mới.

Chuyển hạng đối với giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau:

Hạng cũ

Hạng mới

Điều kiện chuyển hạng

Hạng IV

[mã số V.07.03.09]

Hạng III

[mã số V.07.03.29]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng III mới [trong đó không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III]

[Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 7 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên [Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm] và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đạo tạo

[Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên [Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm], nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên.

[Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Hạng III

[mã số V.07.03.08]

Hạng III

[mã số V.07.03.29]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng III mới [trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III]

[Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên [Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm] và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đạo tạo.

[Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên [Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm], nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên.

[Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Hạng II

[mã số V.07.03.28]

Hạng II [mã số V.07.03.28]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng II mới [trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II]

[Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Hạng III

[mã số V.07.03.29]

Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng II mới.

Luu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng II mà không cần thi/xét thăng hạng.

[Khoản 3 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT]

Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư mới.

Chuyển hạng đối với giáo viên trung học cơ sở

Giáo viên THCS đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:

Hạng cũ

Hạng mới

Điều kiện chuyển hạng

Hạng III

[mã số V.07.04.12

Hạng III

[mã số V.07.04.32]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo THCS học hạng III mới [trong đó không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III]

[Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên [Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm] và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đào tạo.

[Khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Không chuyển hạng nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên [Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm], nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên.

[Khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Hạng II

[mã số V.07.04.11]

Hạng II

[mã số V.07.04.31]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo THCS học hạng II mới [trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II]

[Điểm b Khoản 1 Điều Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Hạng III

[mã số V.07.04.32]

Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng II mới.

Lưu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng II mà không cần thi/xét thăng hạng.

[Khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Hạng I

[mã số V.07.04.10]

Hạng I

[mã số V.07.04.30]

Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo THCS học hạng I mới [trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng I]

[Điểm c Khoản 1 Điều Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Hạng II

[mã số V.07.04.31]

Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng I mới.

Lưu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng I mà không cần thi/xét thăng hạng.

[Khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT]

Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II quy định tại Thông tư mới.

Chuyển hạng đối với giáo viên trung học phổ thông

Giáo viên THPT đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT như sau:

Hạng cũ

Hạng mới

Điều kiện chuyển hạng

Hạng I

[mã số: V.07.05.13]

Hạng II

[mã số: V.07.05.14]

Hạng III

[mã số: V.07.05.15]

Hạng I

[mã số: V.07.05.13]

Hạng II

[mã số: V.07.05.14]

Hạng III

[mã số: V.07.05.15]

Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT theo quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương.

[Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT]

2. Cách chuyển xếp lương mới giáo viên từ tháng 3/2021

Khi Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên trung học cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8.

Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.

Vừa nghiên cứu Thông tư 03 kết hợp với tìm hiểu Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chuyển xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức tại mục II khoản 1 và bảng lương năm 2004, một giáo viên trung học cơ sở giảng dạy môn Toán có gửi băn khoăn như sau:

“Khi chuyển xếp lương vào hạng II chức danh nghề nghiệp mới [hạng II mới mã số V.07.04.31] thì không biết hệ số lương cụ thể khi được chuyển sẽ như thế nào?”.

Ví dụ: Trước năm 2015 những giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm [học đại học chính quy] khi hết thời gian tập sự họ được xếp là giáo viên trung học cơ sở hạng II mã số V. 07.04.11.

Đến thời điểm hiện tại những giáo viên đạt đủ các tiêu chuẩn ở điều 4 Thông tư 03, đạt luôn tiêu chuẩn giữ hạng II 9 năm và hiện đang có hệ số lương 3,33 thì họ sẽ được chuyển sang hạng II mới mã số V.07.04.31 với hệ số lương từ 4,00 đến 6,38.

Tiếp tục căn cứ vào mục II khoản 1 của Thông tư 02/2007 TT-BNV về cách chuyển xếp lương thì những giáo viên này sẽ được chuyển từ hệ số 3,33 lên 4,00.

Cách hiểu như trên có đúng hay không? Nếu sai xin tư vấn cách xếp lương như thế nào cho đúng trong trường hợp này [hệ số lương 3,33; đáp ứng được các tiêu chuẩn ở điều 4; giữ hạng II 9 năm].

Câu hỏi này đã chuyển tới Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục [Bộ Giáo dục và Đào tạo] thì được cho biết:

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập [có hiệu lực từ ngày 20/3/2021].

Khi Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên trung học cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư.

Theo đó, giáo viên trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp nào thì được áp dụng hệ số lương của loại viên chức tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp đó và việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

...........................

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên

Trên đây là nội dung chi tiết của Hướng dẫn cách chuyển xếp lương mới giáo viên từ tháng 3/2021. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Tóm lại thì lương giáo viên khi chuyển hạng từ cũ sang mới cụ thể là bao nhiêu? Hay mức hưởng chi tiết lương giáo viên theo Thông tư mới như thế nào? Vấn đề này, các thầy cô nên chờ thông báo hướng dẫn chi tiết từ địa phương mình.

  • Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
  • Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
  • Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
  • Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
  • Hướng dẫn mới về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên Tiểu Học từ 20/3/2021
  • Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021

Chúc các thầy cô luôn thực hiện tốt các chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục của nhà trường đề ra, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân, chủ động chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ đồng nghiệp, phụ huynh học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục nhé!

Video liên quan

Chủ Đề