Cảm thụ văn học bài nghe thầy đọc thơ

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn nửa trang giấy thi Nghe thầy đọc thơ Trần Đăng Khoa Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời… Đêm nay thầy ở đâu rồi

Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe …

Trong bài Nghe thầy đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có đoạn:

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa…

Theo em, cuộc sống xung quanh được gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu học trò khi nghe thầy giáo đọc thơ?

Gợi ý

Cuộc sống xung quanh được gợi lên trong tam trí của cậu học trò khi nghe thầy đọc thơ bao gồm:

– Các hình ảnh: nắng chói chang, cây cối xanh tươI;

– Các õm thanh: tiếng mái chèo quẫy nước, khua nước vọng lại từ một dòng sông hiện về trong kí ức; tiếng ru à ời của người bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé; tiếng tàu dừa cựa mình dưới ánh trăng khuya…

READ:  Cảm thụ đoạn cuối bài thơ Tre Việt Nam - thơ Nguyễn Duy

Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.

BÀI LÀM

Có những bài thơ chỉ đi thoảng qua trí óc người đọc như một cơn gió. Nhưng cũng có những bài thơ đã neo lại vững chắc trong tâm hồn, trong trí tuệ người đọc, trụ lại mãi với thời gian. Người đọc nhiều khi rơi nước mắt khóc cùng tác giả, cũng có khi họ để cho trái tim theo cái sôi nổi của nhà thơ. Nghe thầy đọc thơ của Trần Đăng Khoa là một bài thơ như thế. Cho đến bây giờ những dòng thơ ấy vẫn cứ ngân vang trong tâm hồn tôi:

“Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”.

“Thơ là hoạ”, đọc hai câu đầu của bài thơ, tôi bỗng nghĩ đến câu nói ấy. Quả thực ý thơ như vẽ trước mắt ta một bức tranh sinh động của thiên nhiên. Trong bức tranh ấy có những gam màu xanh dịu nhẹ của những hàng cây, có tiếng thơ “đỏ nắng”. Màu đỏ của nắng hay chính cái đỏ của tâm hồn nhà thơ? Tâm hồn ấy có khi lắng sâu trong một màu xanh dịu mát, nhưng cũng có khi sôi sục bên trong "những dòng thơ lửa cháy”, những dòng thơ màu đỏ. Ở câu thơ tiếp sau, ta bắt gặp một âm điệu kì lạ. Bạn hãy cứ thử đọc lên mà xem:

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.

Hai tiếng “xa, xưa” làm cho câu thơ như trải dài mãi ra. Âm điệu của câu thơ thật là thanh thoát, bay bổng. Ý thơ mà người thầy đọc ấy đã đưa tác giả trở về quá khứ tươi đẹp. Con người ta không thể sống thiếu quá khứ, phải biết đứng trên quá khứ để mà vươn tới tương lai. Cái tiếng “êm êm” của bà có phải là tiếng kể chuyện cổ tích không? Tuổi thơ nào mà đã chẳng một lần lạc vào thế giới chuyện cổ tích, cái thế giới có ông phật, bà tiên, có chàng Thạch Sanh diệt ác cứu dân lành và cô Tấm dịu dàng, nhân hậu. Vâng! Tôi tin rằng cái quá khứ xa xưa ấy mà đôi cánh của thơ ca mang lại cho tác giả sẽ chỉ hướng người ta vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ mà thôi. Và những tội ác xấu xa sẽ không còn chỗ để phát triển trên cái mảnh đất của quá khứ ấy nữa. Và quả thật ở ý thơ tiếp sau ta bắt gặp một sự quan sát tinh tế:

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển, cơn mưa giữa trời

“Nghe trăng thở”, tác giả đã cảm nhận bằng cả tâm hồn cái sự sống ấy. Một sự nhạy cảm đáng ngạc nhiên, cũng như trước đây tác giả đã từng nghe “tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” vậy. Thơ ca đã nâng tác giả lên, làm cho tác giả như hòa cảm với thiên nhiên, vạn vật. Và bài thơ kết thúc mà như lắng đọng trong ta những cảm nghĩ sâu sắc:

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.

Trong bài thơ trên, tác giả không nói rõ ràng xuất phát điểm của những cảm nghĩ ấy là do đâu. Nhưng em tin rằng đó là những bài thơ hay. Em hiểu tác giả vì em cũng có lần đọc những bài thơ như thế và hơn ai hết có được tâm trạng ấy. Đọc một bài thơ hay em cảm thấy như có một bàn tay nào đó đã nhóm lên cho mình một ngọn lửa bất tử của tình thương yêu sâu lắng hay sục sôi căm giận. Và không đơn thuần là cảm xúc, còn cả những suy tư nữa chứ. Có khi nào đọc xong một bài thơ, bạn bỗng thấy những nếp nhăn hằn trên trán không? Đó là bạn đang suy nghĩ đấy. Và đó cũng chính là biểu hiện sự tồn tại mãi mãi của thơ ca trong bạn. Thơ ca đến với ta, giúp ta đốt cháy thời gian để “khôn” và “lớn”. Có những lúc đang bị cuốn trôi đi mê mải giữa dòng chảy ào ạt của cuộc sống, chỉ một bài thơ, một câu thơ thôi cũng đủ cho ta chững lại, nhìn lại mình và những ý nghĩ bất chợt ùa đến. Trời ơi! Lâu nay mình đã sống như thế nào? Sống như thế nào? Những tư tưởng xấu đang đổ vỡ trong ta để rồi một hôm nào đó, ta lại tiếp tục lên đường, thanh thản và trong sáng. Đấy! Thơ ca là như thế đó! Bạn ơi! Hãy đến với thơ ca đi! Hãy mở tấm lòng ra để cho làn gió mới tinh nguyện của thơ ca ùa vào ta, nâng con người ta lên!

