Chỉ thị 15 giãn cách mấy ngày

Toàn bộ tỉnh Đồng Tháp sẽ chuyển sang áp dụng giãn cách theo chỉ thị 15 mức cao - Ảnh: AN LONG

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quyết định mới về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh này để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, thành phố Sa Đéc và các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò từ thực hiện áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 sẽ chuyển sang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 và một số quy định, biện pháp cao hơn từ 0h ngày 23-9.

Như vậy, toàn bộ 12 huyện, thành phố tại tỉnh Đồng Tháp đều không còn áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16. Tính đến trưa cùng ngày, tỉnh này đã phát hiện 8.186 ca mắc COVID-19.

27% dân số tỉnh Đồng Tháp đã được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 và 5,56% dân số đã được tiêm mũi 2.

Trong ngày 22-9, Đồng Tháp cũng đã tổ chức buổi gặp gỡ các doanh nghiệp để thảo luận về các biện pháp thích ứng, khôi phục sản xuất.

Trong 3 tháng diễn ra tình hình dịch COVID-19 căng thẳng vừa qua, có 155 doanh nghiệp với hơn 18.300 người vẫn duy trì sản xuất được tại Đồng Tháp.

Tới đây, tỉnh sẽ ban hành các phương án khôi phục sản xuất và sẽ thành lập Ban hỗ trợ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, có chính sách ưu tiên để doanh nghiệp có thể sản xuất trở lại.

Đồng Tháp cho người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin đi lại nội huyện

SƠN LÂM

Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15, cho phép hoạt động nhiều dịch vụ

Tối 20/9, UBND TP. Hà Nội ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND Điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Theo đó, Từ 06h00 ngày 21/9/2021, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của Thành phố,

Duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố

Theo Chỉ thị mới ban hành, Hà Nội duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tiếp tục duy trì các chốt tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân. Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội. Tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Thành phố tiếp tục tạm dừng các hoạt động: Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: Xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh [trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép]. Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trừ các trường hợp được quy định cụ thể tại mục 3.3 của Chỉ thị này.

Cửa hàng cắt tóc, gội đầu và nhiều loại hình dịch vụ hoạt động trở lại

Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn [trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch] bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 [50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà]. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp của các cơ quan, đơn vị [nếu có] hoạt động bình thường, đảm bảo kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng [trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch]; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống [chỉ bán hàng mang về] và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.

Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hằng ngày [áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ].

Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

Xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch

Chỉ thị của TP. Hà Nội đề nghị người dân thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Trường hợp di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.

Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu: Xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR và thực hiện 5K. Thực hiện sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 [tại phụ lục kèm theo] và các quy định do Trung ương và Thành phố ban hành.

Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng, thực hiện đầy đủ quy định của Trung ương và Thành phố; chủ động phê duyệt kế hoạch sản xuất an toàn đáp ứng tình hình dịch bệnh, gửi UBND xã, phường, thị trấn để quản lý, giám sát, kiểm tra; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị.

Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.

Các công trình xây dựng: Căn cứ quy mô công trình, thẩm quyền quản lý, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp các đơn vị liên quan quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động xây dựng đáp ứng yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Gia Huy


Lực lượng chức năng lập chốt phong tỏa tại khu vực Đường Ấp Bắc, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Ảnh tư liệu: TTXVN

Theo đó, tỉnh Tiền Giang tiếp tục yêu cầu người dân trong toàn tỉnh không ra đường trong khoảng thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h sáng hôm sau, trừ các trường hợp sau: Cấp cứu, đi mua thuốc trị bệnh; các lực lượng thực hiện, phục vụ, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; lực lượng công an, quân sự, biên phòng… thực hiện nhiệm vụ; công nhân vệ sinh môi trường, đô thị; xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; các cửa hàng xăng dầu thuộc Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng trực tiếp quản lý để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch. Các phương tiện vận chuyển từ địa phương khác đi ngang qua địa bàn tỉnh trên các tuyến Quốc lộ thì thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Y tế nhưng không được dừng, đỗ.

Sau 5h đến trước 19h [hằng ngày], việc ra đường của người dân vẫn thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg trên địa bàn quản lý. Trong đó, người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, quy định 5K, thông điệp 5T, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng; chủ động khai báo y tế khi có các biểu hiện bệnh như ho, sốt,… với trạm y tế gần nhất; thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng, cộng đồng.

Người dân hạn chế tối đa việc ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, đi khám, chữa bệnh, đi lao động, sản xuất, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ không bị dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.

Chủ tịch UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh được quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh đối với các địa bàn xã, phường, thị trấn; có quyền quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao hơn so với quy định chung với từng vùng, hoặc trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện hướng dẫn số 261/HD-UBND ngày 22/8/2021 của UBND tỉnh Tiền Giang về thiết lập, bảo vệ và mở rộng các “vùng xanh” trên địa bàn; thường xuyên đánh giá mức độ nguy cơ đến từng địa bàn tổ dân phố, tổ tự quản, ấp khu phố, xã phường thị trấn đế có biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Thông tin từ Sở Y tế Tiền Giang, đến sáng 26/9, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ghi nhận 81 ca mắc COVID-19 mới [giảm 31 ca so với ngày 24/9], nâng tổng số người mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh là 13.724 ca.

Về công tác điều trị, toàn tỉnh có 189 bệnh nhân COVID-19 được xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh lên 11.064 ca, chiếm 80,6% tổng số F0 toàn tỉnh; trong đó có 8.530 trường hợp bệnh nhân đã hoàn thành theo dõi sức khỏe tại nhà và 2.534 người đang theo dõi sức khỏe sau xuất viện. Hiện có 2.323 bệnh nhân đang được điều trị, gồm 65 F0 được theo dõi điều trị tại nhà, số còn lại đang điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh./.

Theo TTXVN


Video liên quan

Chủ Đề