Cảm nhận của anh chỉ về bức tranh mùa xuân và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau

Là một bài thơ được viết trong những ngày tháng cuối đời của tác giả Thanh Hải, mùa xuân nho nhỏ không chỉ là những cảm xúc đơn thuần về một mùa khởi đầu trong năm, là cảm nhận tự hào trong không khí hân hoan rạo rực mùa xuân của đất nước. Mà nó còn là những nỗi niềm dâng hiến sức xuân của mình vào mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Với mạch cảm xúc biến hóa đa dạng tác giả đã mang đến cho độc giả những ấn tượng mạnh mẽ.

Mùa xuân có lẽ là một người bạn tri kỉ của tất cả mọi người. Viết về mùa xuân có rất nhiều nhà thơ viết hay và viết cảm xúc thế nhưng có lẽ Thanh Hải là một trong trong những người thể hiện nó một cách trọn vẹn nhất. Mạch cảm xúc của nhà thơ đi từ sự cảm nhận trực tiếp về vẻ đẹp mùa xuân rồi từ đó liên tưởng đến mùa xuân của đất nước và cuộc đời. Với những mong muốn gửi gắm hòa vào bản hòa ca cuộc đời.

Mở đầu bài thơ Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân xứ Huế với màu sắc vô cùng tươi mát trong trẻo:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

Chỉ bằng một vài nét vẽ đơn giản nhà thơ đã khắc họa nên một bức tranh mùa xuân với không gian rộng rãi thoáng đãng. Bức tranh ấy có màu xanh của dòng sông màu tím của bông hoa. Bằng việc đảo động từ “mọc” lên đầu tác giả đã diễn tả trọn vẹn sự bất ngờ, đột ngột cũng như sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Màu tím của hoa hòa quyện với sắc xanh của nước tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động và hài hòa.

Bên cạnh đó ngoài việc cảm nhận mùa xuân bằng thị giác nhà thơ còn cảm nhận trọn vẹn âm thanh của mùa xuân bằng tiếng chim chiền chiện:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót cho mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Một sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thính giác của Thanh Hải. Mùa xuân trong mắt ông không chỉ có màu sắc tươi vui mà còn có cả những âm thanh rộn ràng và lí thú.  Mùa xuân đến với nhà thơ bằng một sự nâng niu và hân hoan đón nhận. Hành động đưa tay hứng thể hiện trọn vẹn sự yêu thương, quý trọng và nâng niu của tác giả. Giọt long lanh đó có thể là giọt sương nhưng cũng có thể là tiếng chim kết tinh thành từng giọt tròn trịa. Một thái độ hân hoan say đắm và ngỡ ngàng của Thanh Hải giữa đất trời thiên nhiên giao hòa.

Sau những cảm nhận mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã đã có những xúc cảm mãnh liệt về mùa xuân của đất nước của con người lao động.

“Mùa xuân người cầm súng

 Lộc giắt đầy trên lưng

 " Mùa xuân người ra đồng

 Lộc trải dài nương mạ"

Mùa xuân ở đây mở rộng ra nó không còn là mùa xuân của thiên nhiên nữa mà còn là mùa xuân của lao động của kháng chiến. Điệp từ mùa xuân xuất hiện ở đầu câu 1-3 , từ “lộc” ở câu 2-4 càng tô đậm thêm sức chiến đấu lao động bền bỉ của con người. Nó đã truyền lửa mãnh liệt để những cành lá, nương mạ đâm chồi nảy lộc. Họ không chỉ mang đến cho con người những thành quả lao động mà sâu sa hơn nó là cả mùa xuân của đất nước.

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

Cả đất nước như đang hừng hực trước sức sống mới trong mùa xuân. Những từ láy như “hối hả”, “xôn xao” càng nhấn mạnh thêm sự khẩn trương và vỗi vã để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó từ lấy “xôn xao” còn thể hiện một sự chuyển biến trong suy nghĩ trong tâm hồn của mỗi con người đang ra sức cống hiến những mùa xuân cho đất nước quê hương mình.

Mùa xuân của quê hương được tính bằng chiều dài lịch sử dân tộc với bốn nghìn năm vất vả và gian lao. Thanh Hải thật tài tình khi so sánh hình ảnh đất nước với vì sao. Đó chính là kì quang và sự kết tinh vĩ đại của vũ trụ. Đất nước ấy giông như dáng hình một người mẹ dù có bao vất vả bao gian nan vẫn vững vàng tiến về phía trước. CHứa đựng trong đó một sự kiêu hãnh và tự hào khôn xiết của nhà thơ.

Từ mùa xuân của đất nước của thiên nhiên tác giả đã có những suy ngẫm về mùa xuân của mỗi cuộc đời:

Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoa ca

       Một nốt trầm xao xuyến.

Trong bốn câu thơ này tác giả đã sử dụng cấu trúc lặp “ta làm”… Thể hiện một khát vọng muốn tận hiến cho đất nước. Đọc đến đây ta bỗng nhớ đến những vần thơ của Tố Hữu:

“Đã là con chim chiếc lá

Con chim phải hót chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hình ảnh con chim, chiếc lá, cành hoa đã từng được Thanh Hải nhắc đến ở đoạn đầu nó như là những tín hiệu của mùa xuân vậy. Tuy chỉ là “sốt ít” nhưng hàm chứa trong nó chính là sự khát khao mãnh liệt, khát khao muốn cống hiến, muốn hòa mình vào cộng đồng, đóng góp sức người bé nhỏ của mình vào mùa xuân đại thắng của đất nước.

Một ước muốn tuy khiêm nhường giản dị song nó chứa đựng trong đó những ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tác giả không chỉ đem đến cho chúng ta những ý thơ táo bạo mà còn truyền đạt vào đó một thông điệp về sự yêu thương và sự đoàn kết. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình không chỉ khiến mùa xuân có hương có sắc mà nó còn trở nên hữu hạn hòa vào mùa xuân của đất nước:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

Đến đây ta bỗng nhận ra một sự liên kết giữa một mùa xuân nho nhỏ và mùa xuân của cuộc đời, giữa cá nhân với tập thể, giữa mỗi con người với mùa xuân dân tộc quê hương. Không phải quá ồn ào đó là một sự công hiến vô cùng thầm lặng và kín đáo. Nó được tổng kết từ chính những năm tháng cuộc đời của nhà thơ. Từ những lúc còn trẻ khỏe đôi mươi cho đến khi mái tóc điểm sương. Đây là một sự cố gắng không biết mệt mỏi của tác giả. Nó đủ sức để lay động trái tim của biết bao nhiêu con người.

Có thể nói Thanh Hải đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp. Một mùa xuân rộn ràng với cả hương và sắc. Nhưng sâu trong đó nó còn là một thông điệp sâu sắc mà ông muốn gửi gắm đến tất cả. Đó chính là sự gắn kết giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái tôi và cái ta chung. Mùa xuân của đất nước có tươi đẹp và trường tồn hay không phụ thuộc vào sự đóng góp của tất cả mọi người. Mỗi người hãy mang mùa xuân tuổi trẻ của mình để làm cho mùa xuân đất nước thêm ý nghĩa và phồn vinh.

Bằng những cảm xúc chân thực, những lời văn bình dị nhịp điệu nhẹ nhàng Thanh Hải đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm mùa xuân đầy ấn tượng. Mùa xuân đó chính là mùa xuân của sự kết tinh tình yêu, mùa xuân của sự đoàn kết. Vì thế mỗi con người hãy sống và cống hiến sức xuân của mình để mùa xuân đất nước thêm tươi đẹp và phồn vinh.

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
 

Bạn đang xem: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

I. Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần phân tích: Tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng.

>> Tham khảo thêm một số cách Mở bài bài thơ Vội vàng ngắn gọn, hấp dẫn

2. Thân bài

a. 4 dòng thơ đầu “Tôi muốn tắt nắng đi…đừng bay đi”:– Thi sĩ hiện lên với một tâm hồn khao khát níu giữ rất lạ của hai cái “tôi” tách biệt, cùng hướng về một phía, cùng mong được giữ lại vẻ đẹp của tạo hóa, đó là cái tôi đầy “ích kỷ” và khác biệt, lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Mới.

– Biện pháp điệp cấu trúc “Tôi muốn…”, bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt của tác giả trong việc “tắt nắng”, “buộc gió”, chặn đứng lại bước đi của tạo hóa, của thời gian để giữ lại những gì tươi đẹp nhất của mùa xuân.

– Cái “tôi” trữ tình của thi sĩ:+ Cái tôi ngông cuồng, táo bạo vì tình, nông nổi và thách thức cả tạo hóa.

+ Cái “tôi” giống một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng và bướng bỉnh, một khi đã thèm, đã thích cái gì thì chỉ muốn chiếm làm của riêng cho kỳ được, một cách “ích kỷ” rất ngây thơ và có thể thông cảm được.

– Trong ý thức về bước đi của thời gian và đời người ngắn ngủi hoàn toàn tách biệt lẫn nhau, người chết là trở về với cát bụi, thì thi sĩ lại càng trân quý hơn cái cuộc đời vốn ngắn ngủi của mình, trân trọng tuổi trẻ và yêu nhất là mùa xuân.=> Xuân Diệu cảm thấy hoảng hốt, cảm thấy lo lắng, sợ những thứ đẹp đẽ mà mình vẫn trân quý bao gồm ánh nắng và hương hoa hai thứ đại diện cho mùa xuân sẽ nhưng chóng vụt mất và lụi tàn. => Bộc lộ niềm khát khao được “tắt nắng”, “buộc gió” kiềm giữ vòng quay của tạo hóa là vậy.

=> Đây chỉ là giải pháp, lúc thi nhân còn bối rối, còn chưa tìm ra được giải pháp nào mà thôi.

b. Tám dòng thơ tiếp “Của ong bướm…như một cặp môi gần”:– Sự vui mừng, hạnh phúc đến tột cùng khi bản thân thi sĩ phát hiện ra một thiên đường ở chính ngay bên cạnh mình nơi mình vẫn thường sinh sống.– Điệp khúc “này đây…” được lặp đi lặp lại tới 5 lần, kết hợp với cả thủ pháp liệt kê, tạo nên một nhịp thơ nhanh, dồn dập, liên tiếp, như điệp khúc rộn ràng của một khúc ca xuân, thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên, lạ lẫm của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân.– Người nghệ sĩ vẽ nên bức tranh xuân với những xao xuyến, rung cảm vô cùng:+ Ong bướm say mê, âu yếm ngọt ngào trong vị ngọt đậm của mật hoa, của tình yêu đang độ chín+ Cảnh hoa cỏ mùa xuân, một đỏ thắm, một xanh rì, tạo nên bức tranh hài hòa cân đối.+ Cảnh “lá với cành tơ phơ phất” uyển chuyển, mỡ màng như mời gọi, khiến người ta không khỏi khát khao, vui mắt.+ “khúc tình si” rộn ràng của cặp yến anh đang chìm đắm trong tình yêu

=> Bức tranh xuân đúng đủ sắc, hương, vị.

– “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, chút ý vị tình tứ rất tinh tế, một thiếu nữ trẻ trung đang tắm mình dưới nắng xuân để tô đậm thêm cái vẻ xuân sắc của mình, rèm mi nàng ánh lên trong nắng sớm, mang đến vẻ tinh khôi khiến trái tim thi sĩ không khỏi lạc nhịp.=> Đứng trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên mùa xuân, Xuân Diệu lại càng ý thức được tuổi trẻ, người thấy hãnh diện, thấy tự hào vì bản thân mình có thể ôm ấp và tận hưởng mùa xuân một cách trọn vẹn và sung sướng đến thế.– Chân lý bừng lên trong trái tim người thi sĩ trẻ rằng “mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”, tức mỗi ngày được thức dậy được tận hưởng cuộc sống đối với Xuân Diệu đã là một niềm vui to lớn, khiến ông mãn nguyện, hài lòng.

– Sự chuyển đổi cảm xúc trong câu “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”.

c. Mười hai câu thơ tiếp: “Tôi sung sướng…tiếc cả đất trời”:

– “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”: Xuân Diệu rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, “vội vàng” tiếc nhớ mùa xuân, sợ mùa hạ đến, ngay giữa lúc còn ở tháng Giêng xuân sắc.– Xuân Diệu nhận ra một quy luật tàn nhẫn của tạo hóa, của thời gian, rằng mùa xuân của thiên nhiên thì vĩnh viễn tuần hoàn, nhưng bản thân người nghệ sĩ thì không thoát khỏi quy luật của tạo hóa, sự tàn phá của thời gian.

– Xuân Diệu biết rõ bản thân mình không thể thay đổi được quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” của con người, một ngày này đó người sẽ biến mất trên cuộc đời này thế nên không khỏi bâng khuâng “tiếc cả đất trời”.

d. Mười câu thơ cuối “Mau đi thôi…cắn vào ngươi”:– Trước viễn cảnh phũ phàng và tàn nhẫn của tạo hóa Xuân Diệu không giữ nỗi đau tiếc trong lòng lâu hay dễ bị khuất phục, ông đã nhanh chóng tìm cho mình một giải pháp hoàn hảo và hợp lý vô cùng.– Xuân Diệu vội vã thức tỉnh và mau chóng thực hiện giải pháp của mình với giọng thơ đầy hối thúc như sợ chậm nữa thôi là sẽ không còn kịp nữa.– Thay vì tận hưởng một, thì thi sĩ đã dùng mọi sức lực mọi khả năng thức nhọn tất cả các giác quan, mở rộng cánh cửa tâm hồn để tận hưởng mùa xuân lên gấp nhiều lần. Người quan niệm rằng sống phải sống sao cho trọn, thứ mình yêu ngay trước mặt, tội gì không chiếm lấy, cái ý thức mãnh liệt ấy được nhà thơ bộc lộ qua các động từ mang sắc thái mạnh như “riết”, “say”, “thâu”, “hôn nhiều”, rất nồng nàn tha thiết.

– Ông muốn đắm chìm trong say sưa trong mùi thơm, tận hưởng thật tột cùng ánh sáng, cho “no nê thanh sắc của thời tươi”, thậm chí còn muốn cắn nuốt cả mùa xuân vào trong bụng, để thưởng thức cho tận cái mùa xuân tươi đẹp trước mắt.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung:

>> Một số cách Kết bài bài thơ Vội vàng tuyển chọn

II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Nhận định về nền thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1932-1941, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã có những nhận định rất sâu sắc và toàn diện về một loạt những cái tên nổi trội trong thời kỳ này rằng: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, kỳ dị như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, quê mùa như Nguyễn Bính, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Đôi lúc ta vẫn tự hỏi rằng phải chăng Xuân Diệu có gì thật xuất sắc để Hoài Thanh phải dành tận 3 tính từ mới đủ khái quát hết chất thơ ông như thế. Nhưng rồi đọc thơ Xuân Diệu ta mới vỡ ra một điều rằng thơ Xuân Diệu dùng 3 từ ấy để miêu tả, thì có lẽ cũng vẫn là bủn xỉn, keo kiệt lắm. Trước cách mạng thơ Xuân Diệu nói về tình yêu với những gì thiết tha nồng nàn, rạo rực nhất mà đôi lúc ta có thể ví nó là một nụ hôn kiểu Pháp giữa những kẻ đang si mê vì tình. Thơ ông như một khu vườn đủ mọi hương sắc, là một bản giao hưởng đủ mọi thanh âm, tình yêu cũng muôn màu muôn vẻ từ ngây thơ e ấp, nồng nàn, đằm thắm đến si mê điên dại. Mà Vội vàng chính là thi phẩm tiêu biểu nhất cho lối viết, cho hồn thơ lúc này của Xuân Diệu. Ở đó người thi sĩ vì “tình” mà trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, đó là những cảm xúc rất “mới”, rất lạ, là thứ xúc cảm của “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

Cũng phải nói rằng không phải cứ nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một nhà thơ suốt ngày say mê tình yêu nam nữ, ta phải hiểu thứ tình yêu của ông là một tình yêu rộng lớn bao la. Ông thiết tha với thiên nhiên, với vẻ đẹp của mùa xuân, có lòng yêu tha thiết với tuổi xuân của con người, với cuộc đời, và một phần nhỏ trong đó chính là tình yêu nam nữ. Chính vì vậy nên mới nói Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, và chữ “tình” ở đây thì rộng rãi lắm.

Quay lại với Vội vàng, ở khổ thơ đầu tiên, người ta thấy thi sĩ hiện lên với một tâm hồn khao khát níu giữ rất lạ, dường như ở đây tồn tại đến hai cái “tôi” tách biệt, cùng hướng về một phía, cùng mong được giữ lại vẻ đẹp của tạo hóa, đó là cái tôi đầy “ích kỷ” và khác biệt, lần đầu tiên xuất hiện trong thơ Mới.

“Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Biện pháp điệp cấu trúc “Tôi muốn…”, bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt của tác giả trong việc “tắt nắng”, “buộc gió”, chặn đứng lại bước đi của tạo hóa, của thời gian để giữ lại những gì tươi đẹp nhất của mùa xuân, đó màu nắng hồng ấm áp, đó là mùi hương thơm ngát của muôn hoa đang khoe sắc khắp nhân gian. Cái “tôi” trữ tình của thi sĩ sĩ đã được bộc lộ bằng những ham muốn có phần kỳ quặc ấy. Lúc đầu có lẽ người ta thấy Xuân Diệu giống một kẻ ngông cuồng, táo bạo vì tình, thế nên mới có những suy nghĩ nông nổi và thách thức cả tạo hóa như thế, nhưng lúc nghĩ lại người ta lại thấy Xuân Diệu thật giống một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng và bướng bỉnh, một khi đã thèm, đã thích cái gì thì chỉ muốn chiếm làm của riêng cho kỳ được, một cách “ích kỷ” rất ngây thơ và có thể thông cảm được. Nói Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới quả thật là đúng, và nó có cái lý của nó cả, khi các thi sĩ cùng thời, cũng sáng tác thơ Mới nhưng vẫn chưa thoát khỏi việc tìm “sự quên”, “sự thoát ly” ở những viễn cảnh không phải trần gian, hay vẫn còn bế tắc trước thế sự đường thời. Thì Xuân Diệu lại cho người ta thấy một diện mạo thơ thật lạ, một triết lý nhân sinh mới: Cái đẹp nằm ngay ở trần gian, ở ngay cạnh chúng ta chúng không phải ở bồng lai tiên cảnh nào hết! Và khi thơ ông đến nó đã thực sự là một mồi lửa muốn “đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới”. Trong ý thức về bước đi của thời gian và đời người ngắn ngủi hoàn toàn tách biệt lẫn nhau, người chết là trở về với cát bụi, chẳng có vòng luân hồi chuyển thế nào cả, thì thi sĩ lại càng trân quý hơn cái cuộc đời vốn ngắn ngủi của mình, trân trọng tuổi trẻ và yêu nhất là mùa xuân. Thế là trước cảnh tượng thời gian thoi đưa, bỗng nhiên Xuân Diệu cảm thấy hoảng hốt, cảm thấy lo lắng, sợ những thứ đẹp đẽ mà mình vẫn trân quý bao gồm ánh nắng và hương hoa hai thứ đại diện cho mùa xuân sẽ nhưng chóng vụt mất và lụi tàn. Thành ra người mới bộc lộ niềm khát khao được “tắt nắng”, “buộc gió” kiềm giữ vòng quay của tạo hóa là vậy. Nhưng dĩ nhiên đây chỉ là giải pháp, lúc thi nhân còn bối rối, còn chưa tìm ra được giải pháp nào mà thôi.

Đến tám câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu tạm gác lại cái khao khát ngông cuồng mãnh liệt của mình để hòa vào thưởng thức vườn xuân tươi đẹp một cách sung sướng và đầy đam mê. Chính vì thế bức tranh thiên nhiên, bức tranh tình yêu dưới ngòi bút của thi sĩ cũng trở nên nồng nàn, đắm say, đủ sắc đủ vị.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

Ta có thể nhận thấy rằng từng vần thơ của Xuân Diệu đều hiện rõ lên cái sự vui mừng, hạnh phúc đến tột cùng khi bản thân thi sĩ phát hiện ra một thiên đường ở chính ngay bên cạnh mình nơi mình vẫn thường sinh sống. Trước niềm vui có quá đỗi bất ngờ ấy, Xuân Diệu đã không kiềm lòng được mà sử dụng toàn trí, toàn thần, toàn hồn, toàn thân thể, căng mở hết tất cả các giác quan để tận hưởng bữa tiệc mùa xuân tràn trề, đang bày ra thịnh soạn ngay trước mắt. Điệp khúc “này đây…” được lặp đi lặp lại tới 5 lần, kết hợp với cả thủ pháp liệt kê, tạo nên một nhịp thơ nhanh, dồn dập, liên tiếp, như điệp khúc rộn ràng của một khúc ca xuân, thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên, lạ lẫm của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân. Có thể hiểu được rằng với Xuân Diệu một người tha thiết với mùa xuân như thế, thì bất kỳ cảnh sắc nào lọt vào tầm mắt của thi nhân cũng dễ dàng làm trái tim của thi nhân xao xuyến, rung cảm vô cùng: Đó là cảnh ong bướm say mê, âu yếm ngọt ngào trong vị ngọt đậm của mật hoa, của tình yêu đang độ chín; là cảnh hoa cỏ mùa xuân, một đỏ thắm, một xanh rì, tạo nên bức tranh hài hòa cân đối, như đôi vợ chồng tương kính như tân thuở xưa vậy; thêm cảnh “lá với cành tơ phơ phất” uyển chuyển, mỡ màng như mời gọi, khiến người ta không khỏi khát khao, vui mắt; lại thêm cả “khúc tình si” rộn ràng của cặp yến anh đang chìm đắm trong tình yêu nữa, thì bức tranh xuân đúng đủ sắc, hương, vị. Và trước khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, Xuân Diệu không quên đưa vào chút ánh sáng ấm áp, phủ lên toàn bộ không gian, đem đến một vẻ đẹp chan hòa, dễ chịu, khiến người ta chỉ muốn hòa mình vào trong đó. Không chỉ vậy “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”, người ta còn nhìn ra được chút ý vị tình tứ rất tinh tế, một thiếu nữ trẻ trung đang tắm mình dưới nắng xuân để tô đậm thêm cái vẻ xuân sắc của mình, rèm mi nàng ánh lên trong nắng sớm, mang đến vẻ tinh khôi khiến trái tim thi sĩ không khỏi lạc nhịp. Đứng trước vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên mùa xuân, Xuân Diệu lại càng ý thức được tuổi trẻ, người thấy hãnh diện, thấy tự hào vì bản thân mình có thể ôm ấp và tận hưởng mùa xuân một cách trọn vẹn và sung sướng đến thế. Để giờ đây, dường như có một chân lý đã bừng lên trong trái tim người thi sĩ trẻ rằng “mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”, tức mỗi ngày được thức dậy được tận hưởng cuộc sống đối với Xuân Diệu đã là một niềm vui to lớn, khiến ông mãn nguyện, hài lòng. Sự chuyển đổi cảm xúc trong câu “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” chính là điểm nhấn đầy ấn tượng mà Xuân Diệu đã mang đến cho độc giả. Tháng Giêng tháng của mùa xuân, tháng đẹp nhất trong năm và Xuân Diệu như một thực khách tham lam, không cam chịu việc chỉ được ngắm nhìn, được nếm thử chút mật ngọt, hít thử chút hương thơm, mà người còn muốn cắn nuốt nó vào bụng để giữ cho riêng mình. Đôi lúc người ta bảo rằng Xuân Diệu là đứa trẻ dễ sợ, dễ dỗi, nhưng cũng rất dễ dỗ, chỉ cần một cái kẹo ngọt thấm hơi xuân thì ông đã mỉm cười hạnh phúc lắm. Quả thực vậy, thế giới có biết bao điều tốt đẹp, bao người có ước mơ lý tưởng cao xa, viễn vọng nhưng chỉ mình Xuân Diệu có niềm tha thiết đặc biệt với mùa xuân, xem mùa xuân là món quà tuyệt nhất của tạo hóa, phát hiện chân lý cái đẹp ngự trị ở chính bên cạnh mỗi chúng ta. Suy nghĩ ấy thật giản đơn và đáng quý vô cùng.

Nói Xuân Diệu dễ lo, dễ dỗi cũng phải, bởi mới trước đó người còn sung sướng, tha thiết vô hạn với bàn tiệc đến từ thiên nhiên, thế mà ngay lập tức người đã quay ra chiều lo lắng “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Đang phiêu bồng, lãng mạn, đang say mê giữa bàn tiệc xuân, nhưng tiệc còn chan chứa mà người đã “vội vàng” tiếc nhớ, thi nhân thế mà lại rơi và nỗi sợ, sợ mùa hạ đến, ngay giữa lúc còn ở tháng Giêng xuân sắc. Người ta sẽ nghĩ Xuân Diệu kỳ lạ quá, chỉ được cái lo xa, nhưng thực sự khi đọc những dòng thơ tiếp chúng ta mới nhận ra rằng thi nhân lo lắng cũng có nguyên do cả.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”

Hóa ra Xuân Diệu đã nhận ra một quy luật tàn nhẫn của tạo hóa, của thời gian, rằng mùa xuân của thiên nhiên thì vĩnh viễn tuần hoàn, nhưng bản thân người nghệ sĩ thì không thoát khỏi quy luật của tạo hóa, sự tàn phá của thời gian. Mùa xuân vĩnh viễn đẹp như thế, nhưng thi nhân lại chẳng thể sống mãi muôn đời để tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân. Thế nên ngay trong giữa mùa xuân người thi sĩ đã ngỡ ngàng, sung sướng, rồi ngay sau đó lại chuyển sang hoang mang, buồn bã và cuối cùng là sự tiếc nuối vô hạn, khi bản thân bất lực trước vũ trụ. Xuân Diệu biết rõ bản thân mình không thể thay đổi được quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” của con người, một ngày này đó người sẽ biến mất trên cuộc đời này thế nên không khỏi bâng khuâng “tiếc cả đất trời”. Từ đó ta cũng nhận ra rằng bản thân Xuân Diệu không chỉ ham muốn hưởng thụ mùa xuân, mà người còn khát khao tất cả những gì tạo hóa ban tặng trong trời đất, cùng với tình yêu, lòng trân trọng từng phút giây của cuộc sống vô cùng sâu nặng, thiết tha.

Trước viễn cảnh phũ phàng và tàn nhẫn của tạo hóa như vậy, nhưng Xuân Diệu không phải là người giữ nỗi đau tiếc trong lòng lâu hay dễ bị khuất phục, ông đã nhanh chóng tìm cho mình một giải pháp hoàn hảo và hợp lý vô cùng. Nó lại khác hẳn cái giải pháp ngông cuồng, ngây thơ và bất khả thi trong 4 câu thơ đầu tiên.

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Xuân Diệu lúc nào cũng vội vã, người vội vã hòa vào bữa tiệc xuân, vội vã buồn, rồi lại vội vã thức tỉnh và mau chóng thực hiện giải pháp của mình với giọng thơ đầy hối thúc như sợ chậm nữa thôi là sẽ không còn kịp nữa. So với ban đầu lúc này đây nhận thức của Xuân Diệu về giá trị của mùa xuân càng thêm sâu sắc, chỉ ông mới hiểu những mùa xuân lần lượt trải qua trong đời ta nó trân quý đến độ nào và người ta không thể và cũng không được phép lãng phí nó. Thế nên thay vì tận hưởng một, thì thi sĩ đã dùng mọi sức lực mọi khả năng thức nhọn tất cả các giác quan, mở rộng cánh cửa tâm hồn để tận hưởng mùa xuân lên gấp nhiều lần. Người quan niệm rằng sống phải sống sao cho trọn, thứ mình yêu ngay trước mặt, tội gì không chiếm lấy, cái ý thức mãnh liệt ấy được nhà thơ bộc lộ qua các động từ mang sắc thái mạnh như “riết”, “say”, “thâu”, “hôn nhiều”, rất nồng nàn tha thiết. Tưởng như cả mùa xuân đều bị Xuân Diệu chiếm lấy, để thưởng thức một cách tham lam, tràn trề. Ông muốn đắm chìm trong say sưa trong mùi thơm, tận hưởng thật tột cùng ánh sáng, cho “no nê thanh sắc của thời tươi”, thậm chí còn muốn cắn nuốt cả mùa xuân vào trong bụng, để thưởng thức cho tận cái mùa xuân tươi đẹp trước mắt. Nói dễ hiểu thì Xuân Diệu biết con người chỉ sống được một đời, suy ra nếu ta cố gắng tận hưởng no say vẻ xuân sắc của cuộc sống hiện tại thì cũng chẳng khác là bao việc ta được sống nhiều lần là mấy. Hơn thế nữa cái khát khao chiếm giữ, tận hưởng nồng nàn tha thiết này nó lại còn là một cái thú, một niềm vui sướng tột cùng mà không phải ai cũng thấu hiểu được.

Vội vàng là minh chứng rõ nét nhất cho tấm lòng sâu nặng, tha thiết với mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ của Xuân Diệu, người đến với đời bằng một giọng thơ yêu đời, yêu sống đầy thấm thía, khiến các thi nhân cùng thời không khỏi cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ về một hồn thơ quá đỗi sôi nổi, cuồng nhiệt. Nhưng mãi rồi người ta cũng thấy quen và người ta dần thấu hiểu cái chất thơ Pháp lãng mạn nhưng luôn dáng dấp mềm mại của văn chương Việt Nam. Xuân Diệu khi buồn cũng vậy, khi vui cũng vậy, thơ người lúc nào cũng nồng nàn, rạo rực, một hồn thơ trẻ mãi không già, tình tứ tận trăm năm.

—————–HẾT——————

Vội vàng là cái tôi sôi nổi, thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của Xuân Diệu, khám phá bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, tràn ngập sắc hương cùng khát khao cháy bỏng của người thi sĩ, bên cạnh bài Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu, các em có thể tìm đọc thêm: Binh giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng, Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề