Mẹo chữa đau bụng bằng gừng

Đau bụng kinh thường biểu hiện với những cơn đau quặn âm ỉ ở vùng bụng dưới. Những cơn đau bụng kinh có thể khiến chị em cảm thấy đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp thư giãn cũng như chế độ ăn uống phù hợp giúp giảm bớt các triệu chứng đau bụng kinh, chẳng hạn như uống nước gừng giảm đau bụng kinh.

Gừng là một loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhờ vào đặc tính làm ấm và giảm đau hiệu quả. Nhiều người cho rằng uống nước gừng khi có kinh nguyệt sẽ giúp làm giảm tình trạng đau bụng kinh, hay còn gọi là thống kinh.

Không chỉ là một giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, gừng hoặc nước gừng cũng được chứng minh là có tác dụng giảm thiểu cảm giác buồn nôn của bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật, đồng thời giúp giảm đau xương khớp và hỗ trợ ngăn ngừa ốm nghén ở phụ nữ mang thai.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hợp chất được tìm thấy trong nước gừng có thể giúp bảo vệ chống lại sự gia tăng của tình trạng viêm nhiễm bằng cách ức chế cơ thể sản xuất ra prostaglandin – một loại hóa chất chống viêm có liên quan đến việc kích hoạt các cơn co thắt nhằm giúp tử cung bong tróc niêm mạc. Sự bắt đầu của các cơn đau bụng kinh thường xảy ra do cơ thể sản sinh quá mức prostaglandin, người ta cho rằng tiêu thụ gừng dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc dạng trà có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Một số thử nghiệm khoa học khác cũng cho thấy, phụ nữ bị đau bụng kinh không do các bệnh lý vùng chậu như lạc nội mạc tử cung, khi sử dụng nước gừng có thể mang lại hiệu quả giảm đau cao hơn so với dùng giả dược.

Bên cạnh đó, uống nước gừng điều hoà kinh nguyệt cũng là một biện pháp được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Những người bị chảy máu kinh nguyệt nhiều khi điều trị bằng nước gừng đã giảm đáng kể được mức độ mất máu kinh, từ đó ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu.

Để tạo ra công thức nước gừng trị đau bụng kinh, bạn chỉ cần cạo hoặc thêm một chút gừng khô vào nước và đun sôi trong vòng 5 phút, sau đó thêm một lượng vừa phải mật ong hoặc muối vào tách trà. Việc uống một ly trà gừng khoảng 2 lần/ngày có thể giúp bạn giảm thiểu đáng kể các cơn đau bụng kinh và làm dịu dạ dày một cách hữu hiệu.

Nước gừng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Đôi khi, việc uống nước gừng giảm đau bụng kinh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, bao gồm tiêu chảy và ợ chua.

Gừng có thể hoạt động như một chất làm loãng máu. Do đó, nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng thuốc hay các thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, bạn nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng gừng hoặc uống nước gừng. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước gừng trong vòng 2 tuần sau khi vừa trải qua phẫu thuật.

Bên cạnh việc sử dụng gừng hoặc uống nước gừng trị đau bụng kinh, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên khác nhằm giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn khi đến kỳ kinh nguyệt, bao gồm:

3.1. Trà thì là

Hạt thì là có các đặc tính chống viêm, giúp thư giãn các cơ trong tử cung, giảm chuột rút và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 3 tách trà thì là để đạt được tối đa lợi ích giảm đau bụng kinh của nó.

Bạn có thể pha trà thì là với công thức sau:

  • Một muỗng cà phê hạt thì là được đun trong nước sôi khoảng 5 phút.
  • Lọc trà thì là, sau đó thêm một chút mật ong

3.2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có thể giúp bạn thư giãn tử cung và làm giảm các cơn co thắt trong kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một cốc nước nóng, sau đó nhúng túi trà hoa cúc và ngâm trong vòng 10 phút. Sau khi lấy túi trà ra, bạn có thể cho thêm một chút nước chanh hoặc mật ong để tăng thêm hương vị cho ly trà. Bạn nên uống khoảng 2 ly trà hoa cúc vào mỗi ngày trong tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

3.3. Trà quế

Quế cũng được biết đến rộng rãi với đặc tính chống viêm và chống đông máu, do đó nó được xem là một phương pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể tự chuẩn bị cho mình một ly trà quế bằng cách thêm một thìa cà phê bột quế và ngâm trong nước nóng từ 2 – 3 phút. Sau đó, cho thêm một chút mật ong và uống hỗn hợp này khoảng 3 lần vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt.

3.4. Trà ngò tây

Ngò tây thường được nhiều người sử dụng nhằm làm giảm các cơn co thắt, chuột rút và giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Bạn có thể đun sôi một nắm mùi tây trong vòng 5 phút, sau đó lọc bã và uống khi còn ấm. Bạn có thể uống loại trà này khoảng 2 lần một ngày trong chu kỳ kinh nguyệt để làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Trà ngò tây có thể thay thế nước gừng giảm đau bụng kinh

Các triệu chứng đau bụng kinh thường khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên nếu bạn bị đau thường xuyên, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì một số trường hợp đau bụng kinh có thể báo hiệu một bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.

Đối với những cơn đau bụng kinh không phải do bệnh lý có từ trước, việc uống nước gừng có thể giúp bạn làm giảm đáng kể được các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như chườm nóng hoặc xoa bóp vùng bụng dưới, hạn chế ăn mặn, đồ ngọt, rượu, caffeine, thực hành các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau thống kinh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng những thực phẩm chức năng có chứa canxi, vitamin B6 hoặc magie nhằm giúp ngăn ngừa các vấn đề về kinh nguyệt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa axit béo omega-3 hoặc các loại thảo mộc như lá mâm xôi đỏ hoặc đương quy cũng góp phần giúp làm dịu cơn đau bụng kinh ở phụ nữ.

Để làm giảm tình trạng đau bụng kinh, nhiều người cũng tìm đến liệu pháp hương thơm, nghĩa là massage bằng các hỗn hợp tinh dầu như hoa oải hương, cây kinh giới hoặc cây xô thơm.

Tuy nhiên bạn cũng cần đặc biệt lưu ý, nếu trong trường hợp các cơn đau bụng kinh kéo dài hơn chu kỳ kinh nguyệt và kèm theo những biểu hiện bất thường. Lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm loại trừ nguyên nhân đau bụng do vấn đề bệnh lý.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có các bệnh phụ nữ, sản phụ khoa. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tận tình, giàu chuyên môn và các dịch vụ y tế tiện ích sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tại Vinmec

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: medlife.com - verywellhealth.com

Gừng tươi chữa tiêu chảy là bài thuốc không phải ai cũng biết. Bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi có tới 10 cách để sử dụng loại gia vị này trong điều trị đi ngoài phân lỏng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Theo thaythuocvietnam.com, gừng tươi có nhiều công dụng trong điều trị tiêu chảy. Cụ thể là:

  • Tiêu diệt một số vi khuẩn gây tiêu chảy.
  • Trong gừng chứa gingerol và shogaol giúp giảm đau, kháng viêm.
  • Chứa các enzyme kích thích sản sinh dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Giúp nhu động ruột chuyển động chậm hơn để chất thải di chuyển trong ống tiêu hóa với tốc độ bình thường.
  • Giảm lượng khí sinh ra do quá trình lên men thức ăn trong đường ruột.
  • Tránh co thắt dạ dày.

Tiêu chảy [Ỉa chảy] là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

Gừng tươi giúp giảm số lần đi ngoài phân lỏng cũng như ngăn chặn các nguy cơ khiến bệnh càng trầm trọng. Sử dụng độc lập gừng hoặc kết hợp với các loại thảo mộc khác sẽ càng tăng tác dụng điều trị.

Cách dùng gừng tươi chữa tiêu chảy này tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Bởi tính cay, nóng của gừng khiến nhiều người không thể ăn trực tiếp nó. Bạn chỉ cần lấy củ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát, rồi ăn 2 lần/ngày.

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ
  • Ép lấy nước cốt
  • Mỗi ngày dùng 2 thìa cà phê nước ép gừng.

Nước ép gừng giúp cầm tiêu chảy

Trà gừng là một bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cấp tính dễ thực hiện.

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, đập dập.
  • Sau đó cho vào nước đun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp hãm 10 phút.
  • Uống thay trà.
  • Bạn có thể cho thêm một chút mật ong và nước cốt chanh.
  • Rễ gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước.
  • Thêm vào nước gừng 1 thìa cà phê mật ong.
  • Uống hỗn hợp này sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước ngay sau khi uống hỗn hợp gừng và mật ong.

Hỗn hợp gừng và mật ong giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước.
  • Trộn đều ½ thìa cà phê nước ép gừng tươi với 1 thìa cà phê mật ong trong nửa cốc nước ép lá bạc hà.
  • Uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc này sẽ tận dụng được khả năng chống viêm, kiểm soát nhu động ruột của quế.

  • Lấy nước cốt 2 củ gừng tươi trộn với 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa cà phê mật ong.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp.
  • Mỗi lần dùng 1 hoặc 2 thìa hỗn hợp, 3 lần mỗi ngày.

Gừng tươi, quế và mật ong chữa đi ngoài phân lỏng

Chữa tiêu chảy bằng gừng và nước dừa vừa giúp giảm số lần đi tiêu phân lỏng vừa giúp bù nước và điện giải. Bạn chỉ cần thêm nước cốt gừng tươi vào cốc nước dừa và uống 2 lần/ngày.

Người bị tiêu chảy có thể kết hợp gừng với nước dừa

Chanh có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Muối đen giúp bổ sung chất điện giải đã mất cho cơ thể. Bạn hãy chuẩn bị 1 cốc nước ấm rồi thêm nước ép gừng tươi và nước cốt chanh với lượng đều nhau. Sau đó thêm một chút muối đen. Uống 3 – 4 cốc/ngày.

Hỗn hợp này tốt cho người bị tiêu chảy

Đây là bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy do tỳ hàn với biểu hiện phân loãng không thối.

  • Rửa sạch 60g gừng tươi rồi đem nướng.
  • Sau đó giã nát và rang trên chảo nóng.
  • Bọc trong một miếng vải sạch rồi chườm lên rốn trong vòng 1 tiếng.

Chuẩn bị:

  • 5 lát gừng tươi
  • 6g tía tô
  • 20g củ sả
  • 20g vỏ quýt sao thơm

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 2 bát nước đến khi còn 1 bát.
  • Uống khi còn nóng.

Theo heathline.com, để dùng gừng chữa tiêu chảy an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ dưới 2 tuổi, người bị tiểu đường, rối loạn chảy máu, bệnh tim không nên sử dụng.
  • Gừng có thể tương tác với thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường, thuốc cao huyết áp, thuốc chữa bệnh tim.
  • Không dùng quá 4g gừng/ngày. Nếu lạm dụng có thể gây phát ban, ợ nóng, nhiệt miệng, đau bụng.
  • Ngừng sử dụng ngay nếu cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Cách dùng gừng tươi chữa tiêu chảy trên đây hy vọng có thể giúp bạn “thoát khỏi” sự “đeo bám” của tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu đi ngoài phân lỏng kéo dài kèm theo phân lẫn máu, nôn, mất nước trầm trọng thì cần đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp bạn qua tổng đài 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

Ths.Nguyễn Minh Hoàng

Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

[**] Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Video liên quan

Chủ Đề