Bác Hồ! Người Cha già yêu kính của chúng ta không còn nữa. Nhưng những vần thơ của Người đã trở thành bất hủ, còn mãi với non sông. Mời các bạn ngược dòng thời gian, trở về căn cứ địa Việt Bắc trong những ngày kháng Pháp, ngắm Cảnh khuya:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở hai câu thơ đầu, ta bắt gặp một bức tranh sinh động. Động từ “lồng” gợi lên một sự quấn quýt ấm áp tình người. Cảnh ở đây không còn cái xa vắng, cô đơn, lạc lõng nữa. Đọc ý thơ, ta bỗng thấy mình như được sưởi ấm bởi ngọn lửa của tình người nồng ấm, chắt chiu ấy. Và trong bức tranh đó, nổi bật lên hình ảnh một con người chưa ngủ “vì lo nỗi nước nhà”. Câu thơ nhẹ nhàng thôi nhưng có thể gây nên những con sóng bão táp trong lòng người đọc đấy. Không biết những người đang tâm bán rẻ Tổ quốc, bán rẻ chính giá trị của mình, những thằng người ấy họ sẽ nghĩ gì khi đọc bài thơ này nhỉ? Trong khi có những tấm lòng cao thượng, biết hi sinh đến thế thì họ lại đắm mình trong xa hoa, hưởng lạc trên những nỗi khổ đau và nước mắt của người khác. Riêng em, đọc bài thơ ấy, lòng yêu kính của em đối với Bác lại càng tăng gấp bội. Em chợt hiểu rằng, để có một ngày hôm nay tươi sáng dường này, Bác đã trải qua biết bao đêm mất ngủ, bao nhiêu nỗi lo toan trăn trở, dằn vặt nội tâm vì vận mệnh nước nhà. Mỗi tiếng súng nổ ở miền Nam yêu dấu đều làm tóc Người thêm sợi bạc. Chính vì vậy, em càng cảm nhận rõ mỗi giá trị của độc lập, tự do, của những “mùa xuân nho nhỏ”:

... Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng...

Một mùa mùa xuân đang độ chín. Một mùa xuân rõ ràng chỉ “nho nhỏ” thôi nhưng ý nghĩa thì không nhỏ chút nào cả. Đọc ý thơ ta thấy tâm hồn mình như vừa được thấm một chất men làm cho ta hòa cảm với cái say sưa đất trời. Ta như cảm nhận rõ ràng mỗi hơi thở gấp gáp của cuộc sống. Xung quanh ta, cuộc sống đang sinh sôi, đang nảy nở từng giờ từng phút. Ta bỗng thấy lòng mình tràn ngập một niềm yêu thương vô bờ bến, muốn giang tay ôm tất cả, muốn mở lòng mình chia sẻ với muôn nơi. Ta bỗng giật mình, thảng thốt: lâu nay những cái đó vẫn đang diễn ra ở xung quanh ta đấy thôi, nhưng phải đến bây giờ, khi cánh thơ bay đến thì tất cả mới rõ ràng, rành mạch.

Ôi! Cảm ơn nhà thơ. Cảm ơn những người đã mở cánh cửa tâm hồn đang im ỉm khoá của tôi, dẫn tôi ra cuộc đời, hòa vào cuộc sống. Tôi cảm thấy yêu tha thiết cái hôm nay rộn rã tiếng nói cười. Mỗi thế hệ sẽ lớn lên, già đi nhưng những vần thơ hay thì sẽ mãi mãi là cuốn sách gối đầu giường của mỗi người. Bài chứng minh tác dụng của thơ hôm nay có thể em viết còn dang dở nhưng không sao, em sẽ viết tiếp khi đang đứng trên những công trường, những điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc. Em đã và sẽ tin rằng như thế.

Hay nhất

Thơ ca Việt Nam rất phong phú,là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của người làm thơ. Trong đó, em đặc biệt thích bài thơ " Nghe thầy đọc thơ " của Trần Đăng Khoa.

Hai câu đầu thể hiện rõ giọng đọc của thầy - hẳn diễn cảm lắm! Giọng thầy lúc trầm bổng, lúc tha thiết, có lúc lại nhẹ nhàng như 1 bản tình ca. Giọng đọc đó đã gợi lên cho các cô cậu học sinh những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của tuổi học trò. Khinghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh. Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn.Nghe thầy đọc thơ -tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về trong tâm trí cậu học trò nhỏ. Nhưng sangđến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị.Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ánh trăng lên thật sống động.Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa.Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chyển mình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là sự cao trào hạnh phúc của cậu học trò. Tiếngthơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới học sinh tình yêu với quê hương, đất nước, con người.

Qua bài thơ, emTrần Đăng Khoa là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm,có ngôn ngữ phong phú, linh hoạt.

Video liên quan

Chủ Đề