Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

(QK7- Online) - Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn


Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em


Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu


Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em
- Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại


Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
 Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

 Lâm Thị Mỹ Dạ

Khoảng trời xanh màu con gái

Chiến tranh là mất mát, hi sinh, nhưng trong bi thương vẫn toát lên vẻ đẹp rạng ngời bất tử của những “cái chết khơi nguồn cho sự sống”. Đã có biết bao những người lính, những anh, những chị, những mẹ...đã ngã xuống cho mảnh đất quê hương có được độc lập tự do. Cảm xúc trước những hi sinh và mất mát ấy nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết nên “Khoảng trời, hố bom” vào năm 1972. Đó là vào khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta trở nên ác liệt hơn bao giờ hết, khi máy bay Mỹ quần đảo, ném bom triệt phá con đường lưu thông Nam- Bắc. Câu chuyện về nữ thanh niên xung phong đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ thông đường cho xe chạy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nữ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Bài thơ như một lời tri ân đối với những con người đã gửi thân mình vào đất để làm nên lịch sử, những “cái chết đã hóa thành bất tử”, sự hy sinh đã gieo niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai cho những người đang sống và chiến đấu.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã tạo ấn tượng cho người đọc về sự đối lập đến nghiệt ngã giữa hai hình ảnh “khoảng trời” và “hố bom”, giữa một bên là sự sống, một bên là cái chết, một bên là hòa bình, một bên là chiến tranh...Và câu chuyện được bắt đầu rất bình dị mà xúc động biết bao về người con gái thanh niên xung phong ấy “Chuyện kể rằng:em, cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình để thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Ai đã từng đi qua chiến tranh chắc hẳn không thể quên sự khốc liệt của những năm Trường Sơn thời chống Mỹ. Đó là trọng điểm của bom đạn điên cuồng bắn phá, nơi mỗi một cành cây, ngọn cỏ cũng oằn mình vì khói thuốc, mỗi một tấc đất cũng đều thấm máu của bao người. Thế nhưng bom đạn kẻ thù làm sao ngăn cản được những đoàn xe vẫn nối đuôi nhau ra trận, tiếng cuốc mở đường của đội thanh niên xung phong. Và hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trẻ trong bài thơ đã sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường để “cho kịp đoàn xe ra trận”. Tất cả điều đó được lí giải rất giản đơn bởi tình yêu tổ quốc như “ngọn lửa”, ánh sáng từ ngọn lửa ở đoạn đầu đã bắt dẫn thành một chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng cao ở những đoạn tiếp theo: Ngọn lửa- vì sao ngời sáng lung linh- vầng mây trắng- vầng dương...

Chết không phải là chấm dứt sự sống mà có những cái chết đã nhập vào hồn thiêng sông núi, sống mãi trong lòng dân tộc, nhân dân. Những hình ảnh thơ được đặt trong thế đối sánh, liên tưởng “khoảng trời- hố bom”, “thịt da- vầng mây”, “mặt trời- trái tim” đã có sự khái quát hóa cao độ về sự chuyển hóa, hóa thân của sự sống bất tử của con người vào thiên nhiên, Tổ quốc. Đạn bom chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ không thể nào khuất phục được những trái tim ngoan cường của con người Việt Nam yêu nước, những người sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Sự hy sinh của em- cô gái thanh niên xung phong không bao giờ là vô nghĩa mà em vẫn luôn sống trong lòng những người đang chiến đấu cho cuộc chiến không ngừng nghỉ này: “Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực/ Soi cho tôi/ Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài”.

Nữ thi sĩ khép lại dòng cảm xúc của mình bằng một lời tri ân mộc mạc: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.


Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào trái tim của những người còn sống. Dẫu không biết gương mặt cụ thể của em, song mỗi người đều lưu giữ gương mặt em riêng trong tâm trí của mình. Em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Đó là sự nhớ ơn, sự tri ân của người đang sống với “khoảng trời xanh màu con gái” của em. Bài thơ tạo được niềm xúc động sâu xa trong trái tim người đọc bởi cảm xúc trong bài thơ là có thật. Mỗi khi đọc lại bài thơ chúng ta lại càng yêu và trân quý hơn những gì đã có ngày hôm nay bởi đó là sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của biết bao lớp người cha anh đi trước.

Như Mai

Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

Học sinh

Ai cho tớ xin đáp án bài này đi! Nếu được thì cả lơi giải dễ dễ với nhé.

Gia sư QANDA -

PTBĐ : biểu cảm , thể thơ : tự do 2) Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình để thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù . Hứng lấy luồng bom 3) Hình ảnh “hố bom và khoảng trời” đã được đặt trong một sự so sánh mang tính đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” ở dưới đất thì sâu hoăm hoắm. “Khoảng trời” ở trên cao thì xanh mênh mông. “Hố bom” tượng trung cho bom đạn, cho tội ác của giặc, là tàn tích đau thương của chiến tranh. “Khoảng trời” tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa đôn hậu của dân tộc ViệtNam. Hình ảnh ẩn dụ đã ngầm nói lên một chân lý đất nước Việt Nam sẽ lấy sự hòa bình, lòng nhân hậu của tình người để san sẻ, bù đắp cho những đau thương, mất mát, những vết thương mà chiến tranh gây ra. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta và vì thế, một lần nữa khẳng định cái chết cao đẹp của cô gái chính là một sự hóa thân vào Tổ quốc.

  • Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" của Lâm Thị Mỹ Dạ

Quảng cáo

   Năm 1972, bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên các báo chí được bạn độc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữu thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng". Đây là bài thơ sáng giá nhất trong trùm thơ của chị được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Năm viết bài thơ "Khoảng trời hố bom"(10/1972) chị mới bước sang tuổi 23.

   Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trọng điểm đầy bom đạn ác liệt:

Quảng cáo

"Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...."

   Hố bom kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Người con gái đã ngã xuống trong bom đạn quân thù còn trẻ lắm, được nhà thơ nữ 23 tuổi gọi bằng "em" với tất cả tình yêu thương. Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên như lối kể chuyện dân gian, giọng điệu tâm tình, chứa chan xúc động:"Chuyện kể rằng em cô gái mở đường" ...Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hi sinh vô cùng cao cả của em:

"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom"

Quảng cáo

   "Em" đã xả thân để cứu con đường, giữ vững mạch máu giao thông "cho đoàn xem kịp giờ ra trận". Dũng cảm, mưu trí và anh hung biết bao! Em tự giác, tự nguyện chấp nhận hi sinh: Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa- Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom". Em đã được điều như em mong muốn. Ngọn lửa em thắp lên đã đánh lừa được lũ giặc lái Hoa Kì, con đường "khỏi bị thương", nhưng em đã hi sinh. "Hứng" nghĩa là đón lấy. Cô gái mở đường đã "hứng lấy luồng bom". Hành động ấy diễn ra một cách thầm lặng, vô cùng cao cả và anh hùng. Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong thắp sáng lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mĩ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt "Tình yêu Tổ Quốc". Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

"Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi, bờ sông Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy"

   Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:

"Đánh lạc hương thù // hứng lấy luồng bom"

   Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hi sinh cực kì anh dũng. Sự hi sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.

   Mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả sáng tạo nên ba hình hoán dụ để ca ngợi bản chất cao đẹp của cô gái mở đường. Đó là "tâm hồn em", "thịt da em", "trái tim em". Từ những hình ảnh ấy Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát triển thoe theo mối liên tưởng về sự hóa thân của sự sống con người vào thế giới thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về bất tử, đầy màu sắc thiêng liêng cao cả.

   "Có cái chết hóa thành bất tử"(Tố Hữu). Cô gái đã vĩnh viễn ra đi, chỉ còn lại chứng tích "Hố bom". "Em đã nằm dưới đất sâu-Như khoảng trời đã nằm yên trong đất". Em đã ra đi nhưng em trường tồn mãi với quê hương, đất nước. Em đã hóa thân vào thiên nhiên.

   "Thịt da em mềm mại trắng trong ", em tươi trẻ, em trinh trắng, em chẳng bao giờ chết, em "đã hóa thành những vầng mây trắng", nhởn nhơ bay khắp "khảong trời ngập nắng" của quê hương.

   "Tâm hồn em" chẳng bao giờ phai mở. Nó vẫn sáng ...đêm đêm , như những "vì sao chói ngời lung linh".

   Trên cái không gian "khoảng trời - Hố bom" ấy, mặt trời-ánh dương vẫn "thao thức". Hai chữ "thao thức" chỉ sự vĩnh hằng của vầng dương. Từ đó nhà thơ khẳng định, trái tim cô gái mở đường cũng là một "vầng dương" và sẽ chiếu rọi những mảnh đường hành quân ra trận:

"Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài".

   "Vầng mây trắng", "Vì sao ngời chói lung linh" và "vầng dương thao thức" ...là những hình ảnh ẩn dụ mang màu sắc tráng lệ ca ngợi tầm vóc cao cả, kì vĩ và bất tử của tâm hồn, khí phách anh hùng của cô gái thanh niên xung phong thời đánh Mĩ.

   Thơ ca Việt Nam khắc họa rất đẹp hình ảnh "mặt trời". Có "Mặt trời chân lý chói qua tim" tượng trưng cho lí tưởng cách mạng(Từ ấy). Có mặt trời gợi tả ngày cách mạng thắng lợi đang tới gần:"Cử đầu, hồng nhật cận"(Ngẩng đầu mặt trời đỏ rất gần-Hồ Chí Minh). Có hình ảnh tượng trưng cho sự sống, tình yêu, niềm tự hào:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm)

   Và ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết một cách sáng tạo:

"Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực ..."

   Mặt trời vĩnh hằng chói lọi như tinh thần em bất tử đối với đất nước, thiên nhiên.

   Phần cuối bài thơ, tác giả ca ngợi cô gái là một chiến sĩ vô danh, một anh hùng vô danh. Chiến tích của em là con đường chiến lược Trường Sơn-con đường đánh Mĩ. Gương hi sinh của em được "tôi", "bạn bè tôi", tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ khâm phục và noi theo. Cách nói của Lâm Thị Mỹ Dạ bình dị mà xúc động, thấm thía:

"Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng trời con gái Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em Nên mỗi người có gương mặt em riêng".

   Con đường Trường Sơn-con đường mòn Hồ Chí Minh là một chương huyền thoại trong cuốn sử vàng thời đánh Mĩ. Hàng vạn bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống để giữ vững con đường cho đoàn x era trận. Có thể nói bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" là một tượng đài hùng vĩ về những chiến sĩ mở đường Trường Sơn, những anh hùng liệt sĩ bất tử.

   Một giọng thơ tâm tình thiết tha cảm động. Những hình ảnh và liên tưởng tuyệt đẹp. Con người và thiên nhiê, sự sống và cái chết, người ngã xuống và người đang hành quân được nói đến bằng cả tấm lòng khâm phục và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa tình yêu mà cô gái mở đường Trường Sơn hơn mấy chục năm về trước thắp lên đang sáng bừng trang sách học trò hôm nay và ngày mai.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 9 khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

Cái chết em xanh khoảng trời con gái ý nghĩa

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.