Mẹo chữa vết thương trong miệng

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào bạn,

Trước hết là cần phải xác định tại sao môi bị sưng, do dị ứng, do té dập, do rách môi sau va chạm mạnh, do viêm loét, do viêm nướu răng tụ mủ... từ đó mới có hướng điều trị thích hợp. Vấn đề này bạn cần khám chuyên khoa tai mũi họng. Còn về việc vệ sinh vết thương phía trong miệng, thì bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên:

- Đánh răng ngày 3 lần sau ăn, súc miệng nước muối pha loãng hay nước muối sinh lý [nếu pha nước muối đậm đặc sẽ làm khô niêm mạc] mỗi lần ăn hay uống [nước ngọt] gì lặt vặt trong ngày.

- Không rượu bia cafe thuốc lá

- Theo quan niệm dân gian thì không nên ăn: rau muống, thịt gà, thịt bò, nước tương, đồ biển.
Theo quan niệm Tây y thì chỉ cần ăn chín uống sạch và hạn chế các món ăn bị dị ứng là được.

- Dùng khẩu trang sạch, chất liệu cotton khi ra đường.

- Nên cắt nhỏ thức ăn, hạn chế các món phải “gặm” như sườn, giò.

- Hạn chế thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ gia vị.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn


Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email:

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc //www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Vết cắt là chỗ cắt qua da. Nếu vết cắt ở bên ngoài môi, nó có thể được đóng lại bằng chỉ khâu, băng dán giải phẫu, hoặc keo dán da. Các vết cắt bên trong miệng có thể được khâu lại hoặc vẫn để hở, tuỳ theo kích cỡ. Khi chỉ khâu được dùng trong miệng, chúng thường là loại tan được.

Có thể phải chích ngừa uốn ván nếu con quý vị hiện không được cập nhật về loại chủng ngừa này và vật thể gây ra chỗ cắt có thể dẫn tới bệnh uốn ván.

Chăm sóc tại gia

  • Nhân viên tế của quý vị có thể kê toa một loại thuốc trụ sinh uống qua đường miệng. Điều này để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Làm theo các chỉ dẫn về việc cho con em của quý vị dùng thuốc. Phải chắc chắn là con quý vị dùng thuốc mỗi ngày cho tới khi hết thuốc hoặc quý vị được cho biết là ngưng lại. Nếu con quý vị bị đau, hãy cho em dùng thuốc giảm đau theo như được căn dặn bởi nhân viên y tế của con quý vị. Không cho con quý vị dùng thuốc aspirin trừ khi được căn dặn làm điều này. Không cho con quý vị dùng bất cứ thuốc men nào khác mà không bàn với bác sĩ trước tiên.

  • Làm theo các chỉ dẫn của nhân viên y tế về cách chăm sóc cho chỗ đứt.

  • Hãy rửa đôi bàn tay của quý vị bằng xà bông và nước ấm trước và sau khi chăm sóc cho con quý vị. Điều này để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Để băng lúc đầu ở nguyên tại chỗ trong 24 giờ. Thay băng nếu nó bị ướt hoặc dơ. Sau 24 giờ, thay băng mỗi ngày một lần hoặc theo chỉ dẫn.

  • Chùi rửa vết thương hàng ngày. Trước tiên, tháo băng ra. Sau đó rửa nhẹ nhàng bằng xà bông và nước ấm, hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế của con quý vị. Dùng một miếng bông gòn ướt để làm bong ra và lấy ra bất cứ chỗ máu hoặc mài nào được hình thành. Sau khi chùi rửa, thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh nếu được căn dặn như vậy. Sau đó đặt băng mới lên.

  • Chăm sóc cho chỉ khâu: Chùi rửa vết thương hàng ngày. Trước tiên, tháo băng ra. Sau đó rửa chỗ đó một cách nhẹ nhàng bằng xà bông và nước ấm, hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế của con quý vị. Dùng một miếng bông gòn ướt để làm bong ra và lấy ra bất cứ chỗ máu hoặc mài nào được hình thành. Sau khi chùi rửa, thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh nếu được căn dặn như vậy. Sau đó đặt băng mới lên. Nếu chỉ khâu đường dùng bên trong miệng, chúng sẽ rất có thể cần được tháo ra. Chúng sẽ tự nó tan đi. Nhân viên y tế có thể cho quý vị biết sẽ cần bao lâu mới tan. Con quý vị có thể tắm vòi sen như thường lệ sau 24 giờ đầu, nhưng đừng để cho con quý vị nhúng đầu trong nước hoặc bơi lội cho tới khi chỉ khâu được lấy ra.

  • Chăm sóc cho băng dán giải phẫu: Giữ cho vết rạch được khô. Nếu bị ướt, hãy chậm cho chỗ đó được khô bằng một khăn sạch. Băng dán giải phẫu thường bong ra trong từ 7 tới 10 ngày. Nếu nó không bong ra sau 10 ngày, quý vị có thể tự mình gỡ nó ra. Thoa dầu khoáng chất hoặc chất mỡ làm bằng dầu hoả trên một miếng bông gòn và nhẹ nhàng chà sát vào băng cho tới khi nó được lấy ra.

  • Chăm sóc cho chỗ dán keo trên da: Không thoa chất lỏng, thuốc mỡ, hoặc kem lên vết thương trong khi có keo trên đó. Không làm sạch vết thương bằng peroxide và không thoa thuốc mỡ lên đó. Không được dán băng này thẳng lên lớp màng này. Cho con quý vị tránh các hoạt động nào khiến cho phải đổ mồ hôi nhiều. Bảo vệ vết thương cho khỏi bị ánh nắng chiếu vào. Keo này sẽ bong ra trong từ 5 tới 10 ngày. Nếu nó không bong ra sau 10 ngày, quý vị có thể tự mình gỡ nó ra. Thoa dầu khoáng chất hoặc chất mỡ làm bằng dầu hoả trên một miếng bông gòn và nhẹ nhàng chà sát vào băng cho tới khi nó được lấy ra.

  • Kiểm tra vết thương của con quý vị hàng ngày về các dấu hiệu nhiễm trùng được nêu dưới đây.

  • Phải chắc chắn là con quý vị không gãi, chà sát, hoặc cạy vào vết thương hoặc chỗ đóng lại. Em bé thì cần phải đeo bao tay chống gãi.

  • Tránh ngâm vết cắt vào trong nước. Cho con quý vị tắm vòi sen hoặc tắm bằng miếng bọt biển thay vì tắm bồn. Không để cho con quý vị đi bơi lội.

Chăm sóc đặc biệt cho vết thương ở miệng

  • Để làm giảm sự khó chịu, quý vị có thể dùng chất gel làm tê. Chất này hiện có tại đa số các tiệm thuốc và các tiệm bán đồ chợ. Đặt chất gel trên vết thương bằng một miếng bông gòn hoặc bằng ngón tay sạch.

  • Phải chắc chắn là cho con quý vị uống đủ chất lỏng bất kể đến chỗ cắt trên miệng. Điều này để giúp ngăn ngừa bị háo nước. Các thức uống lạnh và kem đá có thể dễ dàng hơn cho con quý vị dùng.

  • Cho con quý vị ăn thực phẩm mềm, để giúp ngăn ngừa sự đau đớn trong khi ăn. Không cho ăn các thực phẩm có thể làm đau đớn, như mặn hoặc có chất axít.

  • Cho con quý vị súc miệng bằng nước ấm sau mỗi bữa ăn.

Chăm sóc theo dõi

Khám theo dõi với nhân viên y tế của con quý vị. Lấy hẹn khám theo dõi để đến tháo chỉ khâu ra, nếu được chỉ dẫn.

Khi nào đi tìm sự khuyên nhủ về y tế

Gọi nhân viên y tế ngay nếu quý vị bị bất cứ những điều nào sau đây:

  • Vết thương chảy máu nhiều hơn là một số lượng nhỏ hoặc chảy máu không ngừng

  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng:

    • Gia tăng sự đau đớn nơi vết thương [các em ấu nhi có thể biểu lộ sự đau đớn qua việc khóc hoặc quấy khóc mà không thể dỗ cho nín được]

    • Gia tăng sự nổi đỏ hoặc sưng nơi vết thương

    • Có mủ hoặc có mùi hôi toả ra từ vết thương

    • Sốt từ 100.4°F [38°C] hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế của con quý vị

  • Các cạnh của vết thương bị hở ra lại

  • Các vết khâu bong ra hoặc rơi ra ngoài hoặc các băng dán giải phẫu rơi ra trước 5 ngày

  • Vết thương đổi màu

  • Tê xung quanh vết thương 

Video liên quan

Chủ Đề