Xác định nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

“Thân em như tấm lụa đào.

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai “.

Nhân tố giao tiếp :

_Nhân vật giao tiếp là :người con gái

_Nhân vật đã thể hiện với người đọc về những tâm tư,lo lắng cho số phận của mình bởi người phụ nữ trong xã hội xưa luôn phải chịu nhiều định kiến của xã hội,không tự quyết định số phận của mình mà phụ thuộc vào người khác.

_Người đọc nhận ra [lĩnh hội ] được bài thơ nhờ những ngôn từ ,hình ảnh :Từ mang sắc thái biểu cảm " thân em",từ chỉ hình ảnh gợi liên tưởng tới những điều người phụ nữ muốn nói "tấm lụa đào,phất phơ,.."

THIẾT LẬP MA TRẬN

CẤU TRÚC MA TRẬN ĐỀ

NỘI DUNGMỨC ĐỘ CẦN ĐẠTTỔNG SỐNhận biếtThông hiểuVận dụngVận

dụng caoI

ĐỌC HIỂU:- Ngữ liệu:

Văn bản nghệ thuật.

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 vẳn bản hoàn chỉnh.

- Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt/ phong cách ngôn ngữ của văn bản

- Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ, … nổi bật trong văn bản

- Nhận xét về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.

- Rút ra bài học tư tưởng/ nhận thức

Tổng:

Số câu2114

Số điểm1,01,01,03,0

Tỉ lệ10%10%10%30%II

LÀM VĂN:Câu 1: Nghị luận xã hội:

- Khoảng 200 chữ

- Trình bày suy nghĩ về vấn đề đọc sách

Viết đoạn vănCâu 2: Nghị luận văn học:

- Nghị luận về một bài thơ/ đoạn thơ

Tổng:

Số câu112

Số điểm2,05,07,0

Tỉ lệ20%50%70%

TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC 2017-2018

THỜI LƯỢNG: 90 phút

TỔ VĂN-TIẾNG ANH

Phần I. Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc bài ca dao sau và trả lời các yêu cầu nêu bên dưới:

“Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

[Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10, tập 1, trang 83, Nxb GD 2006]

Câu 1. Anh [chị] hãy xác định nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên? [0,5 điểm]

Câu 2. Anh [chị] hãy cho biết nội dung giao tiếp của bài ca dao trên là gì? [0,5 điểm]

Câu 3. Anh [chị] hãy xác định hai phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên và cho biết hiệu quả biểu đạt của chúng.[1,5 điểm]

Câu 4. Anh [chị] hãy ghi hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “Thân em” [khác bài ca dao đã cho ở trên]. [0,5 điểm]

Phần II: Làm văn [ 7,0 điểm]

Câu 1:Viết đoạn văn nghị luận [khoảng 100 chữ] bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền”. [2,0 điểm]

Câu 2: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè ” của Nguyễn Trãi[5,0 điểm]

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương,

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương

[Theo Ngữ văn 10, tâp 1, trang 118, NXB GD 2006]

ĐÁP ÁN -THANG ĐIỂM:

PhầnCâuNội dungĐiểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0 đ1.Nhân vật giao tiếp: Lời người phụ nữ người phụ nữ trong xã hội cũ.0,5đ2.Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .0,5đ

3.Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào” 0,5 đ

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

1.0đ4.Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

“Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

“Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

0.5đ

II

LÀM VĂNCâu 1Học sinh nêu được ít nhất hai tác dụng của việc đọc sách.2,0 đa.Đảm bảo thể thức một đoạn văn0,25đb. Xác định đúng vấn đề nghị luận0,25đc. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.Có thể viết đoạn theo định hướng sau:* Giải thích:

Sách tốt: Là sách có nội dung tích cực, có tác dụng cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp ta bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách...

Bạn hiền: là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những buồn vui, giúp ta vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên trong học tập, cuộc sống.

* Bàn luận:

+ Sách tốt là người bạn đồng hành với ta trên con đường học tập, trau dồi tri thức để làm chủ cuộc sống của mình. “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”.

+ Sách tốt là người bạn giúp ta biết phân biệt xấu - tốt, đúng - sai; dạy ta biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp, biết căm giận, lên án cái xấu, cái ác, biết sẻ chia, cảm thông, biết trọng nghĩa tình

+ Sách tốt là người bạn nâng đỡ tâm hồn ta những lúc ta buồn.

+ Sách tốt khơi gợi cho ta những ước mơ, những hoài bão đẹp.

* Bài học nhận thức và hành động:

+ Biết trân trọng sách tốt và việc đọc sách.

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách và chọn sách ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.d.Sáng tạo:có cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0,25đe. Chính tả dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25đCâu 2 Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè ” của Nguyễn Trãi:

5,0đ

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Thân bài: Triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn trích.

- Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận đoạn trích.

0,5đ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luân [cần trích dẩn bài thơ]0,5đ

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.3,0 đ

Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách, nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm [có thể tích hợp trong phần mở bài]

- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên

+ Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ ngát mùi hương.

+ Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.

- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn.

Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khao khát cuộc sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.

- Niềm khát khao cao đẹp

+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hòa để "Dân giàu đủ khắp đòi phương".

+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hiện tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

Nghệ thuật

Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.

Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,...

Đánh giá chung _

Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè .

d.Sáng tạo:có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn trích.

0,5đ

e. Chính tả dung từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5đ

TỔNG ĐIỂM

10.0đ

Tổng hợp kiến thức về Bài tập xác định nhân tố giao tiếp. Các bài tập xác định nhân tố giao tiếp hay nhất, chính xác nhất.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khái niệm:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: nhận thức, tình cảm và hành động.

- Các nhân tố chính trong HĐGT bằng ngôn ngữ:

+ Nhân vật giao tiếp: Gồm người nói và người nghe.

+ Nội dung giao tiếp [thông tin trong văn bản nói, viết].

+ Mục đích, hoàn cảnh giao tiếp: Thời gian, không gian, văn hóa, lịch sử, xã hội...

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.

2.Các quá trình của hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:

-Quá trình tạo lập [hay sản sinh] lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.

-Quá trình tiếp nhận [lĩnh hội] lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.

Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói [viết] có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói [văn bản] bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.

3.Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là:

a.Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết nói vói ai. viết cho ai?

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Nói. viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

c.Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì về cái gì?

d.Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm ai, nhằm mục đích gì?

e.Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào. bằng phương tiện gì?

4. Phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ví dụ 1:Phân tích các nhân tố giao tiếp trongbài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Nội dung giao tiếp:Có thể thấy, bài thơ là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp giữa nhà thơ và người đọc.Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề giá trị và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhằm mục đích ngợi ca, khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sáng trong của họ và lên án sự bất công của xã hội.

Phương tiện và cách thức giao tiếp:Nội dung và mục đíchđược thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, và hệ thống từ ngữ trong bài: trắng, tròn, thân, bảy nổi ba chìm, mặc dầu, mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Người đọc [nghe] một mặt căn cứ vào chính những từ ngữ và hình ảnh trong bài, mặt khác dựa vào hoàn cảnh giao tiếp [tác giả là một phụ nữ xinh đẹp, tài hoa, nhưng lận đận] để hiểu và cảm nhận bài thơ.

Ví dụ 2:Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Nhân vật giao tiếp:người con trai và con gái trẻ tuổi [mận, đào]

Hoàn cảnh giao tiếp:cả hai đều chưa có người yêu. Cuộc giao tiếp diễn ra trong không gian của khu vườn quê.

Nội dung và mục đích giao tiếp:Người con trai mượn hình ảnh “ vườn hồng” để thăm dò, ngỏ ý, tỏ tình. Cô gái đáp lời đầy ẩn ý, mở lòng với chàng trai.

Phương tiện và cách thức giao tiếp:Mượn hình ảnh ẩn dụ [mận, đào, vườn hồng]. Cách nói của người con trai và người con gái rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp giữa nam nữ nông thôn trước đây. Cách nói mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa khéo léo, tế nhị mà vẫn đủ rõ ràng.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Câu 1 [trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao

a,Qua các từ xưng hộ “anh” và “nàng” ta có thể thấy nhân vật giao tiếp là người nam nữ trẻ tuổi.

b,Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh – khung cảnh thích hợp để nam nữ trò chuyện tâm tình, bộc bạch tình cảm yêu đương.

c,Nhân vật anh nói về chuyện “Tre non đủ lá” và đặt vấn đề “nên chăng” tính chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt trong khung cảnh này, với nhân vật giao tiếp là nam nữ trẻ tuổi thì mục đích của câu nói là để ngỏ lời, tính chuyện kết duyên.

d,Việc chàng trai mượn hình ảnh “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp, thể hiện rõ sắc thái tình cảm, dễ đi sâu vào lòng người.

Câu 2 [trang 20 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Đọc đoạn đối thoại [giữa một em nhỏ A Cổ – với một ông già] và trả lời câu hỏi

a,Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật đã thực hiện các hành động giao tiếp:

A Cổ: Chào [Cháu chào ông ạ!]

Người đàn ông:

+ Chào đáp [A Cổ hả?]

+ Khen [Lớn tướng rồi nhỉ?]

+ Hỏi [Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?]

A Cổ: Đáp lời [Thưa ông, có ạ!]

b,Ba lời nói của ông già đều có hình thức câu hỏi nhưng chỉ có câu cuối cùng nhằm mục đích hỏi còn hai câu hỏi đầu mang mục đích chào lại [A Cổ hả?] và khen [lớn tướng rồi nhỉ?] nên A Cổ không trả lời hai câu này.

c,Từ cách xưng hô và sử dụng từ ngữ, A Cổ thể hiện thái độ kính mến đối với người đàn ông còn người đàn ông thể hiện sự trìu mến, yêu thương.

Câu 3 [trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Đọc bài thơ“Bánh trôi nướcvà trả lời câu hỏi

a,Qua hình ảnh “Bánh trôi nước” tác giả muốn nói lên vẻ đẹp, số phận lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời tác giả khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

b,Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ miêu tả vẻ đẹp như “trắng”, “tròn” cùng thành ngữ “ba chìm bày nổi” [số phận lận đận] và “tấm lòng son” [nhân phẩm tốt đẹp] cùng những liên hệ đến cuộc đời của tác giả, người đọc có thể hiểu và cảm nhận bài thơ.

Câu 4 [trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.

Lưu ý:

– Dạng văn bản: Thông báo ngắn nên cần đủ 3 phần: Mở – thân – kết

– Đối tượng giao tiếp: Học sinh toàn trường

– Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường

– Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi trường thế giới

Bài tham khảo:

THÔNG BÁO

Để kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới, trường THPT…. tổ chức buổi tổng vệ sinh để toàn trường trở nên xanh, sạch, lành mạnh để học tập.

– Thời gian làm việc: từ… giờ sáng … ngày … tháng … năm …

– Nội dung công việc: làm cỏ, phát quang bụi rậm, thu dọn rác thải, chăm sóc cây xanh trong phạm vi quản lí của nhà trường.

– Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh của trường.

– Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn, chi đội nhận phân công công việc cụ thể tại văn phòng Đoàn trường.

– Dụng cụ: Học sinh tự phân công nhau mang theo một trong các dụng cụ sau: cuốc, xẻng, chổi, kéo, bao đựng rác, …

Nhà trường đề nghị toàn thể học sinh tích cực tham gia để phong trào được thành công tốt đẹp.

…, ngày … tháng … năm …

T/M Ban giám hiệu nhà trường

Phó hiệu trưởng

Câu 5 [trang 21 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1]:Các nhân tố giao tiếp trong văn bản là:

a.Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ viết thư cho học sinh cả nước với tư cách là Chủ tịch nước.

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa mới giành được độc lập và đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

c.Nội dung giao tiếp: Bức thư nói lên niềm vui của học sinh vì được “nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”, đồng thời là lời nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước. Cuối thư Bác Hồ gửi lời chúc mừng tới học sinh.

d.Mục đích giao tiếp: Bác viết để chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong vấn đề học tập.

e.Thư viết với lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề