có mấy cách phát triển câu chuyện ?

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

Tuần trước HS đỡ luyện tập phát triển câu chuyện và tuần  này tiếp tục luyện tập để củng cố kĩ ăng phát triển câu chuyện. Mục đích của tiết học là :

–        sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.

–        Viết câu mở đầu để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : viết câu mở đầu cho từng đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề. Ở tuần 7. HS đã dựa theo cốt truyện Vào nghề để luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Dựa theo những điều đã học, HS viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn. Ví dụ :

–        Mở đầu đoạn 1 : Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

–        Mở đầu đoạn 2 : Một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

–        Mở đầu đoạn 3 : Từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa

–        Mở đầu đoạn 4 : Sau bao nhiêu ngày khổ luyện, Va-li-a đã trở thành một diễn viên, được biểu diễn trên sân khấu.

Hs lưu ý các từ ngữ in nghiêng ở phần mở đầu của mỗi đoạn.

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : các đoạn văn trong truyện Vào nghề được sắp xếp theo trình tự nào và các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự đó.

Cả truyện có 4 đoạn tương ứng với 4 sự việc chính của cốt truyện. Các sự việc được sắp xếp theo thứ tự thời gian : sự việc diễn ra trước được nêu trước, sự việc diễn ra sau được nêu sau và 4 sự việc gắn bó mật thiết với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau để câu chuyện phát triển.

Các câu mở đầu đoạn văn nối kết các đoạn văn với nhau. Nó nối sự việc vừa được kết thúc ở đoạn trên và mở đầu cho sự việc mới diễn ra kế tiếp. .

3. HS đọc kĩ bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập là  kể lại một câu chuyện đã học, trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.

HS dựa vào các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn đã học từ đầu năm để lựa chọn. Các em lưu ý bài được chọn kể phải là một câu chuyện có nhân vật, sự việc … và các sự việc đó phải được sắp xếp theo trình tự thời gian.

HS có thể lựa kể một trong các bài sau :

–        Các bài tập đọc đã học :          .

+ Dế Mèn bênh vực kể yếu [ cả 2 phần ]

+ Nàng tiên Ốc + Người ăn xin + Một người chính trực + Những hạt thóc giống + Nỗi dàn vặt của An-đrây-ca

–        Các bài kể chuyện và tập làm văn đã học :

+ Sự tích hồ Ba, Bể + Bài văn bị điểm không + Cây khế

+ Câu chuyện về lòng hiếu thảo + Câu chuyện về tính trung thực + Ba lưỡi rìu + Vào nghề

//hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/

//hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Related

Tags:Luyện tập phát triển câu chuyện

Đề bài

Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Con triển khai câu chuyện dựa trên những gợi ý sau:

- Hoàn cảnh mơ thấy mình gặp bà tiên? Nguyên nhân nhận được ba điều ước của bà tiên?

- Những điều ước đã được thực hiện như thế nào?

- Suy nghĩ của bản thân khi thức giấc.

Lời giải chi tiết

Tuổi thơ của em là những tháng ngày vui vẻ dưới mái ấm gia đình. Nơi ấy em có những giấc mơ và có nhiều kỉ niệm đẹp. Một giấc mơ đầy thú vị đã làm em nhớ mãi đó là giấc mơ trong đêm giao thừa vừa qua.

Sau khi xem xong màn pháo hoa vô cùng đẹp mắt và cùng gia đình đón khoảnh khắc giao thừa. Em chìm vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em là một bà tiên đang tươi cười hiền hậu. Bà tiên xoa đầu em rồi ban cho em ba điều ước. Em mừng quá reo lên:

- Cháu cám ơn cụ! Cháu cám ơn cụ!

Thế là em chắp hai tay để trước ngực rồi đọc điều ước thứ nhất:

- Con ước bạn Tài lớp con được tiến bộ trong học tập, vì bạn là học sinh bị khuyết tật.

Bà tiên mỉm cười và gật đầu. Bà bảo em ước tiếp điều thứ hai. Vâng lời bà tiên, em đọc điều ước thứ hai:

- Con ước mình sẽ trở thành một học sinh giỏi toàn diện.

Bà tiên thong thả đáp:

- Ta khen con có tinh thần ham học và biết thương bạn bị tật nguyền, mong bạn học tập tiến bộ. Con đã dành một điều ước quý báu của mình cho bạn. Tấm lòng con thật đáng quý. Ta sẽ giúp con đạt được điều ước của mình. Nhưng con hãy nhớ lấy một điều: Không có một thành công nào tự đến mà không trải qua gian lao thử thách và một quá trình rèn luyện kiên trì.

Nghe bà tiên nói, em phấn chấn hẳn lên. Bà tiên bảo em nêu lên điều ước ba.

Như có thêm nghị lực, em đọc to điều ước cuối cùng của mình:

- Con ước mình sẽ đạt giải cao trong kì thi viết chữ đẹp sắp tới.

Bà tiên nghe em đọc xong điều ước thì gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Bà nói:

- Ta sẽ giúp con đạt được cả ba điều ước, nhưng con phải nhớ lấy lời ta dặn ban nãy.

Nói xong bà tiên biến mất. Vừa lúc ấy, em nghe tiếng mẹ gọi. Em choàng tỉnh giấc. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ đầy ý nghĩa.

Sau giấc mơ ấy, em nhớ và làm theo lời bà tiên dặn. Em chăm chỉ học tập, kiên trì luyện viết. Không những lo bài vở cho riêng mình mà em còn giúp bạn Tài vươn lên trong học tập. Đúng như lời bà tiên nói, em đạt được ba điều ước của mình. Em thầm nghĩ: điều ước trong giấc mơ thật màu nhiệm.

Loigiaihay.com 

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Dựa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn [đã cho ở tiết tập làm văn, tuần 7].

Phương pháp giải:

Cốt truyện chính gồm có bốn sự việc như sau:

- Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc phi ngựa, đánh đàn.

- Em xin vào học nghề và được giao quét dọn chuồng ngựa.

- Va-li-a nhờ đó làm quen với chú ngựa diễn.

- Về sau, Va-li-a trở thành diễn viên xiếc giỏi.

Lời giải chi tiết:

Viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn.

Đoạn 1:

Mùa giáng sinh năm ấy, Va-li-a tròn mười một tuổi được bố mẹ dẫn đi xem xiếc 

Đoạn 2:

Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-Ii-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề 

Đoạn 3:

Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a làm việc trong chuồng ngựa.

Đoạn 4:

Bằng sự cố gắng của mình, Va-li-a đã trở thành diễn viên xiếc được khán giả ái mộ 

Câu 3

Kể lại một câu chuyện em đã học [qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn], trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Phương pháp giải:

Con chủ động hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Học sinh có thể kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,... miễn là câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.

Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.

An-đrây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.

Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-đrây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn. Một lúc lâu sau, An-đrây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà. Về đến nhà, An-đrây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-đrây-ca đã mất.

Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ông đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-đrây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề